Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Singapore

[MINH HUỆ 24-04-2025] Chiều ngày 22 tháng 4, các học viên đã tập trung tại Công viên Hong Lim và luyện các bài công pháp để kỷ niệm 26 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh.

Bà Hoàng, đại diện Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Singapore, đã giới thiệu với công chúng nguyên nhân của sự kiện ngày 25 tháng 4 năm 1999 và cuộc bức hại tàn khốc leo thang sau đó. Hàng năm, vào thời điểm này, thông qua nhiều hình thức khác nhau, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đều kỷ niệm hành động vĩ đại Ngày 25 tháng 4 năm đó, kế thừa tinh thần phản bức hại ôn hòa và lý trí, đồng thời khích lệ mọi tầng lớp xã hội ủng hộ thiện lương và lên án tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

00145fed6084628079e7d26eaf85af5b.jpgc1aa3dff09e79dbb18aa6bc74dbbba11.jpgc700975eeb671d9563347ae1298fe3bd.jpg

Các học viên luyện các bài công pháp tại Công viên Hong Lim hôm 22 tháng 4 năm 2025

5644c4d7fb4d64499778f96bc1f94f4e.jpg0d477ed8e2546f33bf4f0abaeac65769.jpgff8d7bb1001b261821b65cfcd1e3ce0c.jpg

Người dân hỏi các học viên về Pháp Luân Đại Pháp

Bà Hoàng cho biết 26 năm trước, vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã đến Văn phòng Khiếu nại Quốc vụ viện gần Trung Nam Hải ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa, dùng trải nghiệm thực tiễn của bản thân về những lợi ích thiết thân về cả tâm lẫn thân để phản ánh tình hình thực tế rằng Pháp Luân Công mang lại trăm điều lợi mà không có một điều hại nào cho đất nước và người dân. Họ đã đưa ra ba yêu cầu: trả tự do cho các học viên bị bắt giữ phi pháp ở Thiên Tân; đảm bảo cho các học viên môi trường luyện công hợp pháp theo quy định của Hiến pháp; và dỡ bỏ lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Đại Pháp. Trong suốt quá trình, các học viên hoặc đứng hoặc ngồi, không có khẩu hiệu, không mang biểu ngữ, giao thông xung quanh thông suốt, trật tự ngăn nắp. Tối hôm đó, sau khi biết các học viên bị giam giữ đã được thả, đám đông lặng lẽ giải tán.

Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa quy mô lớn ngày 25 tháng 4 được thế giới gọi là “cuộc thỉnh nguyện lớn nhất, ôn hòa và lý trí nhất, trọn vẹn nhất trong lịch sử thỉnh nguyện Trung Quốc”. Sự kiện kết thúc ôn hòa và nhận được sự tán dương rộng rãi của cộng đồng quốc tế, khiến giới tri thức Trung Quốc thấy được hy vọng của đất nước. Thế nhưng, Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ, lại tật đố và tức giận trước sự thiện lương và tự giác kỷ luật mà các học viên Pháp Luân Công thể hiện, đã tích cực chuẩn bị cho một cuộc bức hại tàn khốc. Ba tháng sau, cuộc đàn áp toàn diện bắt đầu và kéo dài đến tận ngày nay.

Người dân khích lệ các học viên

Ngoài hoạt động luyện công tập thể, các học viên còn tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn, biểu diễn ca nhạc và các hoạt động khác để phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Nhiều người đã dừng lại chụp ảnh và tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp. Một thanh niên người Trung Quốc lớn lên ở Singapore đã nói với các học viên: “Việc các bạn đang làm thật tốt. Các bạn hãy tiếp tục nhé!”

Một người Trung Quốc khác rất ngạc nhiên khi thấy hoạt động luyện công tập thể tường hòa và công khai, ông ca ngợi sự tự do bên ngoài Trung Quốc. Sau khi nói chuyện với một học viên, hai cô gái người Trung Quốc kinh hoàng trước sự tàn bạo của ĐCSTQ, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch tạng, và đã đồng ý thoái xuất khỏi Đoàn Thanh niên (một tổ chức của ĐCSTQ) mà họ đã gia nhập. Một phụ nữ lớn tuổi người Trung Quốc đã vui vẻ đồng ý thoái xuất khỏi Đội thiếu niên bà từng gia nhập để tránh tai họa và được bình an.

Người dân thuộc các dân tộc khác nhau lần lượt bày tỏ sự quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp. Cô Genie đến từ Singapore muốn tham gia lớp học chín ngày để tìm hiểu môn tu luyện. Hai du khách đến từ Đan Mạch đã nói chuyện với một học viên về những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp và trước khi rời đi, họ đã lấy một số tài liệu thông tin.

