Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-09-2012] Từ năm 2002, để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công, chính quyền Nhà tù số 01 tỉnh Sơn Đông đã khuyến khích các tù nhân dùng bạo lực và tra tấn học viên, dẫn đến cái chết của 11 học viên.

Lính canh tù còn công khai nói: “Nếu không ‘chuyển hóa‘ thì đánh họ đến chết. Cái chết của họ sẽ được coi là tử vong tự nhiên.” Lính canh còn sử dụng hình thức giảm án tù để khuyến khích các tù nhân tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công. Kể từ đầu năm 2012, việc nhà tù sử dụng bạo lực đối với các học viên còn tràn lan hơn nữa. Vài công an và hướng dẫn viên còn nói “Trưởng khu giam đã cho chúng tôi quyền đánh các học viên.”

Lý Vĩ, trưởng khu giam nói: “Nếu nói không được thì dùng gậy.”

Tháng 05 năm 2012, tù nhân Vương Khắc Đông, Dương Hồng Hữu, Trương Thiệu Thanh đã đe dọa các học viên: “Trưởng khu giam, Lý Vĩ, đã nói rằng trong việc ‘chuyển hóa’ các học viên Pháp Luân Công, nếu nói mà không được thì chúng tôi sẽ dùng gậy.” Sau đó, tù nhân Vương Khắc Đông, Trương Thiệu Thanh, và một người có họ là Quách đã đẩy học viên Pháp Luân Công, ông Phạm Duyên Khải ra khỏi giường và tát vào mặt ông. Ông Phạm sau đó bị kéo lên tầng bốn. Ông và hai học viên khác là ông Lưu Như Bình và Vương Khang Ninh đã tuyệt thực để phản đối bức hại.

Lý Vĩ, trưởng khu giam, không những không ngăn bức hại lại, mà còn hét lên với ba học viên: “Các ông muốn sống hay chết?” Ông Vương bị đưa vào phòng kiểm soát ở tầng năm và bị đánh đến mức hai mắt cá chân của ông bị sưng tấy với nhiều vết thâm tím xung quanh. Ông Lưu Như Bình bị tù nhân Triệu Nguyệt Khuê ở Đội số 20 đánh đập, khiến cho tai và má của ông bị sưng tấy. Ông còn bị bức thực sáu lần một ngày trong hơn ba tuần. Ông Phạm được chuyển đến bệnh viện công an để tiếp tục bị bức hại.

Tháng 06 năm 2012, học viên Lý Thanh được đưa đến bệnh viện công an do bị tra tấn. Dương Hồng Hữu nói: “Huyết áp của ông Lý lên đến 200 mmHg. Trưởng khu giam Lý Vĩ đã không tha cho ông ấy mà nói rằng nếu huyết áp không tăng thì không có kết quả. Cuối cùng, ông Lý bị đưa đến bệnh viện.”

Vào ngày 06 tháng 06 năm 2012, tù nhân Đằng Đức Y đã đánh học viên Lô Tân Lượng hai lần trước mặt nhiều người khác. Đội phó khu giam là Ngưu Kỳ Phong, đã ủng hộ tù nhân này.

Công an ở nhà tù: “Tôi sẽ không để các ông chết, cũng không cho các ông sống”

Tháng 06 năm 2012, dưới sự chỉ đạo của phó khu giam Ngưu Kỳ Phong, Kỳ Đông Hưng (người đã giết và gây thương tật cho nhiều học viên Pháp Luân Công), Từ Văn Tân, Ninh Dũng (vốn là công an vũ trang), Lữ Ngọc Tường, Đằng Đức Y và Lữ Trung Lâm bắt đầu đánh học viên Trương Huy Vinh từ 06 giờ đến 10 giờ 30 sáng, khiến cho ông Trương không đi lại được. Khi ông được đưa đến bệnh viện để chụp X-quang, ông được thông báo là bị chấn thương cơ. Ông bị thâm tím khắp người, còn quần áo ông thì bị xé rách tươm.

