Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-05-2025] Tôi đắc Pháp vào năm 1996. Con đường tu luyện của tôi trải qua nhiều thăng trầm, nhưng dưới sự bảo hộ từ bi và dẫn dắt của Sư phụ, tôi đã bước được đến hôm nay. Nhân dịp toàn thể học viên Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới cùng những người hiểu chân tướng chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 26, tôi xin chia sẻ đôi chút trải nghiệm tu luyện của bản thân để chứng thực sự siêu thường của Đại Pháp và ân cứu độ của Sư phụ.

Gia đình tôi có bốn anh em, tôi là người con thứ tư trong nhà. Đầu những năm 1980, tôi một thân một mình rời quê ra một thành phố ở phía Bắc của tỉnh Hắc Long Giang để làm việc, sau đó đến Cát Lâm rồi lập gia đình và định cư ở đây. Người ở quê nói tôi thật may mắn, không uổng công xa quê ra ngoài bươn chải. Thời gian đó xã hội đang rộ lên phong trào khí công, đồng nghiệp của tôi cũng thường bàn luận về chủ đề này, dần dần tôi cũng cảm thấy hứng thú.

Thời gian đó, một đồng nghiệp thân thiết với tôi đang học một môn gọi là dưỡng sinh công, anh ấy giới thiệu cho tôi và rất nhanh tôi cũng bắt đầu tập luyện. Sau khoảng một năm, cuối cùng tôi học xong vài bộ công, tiêu tốn hơn một nghìn Nhân dân tệ học phí. Phải biết rằng hơn một nghìn tệ thời đó bằng khoản tiền sinh hoạt cả nửa năm của một gia đình ba người! Nhưng tôi cảm thấy vẫn chưa được chân truyền và dần dần mất đi hứng thú.

Thật là vạn sự đều có định số! Nhớ lại khi đó là vào buổi sáng trong tháng 8 năm 1996, lúc tôi đang đi dạo ở công viên thì nhìn thấy một nhóm người đứng tĩnh lặng, hai cánh tay đang giơ lên đỉnh đầu (đây là bài công pháp số hai “Pháp Luân Trang Pháp” của Pháp Luân Công), cảnh tượng này hoàn toàn khác so với dưỡng sinh mà tôi đã luyện, cũng hoàn toàn khác biệt với những hoạt động thể dục khác. Tôi liền tiến lại gần thì một thanh niên trong nhóm tươi cười bước ra chào hỏi và nói chuyện với tôi. Sau đó cậu ấy chỉ vào tắm biểu ngữ được treo giữa hai cái cây, giới thiệu tường tận Pháp Luân Công cho tôi. Nghe xong, tôi không chút do dự nói: “Ồ, đây chính là điều mà tôi luôn tìm kiếm bấy lâu!” Người thanh niên đó vui vẻ dẫn tôi đứng vào trong hàng. Hôm đó tôi đã học được năm bài công pháp. Ngày hôm sau, cậu thanh niên ấy mang đến cho tôi cuốn sách quý “Chuyển Pháp Luân”. Kể từ đó tôi tạm biệt “dưỡng sinh”, bắt đầu tu luyện một cách chân chính.

Cai rượu và thoát hiểm một cách thần kỳ

Sau khi đọc xong một lượt cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, tôi đã cai được rượu. Trước đây, tôi có thói quen uống một chút rượu trong khi ăn cơm tối, tuy không nhiều nhưng cũng khó bỏ. Khi học đến đoạn Pháp nói về việc cai thuốc, cai rượu, tôi thật sự không còn muốn uống rượu nữa, thậm chí trong sinh hoạt thật sự không còn nghĩ đến rượu. Đây chính là uy lực của Đại Pháp!

Sau khi học Pháp được hai tháng, có lẽ là chớm đông, tôi đã trải qua quá trình tịnh hóa thân thể to lớn. Tôi đột nhiên xuất hiện triệu chứng bị cảm mạo: ho, ban ngày còn đỡ, chứ đêm thì ho càng nghiêm trọng, ho cả đêm không ngủ được, hơn nữa còn liên tục khạc nhổ đờm. Vợ tôi giục tôi uống thuốc, tôi chỉ cười và nói: “Đừng lo, đây là Sư phụ đang thanh lý thân thể cho anh, giúp anh đưa những thứ dơ bẩn tích tụ trong cơ thể đẩy ra ngoài, uống thuốc thì lại ép nó trở ngược vào trong sao?” Trạng thái này kéo dài hơn một tháng, không thuốc mà khỏi.

