Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi tại Toronto, Canada
[MINH HUỆ 10-03-2025] Tôi là một học viên trẻ tuổi ở Canada, và tu luyện vẫn luôn là một phần trong cuộc sống của tôi. Khi so sánh với những học viên bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi đã trưởng thành, tôi lại hoài nghi về tín niệm của mình. Tôi tinh tấn khi trong trạng thái tốt, nhưng lại buông lơi khi bị phân tâm với các vấn đề của xã hội. Chẳng hạn, theo đuổi nền giáo dục “tốt”, sự nghiệp “tốt”, hay lối sống “thú vị”. Nhưng tôi tiếp tục tu luyện bởi vì chỉ có Đại Pháp mới thực sự mang lại cho tôi sự bình yên.
Trong thế giới hỗn độn này, tôi cho rằng các học viên trẻ khó có thể tinh tấn được trước sự cám dỗ thường trực của mạng xã hội. Ngay cả khi muốn tinh tấn, tôi cũng thường phải trải qua sự đấu tranh về ý chí. Gần đây, tôi thấy buồn và thất vọng về bản thân, vì những tiêu cực cứ nổi lên — toàn là những ý nghĩ chỉ trích, bi quan và trẻ con. Mặc dù biết rõ nguyên nhân của việc này — không học Pháp, luyện công và làm việc cứu người không đủ — nhưng tôi vẫn không thể cải thiện. Tôi không biết làm thế nào để loại bỏ những ý nghĩ này. Lúc đó, tôi đột nhiên nhớ lại một bài chia sẻ mà tôi đã viết cho một học viên cách đây hai năm, nó dường như nhắm trực tiếp vào vấn đề mà tôi đang phải đối mặt hiện nay.
Hai năm trước, tôi nhận được tin nhắn từ một học viên than phiền anh ấy thấy lười và không muốn làm bất cứ điều gì, mặc dù có rất nhiều việc cần làm. Vào thời điểm đó, tôi tu luyện tinh tấn hơn — tôi học Pháp đều và còn tham gia hạng mục cứu người. Tôi xin chia sẻ lại tin nhắn gửi cho anh ấy; hy vọng nó có thể hữu ích với các học viên đang ở trong tình huống tương tự, giống như nó đã giúp ích cho tôi.
*
Xin chào, thông thường tôi sẽ kể ngay với bạn suy nghĩ của mình. Nhưng lần này, tôi cố gắng tĩnh lại, vì thực sự muốn suy ngẫm kỹ về vấn đề này và có được câu trả lời phù hợp.
Sư phụ giảng:
“Toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Thể ngộ của tôi là khi bạn thấy việc gì đó khó khăn, có lẽ không đơn giản chỉ là cảm giác bạn không muốn làm. Muốn làm hay không muốn làm điều gì đó đều là tình. Vậy tại sao bạn cảm thấy muốn hay không muốn làm điều gì đó? Khi nó tái diễn nhiều lần, có lẽ đó là do một chấp trước ẩn sâu nào đó. Ví dụ, nếu một người thấy mình bị mắc kẹt trong đường trở về nhà mà không làm gì, thì có thể họ đang chấp trước vào sự thoải mái, thiếu kiên nhẫn, hoặc là một chấp trước nào đó.
Sư phụ giảng:
“Mỗi người chúng ta nếu thực sự chú ý một chút tư tưởng của mình, sẽ phát hiện trong nháy mắt là biến [đổi], một giây có thể biến ra rất nhiều niệm đầu, chư vị cũng không biết niệm đầu này là từ đâu đến. Có cái khá là ly kỳ, chính là chư vị qua đời này đời khác mà mang theo quan niệm khác nhau, khi gặp phải vấn đề, nó sẽ phản ứng ra” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)
Đọc đến đây, tôi ngộ rằng những niệm đầu của chúng ta thậm chí có thể không phải của chúng ta. Khi chúng ta cảm thấy không muốn làm việc gì đó, thì đằng sau nó không có logic nào cả, mà chỉ là cảm xúc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thuận theo nó, đồng ý với nó, và chấp nhận nó là suy nghĩ của chính mình.