Sau sự việc này, có một số học viên đã cùng phản đối bức hại và nộp một đơn khiếu nại lên chính quyền nhà tù. Tuy nhiên, một công an đã nói với họ: “Trưởng khu giam đã cho chúng tôi quyền được đánh các ông. Miễn là trưởng khu còn ở đây, chúng tôi không thể làm gì.” Học viên Thạch Tăng Lỗi nói: “Ông Lô Tân Lượng bị đánh vào tuần trước, và bây giờ là ông Trương Huy Vinh. Chúng tôi muốn còn sống để về nhà!” Viên công an này đã nói với ông Thạch mà không xấu hổ: “Tôi sẽ không để các ông chết, cũng không cho các ông sống. Các ông có thể viết thư lên quản giáo nếu muốn, nhưng các ông phải theo quy trình, và chúng tôi phải chấp thuận trước khi nó được chuyển đến quản giáo hay công tố viên.”

Vào ngày 12 tháng 07, học viên Hách Vụ Trung, Thạch Tăng Lỗi, và Lưu Như Bình đã tuyệt thực để phản đối việc nhà tù dùng tù nhân để đánh học viên. Hồ Ba, giáo viên nhà tù, không những không trừng phạt kẻ phạm tội, mà còn mạnh mẽ bảo vệ họ. Ông ta ra lệnh bức hại các học viên Pháp Luân Công và cưỡng ép đưa ông Hác Vụ Trung, người đã tuyệt thực trong ba ngày và bị chứng tăng huyết áp, bệnh đau tim do bị tra tấn, đến Đội số 18 để tiếp tục bị tra tấn. Tại thời điểm đó, huyết áp của ông Hác đã lên tới hơn 200 mmHg. Lo sợ ông có thể chết ở trong tù, Lý Vĩ đã đưa ông đến bệnh viện công an để chữa trị. Ông Lưu Như Bình vẫn bị giam trong tù và bị tù nhân bức thực. Để tra tấn ông Lưu, ông bị bức thực sáu lần một ngày. Người bác sỹ đặt ống nhựa vào người ông rất tàn ác. Ông ta cố tình đặt ống vào dạ dày theo đủ mọi cách, và kéo nó lên xuống, gây cho ông Lưu nhiều đau đớn. Học viên Khương Quốc Ba bị bức thực bảy lần một ngày. Nhiều học viên đã qua đời vì bị bức thực.

Trưởng khu giam Lý Vĩ nói: “Tuyệt thực cũng giống như là thách thức chính quyền. Thách thức chính quyền thì chỉ có chết thôi.” Học viên Phạm Duyên Khải và Thạch Tăng Lỗi đã yêu cầu được gặp quản giáo, nhưng Lý Vĩ đã từ chối. Đằng Đức Y nói: “Các ông không thể kiện trưởng khu. Nhiều người đã chết trước đó. Không ai có thể làm được điều này. Những cái chết của họ thật vô ích.” Dưới sự xúi giục và mệnh lệnh của công an, nhiều tù nhân xuất thân xã hội đen đã ngang ngược bức hại học viên. Bị dụ dỗ bởi việc được giảm hạn tù, họ còn trở nên tệ hơn. Học viên Đổng Truyền Ngạn đã bị gãy hai cái xương do bị đánh đập tàn bạo. Học viên Lý Thanh bị bệnh đái tháo đường, và tầm nhìn của ông chỉ giới hạn trong hai mét. Ông Thạch Tăng Lỗi và ông Trương Huy Vinh bị buộc phải viết di thư.

Những thủ đoạn được dùng ở Khu giam số 11

Khu giam số 11 là một tòa nhà biệt lập được dùng như một cơ sở chuyên dành cho những tên côn đồ cộng sản Trung Quốc. Với tuyên bố “giáo dục”, “chuyển hóa” và “giải cứu”, họ âm mưu làm mê mờ công chúng. Trên thực tế, họ triển khai và chấp hành theo Giang Trạch Dân cũng như đường lối chính trị côn đồ của ông ta: “Giết các học viên Pháp Luân Công không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, và cái chết của họ được coi là tự sát.” Từ năm 2001, một nhóm lính canh, những người tuân theo cách thức này, được chọn lựa, và gần 1.000 kẻ giết người, trộm cướp, nghiện ma túy đã được chọn ra từ trên 3.000 tù nhân. Những người này tập hợp lại thành một nhóm những tội nhân và công an tàn bạo nhất để bức hại học viên Pháp Luân Công.

