Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 19-04-2025] Ngày 19 tháng 4 năm 2025, các học viên Pháp Luân Công tại Vương quốc Anh đã tổ chức buổi mít-tinh ở London để kỷ niệm 26 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4. Trước thềm sự kiện, nhiều thành viên của Hạ viện và Thượng viện Anh đã gửi thư bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên và lên án cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Bà Marie Rimmer, Nghị sỹ Quốc hội, viết trong thư của mình: “Tôi đã từng phát biểu tại Quốc hội về cuộc bức hại Pháp Luân Công trong các Cuộc tranh luận tại Hội trường Westminster và đề xuất các sửa đổi trong hai dự luật của quốc hội. Chúng tôi đã đạt được một số thành công, nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần làm và có thể làm được.”

Dưới đây là một số bức thư từ các chính trị gia người Anh:

Thư của Nghị sỹ Jim Shannon

40e33632c0819cee634036f2a6cabf5d.jpg

Nghị sỹ Jim Shannon.

0eee8d18148bbe1a376b5f14f4104d38.jpg

Thư của Nghị sỹ Jim Shannon.

Ông Jim Shannon, Nghị sỹ Quốc hội Anh và là Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ Liên đảng về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng (APPG), đã viết: “Là một người kiên định bảo vệ nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng, tôi kêu gọi Chính phủ Vương quốc Anh thể hiện sự đoàn kết với các nhà hoạt động quốc tế và có lập trường kiên quyết trước những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ, bao gồm cả hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng kinh hoàng nhằm vào các học viên Pháp Luân Công.“

“Sự bức hại và tước đoạt có hệ thống đối với nhóm người tu luyện ôn hòa này đòi hỏi cần có một phản ứng rõ ràng và nhất quán nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền tự do cơ bản và buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những tội ác tàn bạo này.”

Thư của Nghị sỹ Marie Rimmer CBE

675240a39c7a20fc50bf46236f906ec4.jpg

Nghị sỹ Marie Rimmer CBE.

Bà Marie Rimmer, Nghị sỹ Quốc hội và là người được trao Huân chương cao quý nhất của Đế quốc Anh (CBE), viết trong thư: “Tôi đã biết rõ về Pháp Luân Công, cuộc bức hại, cũng như những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng, thông qua việc đọc và tìm hiểu báo cáo của Tòa án Luận tội Trung Quốc (The China Tribunal) do Ngài Geoffrey Nice QC làm chủ tọa.”

“Giá như chúng ta có thể đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, nỗ lực để trở nên công bình và tôn trọng lẫn nhau, giá như không có lòng tham và ham muốn cai trị bằng nỗi sợ hãi mà thay vào đó là giành được sự tôn trọng.”

“Một số Chính phủ thực sự đã có những bước đi nhất định, nhưng chúng ta phải tiếp tục nói sự thật với tất cả những nhà cầm quyền.”

Thư của Nghị sỹ Bell Ribeiro-Addy

b1259e454c1bc190aca4a274866b17b4.jpg

Nghị sỹ Bell Ribeiro-Addy.

d1b3e00c6a04be3ead9c9ce191e59764.jpg

Thư của Nghị sỹ Bell Ribeiro-Addy.

Nghị sỹ Bell Ribeiro-Addy viết: “Tôi phản đối mọi hành vi bức hại con người, dù là vì lý do tôn giáo hay giới tính. Thật kinh ngạc và đầy bất an khi nghe về mức độ bức hại tôn giáo mà ĐCSTQ đang tiến hành đối với các học viên Pháp Luân Công.”

“Tự do tôn giáo là một quyền mà tại Vương quốc Anh chúng ta may mắn được hưởng, nhưng thật tiếc, nhiều người trên thế giới lại không có được điều đó. Là một quốc gia, chúng ta cần phải kiên quyết phản đối mọi hình thức bức hại, bao gồm cả bức hại tôn giáo, và tham gia cùng cộng đồng toàn cầu để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được tự do bày tỏ đức tin của mình mà không lo sợ bị tổn hại.”

“Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng Vương quốc Anh cần lên tiếng lên án các quốc gia và chế độ bức hại người dân vì niềm tin tôn giáo. Tôi sẽ luôn đấu tranh để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, cả trong nước lẫn quốc tế, và tin rằng chúng ta, với tư cách là một quốc gia, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thúc đẩy tự do tôn giáo.”

Thư của Nghị sỹ Ian Murray

f54c6a9848e0220c622606a25d83ff16.jpg

Nghị sỹ Ian Murray.

Nghị sỹ Ian Murray đã viết: “Tôi hiểu rõ tầm quan trọng của buổi mít-tinh sắp tới, và những nỗ lực của các bạn trong việc nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công là điều đáng ngưỡng mộ và hết sức cần thiết.”

“Tôi ủng hộ những nỗ lực của các bạn nhằm bảo vệ nhân quyền và chống lại cuộc bức hại ở bất cứ nơi nào nó diễn ra. Quốc hội Vương quốc Anh thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại và tranh luận liên quan đến các vi phạm nhân quyền trên toàn cầu, trong đó có những vi phạm đối với các học viên Pháp Luân Công.

“Chúng tôi cũng ủng hộ việc hợp tác quốc tế, ví dụ như nghị quyết của EU lên án các hành động của ĐCSTQ, như một biện pháp nhằm giải quyết và buộc những kẻ gây ra các hành vi vi phạm này phải chịu trách nhiệm.”

Thư của Nghị sỹ Andrew Cooper

9f286ef216b851a25ff476ea72ff7018.jpg

Nghị sỹ Andrew Cooper.

Nghị sỹ Andrew Cooper viết: “Tôi vẫn luôn hết sức quan ngại trước tình trạng bức hại người dân vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Trung Quốc, dù đó là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tín đồ Cơ Đốc giáo, Phật tử hay các học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng của mình mà không bị phân biệt đối xử hay đe dọa bằng bạo lực là một quyền cơ bản của con người mà tất cả mọi người đều xứng đáng được hưởng.”

“Tôi ủng hộ vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, cả trong nước và quốc tế, thông qua các kênh ngoại giao và các hình thức hợp tác khác.”

“Tôi xin cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ các hành động nhằm bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, và kiên quyết phản đối mọi hình thức bức hại và áp bức. Không ai đáng phải sống trong sợ hãi vì những gì họ tin hay không tin.”

627e14a8f3ef83c9f80ded7a6642fdc3.jpg

Nữ Nam tước (Ruth) Lister xứ Burtersett.

Nữ Nam tước (Ruth) Lister xứ Burtersett viết: “Là người hiểu rõ những lợi ích của việc tập Thái Cực Quyền, tôi hoàn toàn ủng hộ chiến dịch của các bạn vì một môi trường hòa bình, nơi các bạn có quyền tự do tu luyện Pháp Luân Công. Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp đến buổi mít-tinh của các bạn.”

Thư của Ngài Richard Holden, Nghị sỹ Quốc hội

bea7faf95e11bcb42a4eac3b832ca11c.jpg

Ngài Richard Holden, Nghị sỹ Quốc hội.

724c5221b2d99df90f0734836f975b6c.jpg

Thư của Ngài Richard Holden, Nghị sỹ Quốc hội.

Ngài Richard Holden, Nghị sỹ Quốc hội, viết trong thư: “Tôi vẫn luôn vô cùng quan ngại về cuộc bức hại đang diễn ra của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công cùng các nhóm tôn giáo và dân tộc khác.”

“Những lời chứng của các nạn nhân thật sự đau lòng, và chính sự ngược đãi này là một trong nhiều lý do khiến Trung Quốc bị liệt vào danh sách các quốc gia đáng lưu ý về nhân quyền của Vương quốc Anh.”