Trong kinh văn đó, Sư phụ giảng thêm:
“Đầu tiên chúng ta hãy giảng một chút về tính trọng yếu của học Pháp, cũng có nghĩa là học Pháp có thể khiến chư vị đề cao, là bởi vì nội hàm đằng sau của Pháp. Vì sao sách khác không đạt được cái cảnh giới này? Không đạt được cái trạng thái này? Bởi vì nó chẳng có gì cả, nhưng mà cũng không phải là cái gì cũng không có, bởi vì trạng thái của tự thân mỗi cá nhân cũng khác nhau. Tôi thường hay giảng, tôi nói những sách của tôn giáo không tốt kia, đương nhiên cái tôi chỉ là sách của tà giáo – tôn giáo không tốt và sách của khí công không tốt kia, không thể lưu tồn.”
“Tôi nói rồi, thân thể người giống một bộ y phục, ai mặc lên thì là người đó; cái tư tưởng này cũng như một cái mũ, ai đội lên thì là người đó. Từ miệng họ nói nào tôi không có thời gian, kỳ thực, câu nói đó là nghiệp lực đang nói, không để họ đọc. Để họ kiếm nhiều việc để làm, không để họ nghĩ tới việc xem sách, đây là vấn đề dễ xuất hiện trong học Pháp, mọi người phải hết sức chú ý.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)
Thể ngộ của tôi về các đoạn kinh văn này là thông tin chúng ta tiếp nhận rất quan trọng, và chúng ta không muốn mạng xã hội trở thành “cái mũ” và kiểm soát “bộ y phục”. Điều đó sẽ tạo ra sự hỗn loạn — giống như mạng xã hội vậy. Tôi dùng ví dụ này, vì tôi lãng phí quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, nhưng bạn có thể có chấp trước của mình. Tôi cũng ngộ ra một điều nữa là, khi chúng ta không muốn làm điều gì đó, nghĩa là có những thứ khác đang kiểm soát chúng ta. Tuy nhiên, là học viên Đại Pháp, chúng ta muốn Đại Pháp làm chủ. Để làm được điều đó, chúng ta cần học Pháp. Có lẽ trong khoảnh khắc lười biếng đó, chúng ta cần nhận ra điều này, cầm cuốn Chuyển Pháp Luân lên và đọc. Vào khoảnh khắc khi Đại Pháp làm chủ tư tưởng của chúng ta, chúng ta sẽ có chính niệm, do đó sẽ tự nhiên làm được tốt.
Sư phụ giảng:
“Bởi vì là thứ của chư vị thì nó phải nghe theo sự chỉ huy của chư vị. Cánh tay của chư vị, chân của chư vị, ngón tay của chư vị, miệng của chư vị chư vị bảo nó động thế nào thì nó động thế nấy. Vì sao? Bởi vì nó là của chư vị. Khi tư tưởng của chư vị phải nhập định, cái tư tưởng không tĩnh lại được đó, chư vị càng bảo nó tĩnh lại, nó lại càng không tĩnh, nó là chư vị chăng? Chư vị có thể thừa nhận nó là chư vị không? Nó là quan niệm mà chư vị hình thành hậu thiên và nghiệp lực. Cho nên chư vị cứ coi nó là người thứ ba. Ngươi nghĩ đi, ta xem ngươi nghĩ. Lúc này chư vị đã nhảy ra rồi, chư vị mà thật sự phân rõ ra, cũng bằng như là chư vị đã vạch rõ ranh giới với nó, bản thân chư vị tìm được chính mình, đây cũng là tu luyện. Làm như vậy cũng có thể rất nhanh tiêu trừ nó. Nếu chư vị thực sự có thể phân rõ nó, nó sẽ sợ hãi, chính là phải tiêu trừ nó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)
Thể ngộ của tôi là chúng ta cần phải “tìm được chính mình”, thay vì chấp nhận tất cả niệm đầu là của mình và chôn vùi chân ngã. Có lẽ trong những lúc tuyệt vọng, nếu không thể thoát khỏi những niệm đầu ngẫu nhiên trong đầu, chúng ta có thể thử dùng phương pháp mà Sư phụ giảng. Chúng ta có thể nói với những niệm đầu này: “Ngươi nghĩ đi, ta xem ngươi nghĩ.”
Một số ý kiến bổ sung
Thật ra nó rất dễ. Khi bạn bế tắc trong tu luyện hoặc không biết cách tu luyện, hãy học Pháp. Xem ra rất đơn giản, và tôi đã được dạy như thế từ khi còn nhỏ, nhưng chỉ khi gặp vấn đề, tôi mới hiểu được điều này quan trọng như thế nào.
Trên đây chỉ là thể ngộ nông cạn tại tầng thứ hữu hạn của tôi. Nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, xin vui lòng chỉ chính.
Xin cảm ơn các đồng tu!
Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/3/10/491503.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/3/12/225818.html
Đăng ngày 08-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.