Một thanh niên người Singapore khoảng 20 tuổi dừng ánh mắt trên các bức tranh của Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn. Các học viên đã giải thích ý nghĩa của các bức tranh, người thanh niên tỏ ra rất thích thú và chăm chú lắng nghe. Sau đó, người học viên đã giảng rõ hơn về chân tướng cuộc bức hại và những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp. Anh cho biết anh thích nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và đã nhận một số tài liệu thông tin.

Thiện lương và dũng khí

Năm 2001, khi ĐCSTQ leo thang hơn nữa trong cuộc bức hại Pháp Luân Công và ra sức tuyên truyền kích động thù hận cả trong và ngoài nước, thì cô Tuệ Tâm khi đó tuổi còn khá trẻ đã bước vào tu luyện Đại Pháp.

Năm đó, khi về Trung Quốc thăm người thân, cô vô cùng vui mừng và cũng bất ngờ khi người chị gái, vốn đã coi cha mẹ như người dưng suốt mấy chục năm do mâu thuẫn gia đình, nay lại đang quây quần vui vẻ bên cha mẹ. Hóa ra mẹ và chị gái cô đều đang tu luyện Đại Pháp, những oán hận tích tụ nhiều năm đã tan như mây khói. Ngày hôm đó, cô Tuệ Tâm cầm cuốn Chuyển Pháp Luân lên đọc, rất nhiều hoài nghi của cô trong cuộc sống cũng theo đó lần lượt được giải khai.

Cô Tuệ Tâm đã nói về sự kiện Ngày 25 tháng 4 mà mẹ cô, hiện đã 94 tuổi, chứng kiến năm đó. Cô nói: “Mẹ tôi bắt đầu tu luyện vào tháng 1 năm 1999. Sau 2 tháng luyện công, chứng đau dây thần kinh của bà hoàn toàn biến mất, bà còn đi leo Vạn Lý Trường Thành, điều mà trước đây bà không dám nghĩ tới.”

Cô tiếp tục kể: “Tháng 4 năm 1999, một tạp chí ở Thiên Tân đăng bài viết không đúng sự thật nhằm vu khống Pháp Luân Công, sau đó phát triển thành việc bắt người vô lý. Trong quá trình đó, mẹ tôi lúc nào cũng suy tư, bà đã trải qua 50 năm mưa máu gió tanh dưới sự cai trị của chính quyền ĐCSTQ, cảnh tượng đàn áp ngày 4 tháng 6 vẫn còn hằn sâu trong ký ức. Khi vụ thảm sát học sinh, sinh viên ngày 4 tháng 6 năm 1989 xảy ra, là phu nhân của một nhà ngoại giao ĐCSTQ, bà đang ở nước ngoài và đã xem được video xe tăng tiến vào Quảng trường Thiên An Môn. Đối với Pháp Luân Đại Pháp, tuy chưa kịp lĩnh hội sâu sắc nội hàm uyên thâm trong đó, nhưng bà đã có thể hội thiết thân, những bệnh tật dày vò bà trong nhiều năm đã khỏi nhờ luyện Pháp Luân Công, điều mà bệnh viện hoàn toàn không thể giải quyết được.

“Hơn 7 giờ sáng ngày 25 tháng 4 năm 1999, mẹ tôi đến Văn phòng Khiếu nại trên phố Phủ Hữu, ở đó mọi người đã đứng kín, xếp thành hàng dài, trật tự, yên lặng và ôn hòa. Mọi người đều lặng lẽ đứng hoặc ngồi, mẹ tôi tìm một chỗ và lấy cuốn Chuyển Pháp Luân ra đọc. Khi vô tình ngẩng đầu lên, bà nhìn thấy các Pháp Luân nhiều màu sắc rực rỡ bay ra từ phía mặt trời.

“Hơn 9 giờ tối hôm đó, nghe nói vấn đề đã được giải quyết, mọi người lần lượt giải tán. Trước khi rời đi, có học viên đã nhặt rác trên mặt đất bỏ vào túi ni lông. Toàn bộ quá trình đều vô cùng ôn hòa, không có khẩu hiệu, cũng không ồn ào.”

Sự kiên định của những người đi trước đã giúp cô Tuệ Tâm có cơ hội bước trên con đường tu luyện, cô tin rằng hôm nay, việc kế thừa dũng khí đạo đức của sự kiện Ngày 25 tháng 4 năm đó, cũng sẽ mang lại hy vọng cho thế hệ mai sau. Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị phổ quát, bước đi con đường nào là tự bản thân con người lựa chọn. Nếu con người lại tiếp tục xấu đi nữa thì không thể cứu vãn được nữa, chẳng phải rất nguy hiểm sao? Tôi hy vọng trong thời loạn thế này, mọi người đều có thể bảo trì thiện lương, đó cũng chính là bảo vệ tương lai của chính mình.”

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/24/492916.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/25/226381.html

Đăng ngày 27-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share