Một cơ sở hiện đại được xây dựng chuyên để “chuyển hóa” các học viên ở tầng hai. Mỗi thứ Tư, thứ Sáu, và thứ Bảy, đều có một cuộc họp “phơi bày”. Các học viên bị ép phải xem cái gọi là “những đoạn băng giáo dục yêu nước” và để “phơi bày” những người có niềm tin kiên định. Trong cuộc họp “phơi bày”, các tù nhân được ra lệnh canh chừng học viên. Những học viên kiên định phản đối bức hại, những người đã có nghiêm chính thanh minh tiếp tục tu luyện, và những người từ chối bị tẩy não là đích ngắm của công an và tù nhân, những người gia tăng áp lực, cấm ngủ, và đánh đập học viên. Họ đưa học viên lên bục và ép học viên nói những câu trái với niềm tin của mình; nếu không, họ sẽ đánh đập các học viên tệ hơn.

Một số cách thức được áp dụng cho học viên, gồm có (nhưng không bị giới hạn): đánh bằng dùi cui, dẫm lên các ngón tay, dùng bật lửa đốt, dùng kim đâm vào thịt, đổ nước muối nóng vào cơ quan sinh dục, còng tay và cùm chân, đấm đá, không cho ngủ, lăng mạ…

Với những học viên mới bị giam, một nhóm tù nhân sẽ nhanh chóng tiếp cận nhằm âm mưu “chuyển hóa” họ. Họ đánh học viên, chụp ảnh và lấy dấu tay của học viên. Họ giam và tra tấn học viên ở trên tầng ba, bốn, và năm.

Do học viên Lưu Tích Đồng, một thư pháp gia nổi tiếng ở thành phố Thanh Đảo, đã cự tuyệt từ bỏ tu luyện, ông đã bị hơn 40 người tra tấn theo 100 cách khác nhau trong vòng tám tháng. Ông Thiệu Thừa Lạc, một bác sỹ Trung Y ở quận Thành Dương, thành phố Thanh Đảo, đã tuyệt thực để phản đối bạo lực nhằm “chuyển hóa” ông, ông cũng bị tra tấn theo nhiều cách. Kết quả là ông bị gãy nhiều ngón tay và xương sườn, hông của ông cũng bị vỡ, ông bị sát muối vào vết thương, hai chân bị đánh gãy, cổ bị thương, và da thịt của ông bị sứt sẹo.

Học viên Thạch Tăng Lỗi làm việc trong một công ty nông nghiệp ở huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông. Ông sinh năm 1956. Sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, ông thu được nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần. Ông bị kết án tù vào năm 2003. Ông bị bức hại ở Nhà tù tỉnh Sơn Đông trong thời gian dài. Trong vòng chín năm, ông đã bị biệt giam, và bị đánh đập tàn bạo đến mức không ai có thể nhận ra ông. Đốt sống cổ của ông bị rạn. Ông còn chịu nhiều áp lực nặng nề cả về thể xác và tinh thần. Ông không được phép ngủ hoặc dùng nhà tắm. Ông liên tục bị tra tấn đến mức gần chết.

Ông Lưu Như Bình ở quận Trường Thanh ở thành phố Tế Nam là một giáo sư chuyên ngành luật và quản lý kinh tế. Ông cũng là người đứng đầu phòng luật và là một luật sư ở Phòng luật Thuấn Thiên (giấy phép số 150094120774). Ông bị bắt năm 2010 và bị kết án bảy năm tù.

Ở nhà tù, những người tốt thì bị giám sát chặt chẽ. Chính quyền thì ưu ái những người tàn bạo và xấu xa nhất, như những tội phạm có tổ chức. Những quyền cơ bản của học viên đều không tồn tại. Chúng tôi kêu gọi nhiều người hơn nữa quan tâm đến việc này, lên án sự bất công, và giúp chấm dứt sự tàn bạo đang diễn ra ở Nhà tù tỉnh Sơn Đông. Những công an và tù nhân tàn bạo cần phải được mang ra công lý, những học viên Pháp Luân Công bị giam cầm phi pháp phải được tự do.

Thông tin liên lạc của Nhà tù tỉnh Sơn Đông

Lý Vĩ, trưởng khu giam số 11: +86-1580668899 (di động), +86-531-87072680 (văn phòng), +86-531-87075179 (nhà)

Hồ Ba, giáo viên nhà tù: +86-1396055936 (di động), +86-531-87075179 (nhà)

Chu Thiện Trí, giáo viên phó: +86-13791103566 (di động)

Xin xem thêm bản tiếng Hán để biết thêm thông tin về tên và số điện thoại những người bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/21/山东省第一监狱狱警-叫你死不了也活不成-263063.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/7/135756.html

Đăng ngày 10-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share