“Tự do tín ngưỡng, dù là tôn giáo hay phi tôn giáo, là một quyền cơ bản, và Vương quốc Anh phải tiếp tục nêu những vấn đề này một cách trực tiếp với chính quyền Trung Quốc cũng như tại các diễn đàn quốc tế.”

“Tôi trân trọng tất cả những ai đang đứng lên một cách ôn hòa vì Chân-Thiện-Nhẫn. Xin cảm ơn các bạn đã không ngừng nâng cao nhận thức và lên tiếng bảo vệ các quyền tự do cơ bản.”

Thư của Nghị sỹ Feryal Clark

bb6ba40de6ec3eb258e24324b5499ad6.jpg

Nghị sỹ Feryal Clark.

Nghị sỹ Feryal Clark viết trong thư: “Môi trường tự do tôn giáo và tín ngưỡng trên khắp Trung Quốc đang bị hạn chế nghiêm trọng, trong đó có việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.”

“Chính phủ Công Đảng này sẽ luôn bảo vệ quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Chúng tôi sẽ nỗ lực bảo vệ quyền này thông qua vai trò của Vương quốc Anh tại Liên Hợp Quốc, Nhóm G7 và các diễn đàn đa phương khác, cũng như thông qua các hoạt động ngoại giao song phương.”

Thư của ông Benedict Rogers

15a2161e3a1bcb7ed67d5e78ea221aaf.jpg

Ông Benedict Rogers.

Ông Benedict Rogers, đồng sáng lập và người được ủy thác của Tổ chức Theo dõi Hồng Kông, đồng thời là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ, đã viết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ quyền được thực hành tín ngưỡng và sống theo các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Đây không chỉ là các giá trị của Pháp Luân Công mà còn là những giá trị phổ quát mà tất cả mọi người – dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo – đều có thể thực hành và nên thực hành.“

“Vậy mà cuộc thỉnh nguyện ôn hòa diễn ra cách đây 26 năm lại dẫn đến một chiến dịch bức hại kinh hoàng và tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, và chiến dịch này vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay. Hàng ngàn người đã bị bắt giữ, bị tra tấn, bị bỏ tù và thậm chí bị giết hại.”

“Và nó đã dẫn đến sự bức hại xuyên quốc gia đối với các học viên Pháp Luân Công, cùng với người Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, những người bất đồng chính kiến Trung Quốc khác và những người chỉ trích ĐCSTQ ở nước ngoài. Điều đó bao gồm cả chiến dịch gây hấn của ĐCSTQ nhằm làm mất uy tín, đe dọa và hủy bỏ các buổi biểu diễn Shen Yun.”

“Vì vậy, những sự kiện như thế này không chỉ để tưởng niệm hàng ngàn học viên Pháp Luân Công dũng cảm, ôn hòa đã đứng lên thỉnh nguyện quyền được thực hành tín ngưỡng của họ, mà còn là lời nhắc nhở rằng chúng ta cần tiếp tục lên tiếng cho những người đang phải đối mặt với bức hại, tù đày, tra tấn, lao động cưỡng bức, hành quyết và các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác.”

Ông nhấn mạnh: “Và điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải tận dụng những dịp như thế này để kêu gọi Chính phủ Anh lên tiếng một cách rõ ràng, mạnh mẽ và nhất quán hơn nữa về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, trong đó có việc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vậy nên, nhân buổi tụ họp của các bạn trong buổi mít-tinh hôm nay, tôi xin được đồng lòng đồng hành cùng các bạn, và sẽ tiếp tục cầu nguyện, cũng như nỗ lực vì một ngày mà tất cả người dân Trung Quốc – không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng hay không tín ngưỡng – đều được tự do lựa chọn, thực hành, chia sẻ, hay thay đổi đức tin của mình trong hòa bình và tự do.”

“Tôi hy vọng một ngày không xa, các giá trị Chân–Thiện–Nhẫn sẽ có thể được thực hành trên khắp Trung Quốc, không còn sợ hãi.“

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/19/492757.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/21/226317.html

Đăng ngày 26-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share