Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ tỉnh Hắc Long Giang
[MINH HUỆ 23-06-2012] Trong quá khứ đã có rất nhiều nhà hiền triết. Họ được tất cả mọi người tôn kính khi họ còn sống và tưởng nhớ tới họ qua bao nhiêu thế kỉ sau khi họ tạ thế.Trong suốt cuộc đời của mình, họ cũng gặp phải những rắc rối, và khi họ tìm thấy Phật Pháp, họ cũng đã vấp phải những trở ngại hoặc đã bị đàn áp. Vào thời điểm đó, họ đã nghĩ gì, nói và làm những gì? Hãy tĩnh tâm và cùng nhìn xem cách họ nói và những việc mà họ làm.
Vào thời xưa, một lần vua Nghiêu tới vùng nông thôn và đã nhìn thấy hai người làm trái luật phát và đang bị áp giải tới nhà tù. Vua Nghiêu đi qua và hỏi, “Tại sao hai ngươi lại làm trái luật như vậy? Các ngươi đã phạm tội gì?” Họ đáp lại, “Hạn hán kéo dài đến nỗi mà chúng tôi chẳng còn gì để ăn, vì thế chúng tôi đã đến nhà của người khác và ăn trộm chút thức ăn.” Khi vua Nghiêu nghe thấy vậy liền nói với quân lính rằng: “Thả họ ra và nhốt ta lại đi!” Người lính đó đã bị sốc vì làm sao anh ta có thể nhốt một vị vua chứ? Vua Nghiêu nói: “Ta đã phạm phải hai tội lớn và hai người đó đều không có tội tình gì cả. Thứ nhất, ta đã không dạy bảo thần dân của mình được tốt, vì thế mà họ đã đánh cắp thức ăn của người khác. Thứ hai là ta không có đức hạnh cho nên chúng ta mới không có chút mưa nào như thế. Tất cả đều là lỗi của ta.” Sự chân thành này của ông đã làm cảm động trời đất và trời bắt đầu mưa.
Khi vị vua này đã nhận ra rằng những thần dân của mình có sai sót và phạm tội, ông liền nhìn vào trong để tìm xem ông đã phạm lỗi ở đâu. Vì ông là một vị vua, việc giáo dục và quản lý họ sao cho tốt là trách nhiệm của ông, và ông phải chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm của họ. Như Khổng Tử đã nói trong Luận Ngữ:“Khắp nơi có tội, tội là ở chính Trẫm. Bách tính có đổ tội thì đổ lên chính ta.” Thực ra họ vốn đã có đạo đức, nhưng chuẩn mực họ tự đặt ra cho mình là vô biên, vì vậy họ lại xét mình một lần nữa, chân thành ăn năn hối cải, tu đức tiến thiện.
Khi Đức Milarepa còn đang tu hành, thầy thuốc Thao Phổ, do ghen tức, đã bảo tình nhân của mình trộn thuốc độc vào pho mát để giết vị hòa thượng này. Tuy nhiên, Đức Milarepa đã chấp nhận ăn pho mát độc với một nụ cười và nói với người đàn bà kia rằng,“Thứ nhất, tôi không đành lòng để bà ăn nó. Bởi vì bà quá đáng thương. Thứ hai, nếu tôi không nhận thứ bà cấp cho tôi, tôi sẽ vi phạm giới luật của Bồ tát và điều đó sẽ mang đến hậu quả tâm linh nghiêm trọng. Nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành và cuộc đời của tôi giờ cũng đã đến hồi kết thúc. Đã đến lúc tôi đến một thế giới khác. Bản thân những thứ này ít nhất là không thể hại được tôi. Tôi ăn nó hay không giờ đây không còn quan trọng nữa. Nhưng nếu tôi ăn nó từ đầu, bà sẽ không nhận được ngọc bích như là phần thưởng cho tội ác của mình. Giờ đây viên ngọc bích đang nằm ở trong tay của bà, tôi sẽ ăn nó, để thỏa mãn mong muốn của thầy thuốc và đảm bảo rằng bà có được viên ngọc bích kia. Nhưng thầy thuốc Thao Phổ sẽ không thực hiện những lời hứa khác với bà đâu. Ông ấy đã nói rất nhiều điều về cách xử sự của tôi. Chẳng có điều gì là chân thật trong lời ông ấy nói cả, vì vậy cả hai người sẽ trải qua sự hối hận tột cùng. Khi điều này xảy đến, hãy chân thành sám hối. Để cứu lấy bản thân mình thì đừng gây bất kỳ tội ác tương tự nào nữa. Hãy cầu nguyện cho tôi và những Phật tử với một trái tim chân thành.”