Còn một lần ly kỳ hơn nữa và Sư phụ đã cứu mạng tôi. Tôi nhớ đó là khi tôi cùng anh trai của vợ đi đến vùng Đông Bắc để làm ăn. Khi lên xe lửa, tuy đang xếp hàng nhưng hành khách vẫn chưa xuống tàu thì người ở đầu hàng đã tranh lên tàu. Vậy là, người nọ kế tiếp người kia và tôi cũng bám sát theo sau. Tôi vừa bước lên một bậc thang, thì có người từ phía trước lao xuống ôm lấy chân tôi, đẩy tôi ngã lộn ngược ra sau, đầu tôi chúi xuống dưới gầm tàu. Hồi đó sân ga cao hơn đường ray hơn một mét, giữa sân ga và tàu có một khoảng hở rộng chừng một mét. Bằng một cách kỳ diệu nào đó, hai tay tôi bám được vào sân ga, nhấc chân rồi trèo được lên. Toàn bộ quá trình thoát hiểm thì bản thân tôi cũng không lý giải được. Những người chứng kiến đều há hốc mồm kinh ngạc. Nhân viên đoàn tàu thốt lên thán phục: “Mạng lớn thật đấy!” Trong tình huống đó, nếu ngã chết thì cũng không phải chuyện lạ, vậy mà tôi đến da cũng không bị trầy xước chút nào. Khi ấy tôi rất xúc động, trong tâm không ngừng cảm tạ ân cứu mạng của Sư phụ!

Đại Pháp gặp nạn, đệ tử kiên định tu luyện không nản chí

Từ năm 1996 đến năm 1998, có một vài người có dụng ý xấu không ngừng gây rắc rối cho Đại Pháp, xuất hiện sự việc cảnh sát Thiên Tân bắt và giam giữ học viên Pháp Luân Công và bôi nhọ Pháp Luân Công. Dẫn đến cuộc thỉnh nguyện ôn hoà của 10 nghìn đệ tử Đại Pháp vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Đầu sỏ tà đảng Giang Trạch Dân đã cố cưỡng ép gán cho sự kiện đệ tử Đại Pháp thỉnh nguyện ôn hòa này tội danh bao vây Trung Nam Hải, ngang nhiên phát động cuộc bức hại tàn khốc kéo dài đến tận ngày nay.

Quê nhà của Sư phụ lại càng là nơi bị bức hại tàn khóc hơn. Rất nhiều đệ tử Đại Pháp bị bắt giam phi pháp, người đồng tu đã giúp tôi bước vào tu luyện, khi đó là người phụ trách điểm luyện công, bị bắt vào tù… Một thời gian, tôi cảm giác thật chẳng khác gì ác quỷ từ 18 tầng địa ngục được thả ra và tràn vào nhân gian.

May mà công ty nơi tôi làm việc đã bị phá sản năm 1998, nên tôi đã trở thành lao động tự do, hộ khẩu lại không ở địa phương nên mới may mắn thoát khỏi bị tống giam. Thế nhưng vợ tôi không chịu đựng áp lực sợ hãi, khóc lóc đòi tôi từ bỏ tu luyện, thậm chí còn lấy ly hôn ra để gây sức ép lên tôi. Một hôm, cuối cùng cô ấy đã suy sụp và quát vào mặt tôi, hỏi rằng tôi còn luyện hay không luyện. Tôi kiên định trả lời: “Luyện!” Cô ấy vung tay tát tôi tới tấp. Tôi ngồi trên ghế, hai mắt nhắm lại, thật sự là không nhúc nhích chút nào. Con gái từ trong phòng chạy ra ngoài khóc lớn, van xin chúng tôi: “Bố, bố hãy mau nói là không luyện nữa đi. Mẹ, mẹ đừng đánh nữa”. Sau khi cô ấy tát tôi 30-40 cái cho tới khi tay run lên mới dừng lại. Tôi hỏi: “Sao không đánh nữa?” Cô ấy nói: “Không đánh nữa, đau tay rồi”. Tôi nhớ là lòng bàn tay của cô ấy lúc đó đỏ ửng và sau đó đã bị đau trong một thời gian dài. Tôi thầm nghĩ: “Mặt của mình thì không bị đau, sao tay của cô lại đau như vậy?” Không lâu sau, cô ấy vì bức ép tôi ly hôn mà cố ý cho tôi biết cô ấy đang ngoại tình. Vì để tiếp tục tu luyện, tôi một mình rời khỏi nơi đó, để lại tất cả và trở về quê nhà.