Đức Milarepa đã biết có độc ở trong miếng pho mát, nhưng ông hề lên tiếng mà chỉ bình thản chấp nhận nó. Ông không hề buộc tội những người khác là gian xảo hay độc ác, cũng không hề nghĩ rằng việc đầu độc của người thường có thể làm hại ông. Vị Tôn giả nhìn vào trong, nghĩ rằng nếu ông không chấp nhận miếng pho mát đó thì ông có thể phạm giới luật. Ông cũng tìm cách làm thế nào để có thể mang lại tốt nhất những lợi ích cho chúng sinh và làm thế nào ông có thể để người phụ nữ nghèo này nhận tội và kết duyên với Phật giáo. Nhìn vào trong và liên tục cứu độ chúng sinh đó là cảnh giới của những người tu luyện chân chính.
Khi Phật tử Huyền Trang đi đến Ấn Độ để tìm kiếm chân kinh Phật giáo, ông ấy đã xuất cảnh bất hợp pháp. Khi Huyền Trang đã học được những kinh điển Phật giáo, ông trở về quê hương dưới triều đại nhà Đường. Hoàng đế Thái Tông của triều đại nhà Đường rất vui mừng khi nghe tin ông quay về và tiếp kiến ông ở Điện Nghi Loan.
Vua Thái Tông hỏi Huyền Trang, “Tôn sư, tại sao ngài rời khỏi đây mà không bảo một tiếng?” Huyền Trang trả lời, “Khi tôi rời đi, tôi đã trình tấu chương của mình vài lần, nhưng vì sự chân thành và nỗi khát khao của tôi không đủ mạnh, cho nên tôi đã không được bệ hạ cho phép. Bởi vì tôi mong mỏi để có được chân kinh Phật giáo nên tôi đã rời đất nước này một cách bất hợp pháp. Đây hoàn toàn là hành động cá nhân của tôi khi đã không tôn trọng luật pháp. Tôi rất hổ thẹn và lo sợ.”
Huyền Trang đã không hề có ý phàn nàn nào hết. Ông không thắc mắc về những phán quyết không hợp lý của vua Thái Tông cũng không phàn nàn về các vị quan địa phương đã không chuyển những tấu chương đó lên Hoàng thượng. Ông đã gần như bị bắn hạ bởi một mũi tên khi ông vượt biên và sống sót qua nhiều mối nguy hiểm trước khi đến được Ấn Độ để có được những kinh điển Phật giáo chân chính. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng tất cả những khổ ải này là do sự giả dối của mình, chứ không phải là do sự cản trở của những người khác. Huyền Trang đã được biết đến là một cao tăng bởi vì ông đã nhìn vào bên trong, không hờn trách, cũng không có lòng oán hận.
Câu chuyện kể trên cho chúng ta thấy rằng việc hướng nội, vốn xuất phát từ sâu thẳm trong tâm chúng ta, với sự khoan dung và độ lượng, sự chân thành và vô vi, thật sự là một cảnh giới cao. Những cao tăng đã không hề oán trách hay hận thù, những lời mà họ nói đều ấm áp và những hành xử của họ đều là vì lợi ích của chúng sinh. Chúng ta nên cảm thấy xấu hổ khi đem ra so sánh. Khi chúng ta gặp phải những mâu thuẫn, chúng ta cố gắng tìm ra những lý do bao biện, khi chúng ta đối mặt với các trở ngại, chúng ta trở nên tức giận và kêu ca phàn nàn khi chúng ta gặp tai họa, chúng ta né tránh chúng mà không hề do dự. Tất cả những quan niệm của con người cần phải được thay đổi một cách cơ bản. Nếu chúng ta không thay đổi những quan niệm về vị tư vị ngã và tâm hẹp hòi thì việc tu thành Phật sẽ chỉ là ảo tưởng. Sư Phụ đã giảng:
“Hiện nay người ta như vậy đấy, hễ gặp vấn đề là trước tiên [họ] đẩy trách nhiệm, có tại họ hay không thì cũng đẩy cho [người khác].” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ tư, “Đề cao tâm tính”)
Đẩy trách nhiệm là một đặc tính cơ bản của con người hiện đại, trong khi hướng nội mới là tiêu chí cơ bản của một người tu luyện.