Tấm gương hiếu kính bố mẹ

Trở về quê, gặp lại những người già từng khen tôi có tiền đồ giờ không còn nhiệt tình với tôi nữa, những người cùng tuổi với tôi cũng không còn ngưỡng mộ tôi nữa, thấy tôi là lánh xa, không ai muốn nói chuyện với tôi. Tôi đã thấu hiểu cõi hồng trần, nhìn thấu sự lạnh lẽo của tình người, tâm tôi thản đảng, tôi quyết tâm dùng hành động của mình để chứng thực Pháp.

Sau khi trở về quê, tôi đương nhiên sống cùng bố mẹ. Một hôm, tôi gọi ba anh trai đến nhà bố mẹ ăn cơm, ăn xong tôi nói với họ: “Những năm qua em không ở nhà, bố mẹ đều nhờ các anh chăm lo. Giờ em đã về, sau này các anh đỡ phải bận tâm nhiều, em không ra ngoài làm việc, chỉ làm ruộng, ở nhà chăm sóc bố mẹ“. Bởi tôi luyện công chịu bức hại nên gia đình tan vỡ, các anh trai tự nhiên cũng trách móc tôi, nhưng nghe tôi nói là chăm sóc bố mẹ thì trong lòng họ đương nhiên cũng vui vẻ.

Bố mẹ tôi khi ấy đều đã già, đều đã hơn 70 tuổi. Tôi làm toàn bộ việc nhà và đồng áng. Từ sáng sớm đến tối mịt, tôi lo chuyện giặt giũ, nấu ăn, làm ruộng. Lúc người khác đi ngủ thì tôi học Pháp, luyện công, tuy thể xác mệt mỏi nhưng trong lòng lại thư thái. Cho đến khi cha mẹ lần lượt qua đời khi đã hơn 80 tuổi, tôi chưa từng đòi hỏi gì từ ba anh trai.

Hồi đó, cuộc sống ở nông thôn vẫn rất khó khăn, mâu thuẫn gia đình vì việc chăm sóc cho bố mẹ già thì đâu đâu cũng thấy, khỏi phải người này chê cười người kia. Vậy mà gia đình tôi lại trở thành tấm gương hiếu kính bố mẹ, nhất thời trở thành hình mẫu để mọi người trong thôn học theo, mâu thuẫn giữa các anh em vì chuyện phụng dưỡng bố mẹ già thật sự đã giảm hẳn. Có lẽ đây chính là sức mạnh của người tốt.

Sửa đường, quét tuyết, xây cầu, là người được yêu quý nhất trong làng

Ở đầu thôn chúng tôi có một dòng suối chảy theo mùa, hễ mưa to thì nước sẽ chảy rất lâu, mọi người muốn qua suối phải xếp đá làm cầu tạm, rất phiền phức. Tôi quyết định nâng cao trụ cầu ở chỗ này để nước chảy qua bên dưới cầu. Nói làm là làm, mùa xuân năm đó, sau khi gieo trồng xong, tôi đã âm thầm bắt đầu đi nhặt đá, đẩy cát xây cầu.