Ở một một giai đoạn khác nhau, Sư phụ đã nhấn mạnh nhiều lần vào một vấn đề đó chính là hướng nội mà tìm.
“Hễ có vấn đề hãy hướng nội mà tìm, đó là chỗ khác biệt căn bản giữa đệ tử Đại Pháp và người thường.” (“Gửi trạm phụ đạo Đại Pháp tỉnh Sơn Đông” trích trong Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Đoạn Pháp này chỉ cho chúng ta hiểu rằng chỉ bằng cách hướng nội khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta mới có thể là những đệ tử Đại Pháp. Nếu không thì chúng ta không phải là đệ tử. Bởi vì nếu chúng ta không hướng nội mà tìm, thì chúng ta cũng chẳng khác nào một người thường. Đây là tiêu chuẩn tối căn bản. Nếu chúng ta không tuân thủ theo nó, thì chúng ta không đủ tư cách là học viên. Dù cho chúng ta có học Pháp mỗi ngày và bận rộn làm ba việc, chúng ta vẫn chỉ là một người thường đang làm những công việc của con người thôi. Đó không phải là tu luyện, và những nỗ lực của chúng ta sẽ không thu được kết quả gì cả.
Chúng ta phải nhận ra rằng việc hướng nội đó không chỉ là tiêu chuẩn thấp nhất trong tu luyện của chúng ta mà thực tế là chúng ta còn phải tuân thủ nó trong suốt quá trình tu luyện của mình. Nói một cách khác, lúc nào chúng ta cũng phải hướng nội. Tại sao chúng ta cần làm như vậy? Bởi vì chúng ta phải đề cao bản thân trong tu luyện. Điều này yêu cầu chúng ta tìm ra khoảng cách giữa bản thân mình với Đại Pháp, giữa bản thân mình với các bạn đồng tu, để tìm cho ra chỗ mà chúng ta còn chưa làm tốt, để chúng ta có thể đề cao và theo kịp với những người khác. Chỉ bằng cách làm này chúng ta có thể từng bước đáp ứng được những yêu cầu của Pháp và đồng hóa với Pháp để đạt tới viên mãn. Để hướng nội, chúng ta phải hiểu những tiêu chuẩn của Pháp cũng như là trạng thái của chính chúng ta. Khi chúng ta hiểu điều này một cách rõ ràng, chúng ta có thể xét mình theo Pháp và phát hiện ra những vấn đề thực sự nằm ở đâu. Tất nhiên khi chúng ta hướng nội chúng ta không bao giờ được thừa nhận bức hại hay những an bài của cựu thế lực.
Tôi hy vọng rằng những ai mà vẫn không biết cách hướng nội hãy tăng cường học Pháp. Sau khi làm xong ba việc, trong khi nghỉ ngơi, bạn có thể đọc những tác phẩm văn học văn hóa truyền thống để xem những vị đại đức đã hướng nội như thế nào. Với cách này bạn sẽ tự nhiên học được làm thế nào để hướng nội. Tôi hy vọng rằng những học viên này, những người như tôi, vẫn chưa thực sự hướng nội, có thể tạo ra một cách để hướng nội. Sau đó khi chúng ta gặp phải vấn đề, việc đầu tiên chúng ta nghĩ tới nên là hướng nội. Chỉ bằng cách làm này chúng ta có thể thực sự đạt được tu luyện chân chính và dũng mãnh tinh tấn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/23/以史为镜-谈对“向内找”的认识-259261.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/8/134846.html
Đăng ngày: 24-09-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.