Mọi người thấy thì bàn tán đủ kiểu. Người có quan hệ tương đối tốt thì nói: “Đường thì mọi người đều đi, một mình anh chịu cực nhọc, thật không đáng”. Có bà chị thì nửa đùa nửa mỉa mai nói: “Ái chà, chú Tư này, luyện Pháp Luân Công đến mức mất cả vợ, mà giờ quay về nhà làm việc tốt!” Tôi cũng cười và đáp lại: “Đúng vậy, làm việc tốt tích chút đức, cái đức này ít quá rồi!” Cũng có người châm chọc tôi, nói: “Lại còn làm việc tốt gì chứ, giờ là thời nào rồi, còn ngốc thế sao?” Cũng có người đến giúp một tay, nhưng chẳng ai giúp được lâu. Qua 10 ngày, tôi đã đắp được đoạn cầu rộng khoảng 2 mét, dài 4 mét. Từ đó mọi người không con lo chuyện qua suối nữa.

Sửa xong đoạn đường này, tôi để ý đến tuyến đường trong thôn. Khi ấy toàn là đường đất, lồi lõm ổ gà, khi gặp hố nước thì mọi người đều phải đi vòng để tránh nó ra. Tôi lại bắt đầu đẩy cát lấp ổ gà, san nền từng con đường một. Lần này, khi tôi làm đến cổng hoặc gần nhà ai đó, nếu họ nhìn thấy hoặc là đang rảnh tay, thì đều chủ động giúp đỡ, khác hẳn so với trước đây.

Đến mùa đông tuyết rơi, nhà nhà đều tự quét tuyết trước cửa. Riêng tôi thì khác, tôi quét từ cửa nhà mình về phía Đông, quét xong phía Đông thì quét sang phía Tây. Cửa nhà của những người đi làm xa không ai quét, con đường chung cũng không có ai quét dọn, tôi đều quét hết. Tôi đã quét tuyết như thế đã được 20 năm.

Ngoài ra, nhà nào trong làng có chuyện lớn nhỏ gì, tôi sẽ sẽ có mặt, đặc biệt là khi đến mùa đông, nhà bán ngô thường thiếu người, tôi sẽ đến giúp từng nhà. Cứ thế mấy năm trôi qua, dân trong làng và các làng lân cận đều biết tôi là một người tốt tu luyện luyện Pháp Luân Công.

Tôi đã trở thành người được quý mến nhất trong làng, tôi đã có thể đường đường chính chính giảng chân tướng Đại Pháp cho họ, kể về những trải nghiệm và những điều tai nghe mắt thấy của bản thân, giảng rõ vì sao đảng cộng sản là tà linh, đưa cho họ đọc “Cửu Bình” và “Con người Giang Trạch Dân”. Tôi còn phát cho họ cuốn sách nhỏ chân tướng, lịch để bàn chân tướng, giúp họ làm tam thoái. Rất nhiều người nói: “Những điều cao thâm vậy tôi không hiểu, nhưng nhìn anh là chúng tôi biết Đại Pháp này tốt, Sư phụ Đại Pháp là tốt!”

Một hôm, có một người anh em gặp tôi nói: “Anh Tư, anh phải cẩn thận chút, có người trong ủy ban thôn tiết lộ rằng đang khuyến khích người dân báo cáo Pháp Luân Công, ai báo sẽ được thưởng không ít tiền! Nếu thôn mình báo cáo anh thì thật là quá thất đức, theo tôi nghĩ thôn chúng ta sẽ không ai làm điều đó đâu”. Có lẽ nguồn tin này là thật. Ít hôm sau, tôi gặp ông cụ Vương–người lớn tuổi nhất trong thôn, ông ấy cũng đề cập chuyện này và nghiêm túc nói với tôi: “Tư, con đừng sợ, nếu thật sự muốn bắt con, thì họ phải hỏi xem người trong thôn chúng ta có đồng ý hay không? Mọi người đều sẽ kiến nghị cho con”. Khoảnh khắc đó nước mắt tôi trào dâng– vì họ đã thấy những gì tôi làm, họ đã dám đến gần Đại Pháp rồi, dám bảo vệ đệ tử Đại Pháp rồi, họ thật sự đã được cứu rồi!

Tại đây, con muốn bày tỏ lòng cảm ân sâu sắc tới Sư phụ, tới Đại Pháp vì đã tạo nên hàng triệu người tốt hơn cả người tốt!

(Bài viết mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2025 được chọn đăng trên Minh Huệ Net)

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/21/495178.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/23/228163.html