Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 12-02-2025] Tất cả các vụ án mà ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công, từ khâu lập án, khởi tố đến xét xử, đều là phi pháp, đều là rắp tâm hãm hại, bởi vì hành vi của học viên Pháp Luân Công không hề vi phạm bất kỳ luật nào. Tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận là quyền mà Hiến pháp ban cho công dân. Học viên Pháp Luân Công tu luyện Pháp Luân Công, giảng rõ chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công cho thế nhân… đều là những hành vi hợp pháp của công dân, song lại bị coi là bằng chứng phạm tội. Trong tình huống không có bất kỳ sự thật nào là phạm tội, lại đưa một công dân hợp pháp ra tòa án với tội danh vô căn cứ, rồi hoang đường dùng danh nghĩa luật pháp để tuyên án có tội. Đây là nỗi bi ai của luật pháp, là nỗi đau xót của đất nước chúng ta, là vụ án oan xuyên thế kỷ.
1. “Hiến pháp” là pháp luật căn bản của quốc gia
Điều 35 của “Hiến pháp” Trung Quốc quy định: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, lập hội, diễu hành, biểu tình.”
Điều 36 của “Hiến pháp” Trung Quốc quy định: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Bất kỳ cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội, và cá nhân nào cũng không được cưỡng ép công dân tin vào tôn giáo hoặc không tin vào tôn giáo nào, không được phân biệt đối xử với công dân có tín ngưỡng tôn giáo và công dân không có tín ngưỡng tôn giáo.”
Hiến pháp là pháp luật cơ bản của quốc gia, là thể hiện ý chí tối cao của quốc gia, quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận, xuất bản, lập hội… mà Hiến pháp ban cho công dân cũng là thần thánh bất khả xâm phạm.
Điều 98 của “Luật Lập pháp” của Trung Quốc quy định: “Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, mọi luật pháp, pháp quy hành chính và pháp quy địa phương đều không được đi ngược lại Hiến pháp.”
2. Trong các văn bản pháp quy và pháp lệnh, Pháp Luân Công không có tên trong danh sách tà giáo nào
Về “Thông Tư số 39 [năm 2000]”
Ở Trung Quốc, rất nhiều người lầm tưởng rằng nhà nước đã kết luận hoặc xác định rằng Pháp Luân Công là tà giáo. Thực tế là, nhà nước căn bản không hề xác định Pháp Luân Công là tà giáo.
Nói là “tà giáo” là Giang Trạch Dân lần đầu tiên nói vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ “Le Figaro” (Pháp) vào ngày 26 tháng 10 năm 1999. Ngày hôm sau, “Nhân Dân Nhật Báo” theo đà đăng bài viết của bình luận viên, trong đó lặp lại lời vu khống của Giang Trạch Dân. Tuy nhiên, phát ngôn cá nhân và bài báo trên truyền thông không phải là luật pháp. Điều 80 và 81 của “Hiến pháp Trung Quốc” đã quy định về chức trách quyền hạn của chủ tịch nước, hoạt động của chủ tịch nước trong phạm vi chức trách quyền hạn là đại diện cho quốc gia, hoạt động ngoài phạm vi chức trách quyền hạn không đại biểu cho quốc gia, chỉ là hành vi cá nhân. Giang Trạch Dân, với tư cách là chủ tịch nước, không có quyền lực để đưa ra nhận định như vậy. Vì vậy, đây chỉ là hành vi cá nhân của Giang Trạch Dân, không đại diện cho quốc gia.
Sau đó không lâu, ngày 10 tháng 5 năm 2000, Bộ Công an đã ban hành “Thông báo của Bộ Công an về việc xác định và cấm một số tổ chức tà giáo” (Thông Tư số 39 [năm 2000]), văn kiện này đã xác định rõ ràng các tổ chức tà giáo đã được Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc vụ Viện xác định là có 7 loại, Bộ Công an xác định là có 7 loại, tổng cộng là 14 loại tổ chức tà giáo, mà trong 14 loại tà giáo này không có Pháp Luân Công. Thông tư này của Bộ Công an rõ ràng đã phủ định lời vu khống của Giang Trạch Dân và truyền thông đối với Pháp Luân Công, cho thấy Pháp Luân Công không phải là tà giáo, Pháp Luân Công là hợp pháp ở Trung Quốc, bức hại Pháp Luân Công là không có cơ sở pháp lý.
Điều đáng chú ý hơn nữa là, sau 15 năm bức hại Pháp Luân Công, ngày 2 tháng 6 năm 2014, “Báo Pháp chế Buổi chiều” lại công khai tái khẳng định thông báo này của Bộ Công an, tái khẳng định 14 loại tà giáo đã được xác định. Điều này hiển nhiên tương đương với việc tái khẳng định rõ ràng rằng Pháp Luân Công không phải là tà giáo.
Lệnh số 50 của Tổng cục Báo chí và Xuất bản
Ngày 1 tháng 3 năm 2011, Tổng Cục trưởng Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc, Liễu Bân Kiệt, đã ban hành Lệnh số 50 của Tổng Cục Báo chí và Xuất bản, công bố “Quyết định của Tổng Cục Báo chí và Xuất bản về việc bãi bỏ các văn kiện quy phạm thuộc nhóm thứ năm”, quyết định này ở mục thứ 99 và 100 rõ ràng đã bãi bỏ hai văn kiện được ban hành năm 1999 sau đây: (1) Thông tư về việc tái khẳng định ý kiến xử lý các ấn phẩm về Pháp Luân Công. (2) Thông tri về việc cấm in ấn các ấn phẩm phi pháp như Pháp Luân Công, tiếp tục tăng cường quản lý công tác in ấn xuất bản phẩm. Quốc vụ Viện đã công bố Lệnh số 50 của Tổng cục Báo chí và Xuất bản Nhà nước, đồng thời đăng trên “Công báo Quốc vụ Viện” Số 28 năm 2011 (để tìm kiếm hai văn kiện đã bị bãi bỏ này trên mạng, vui lòng nhập những từ khóa sau: 中国政府网国务院公报二零一一年第28号 (Trang web Chính phủ Trung Quốc Công báo Quốc vụ Viện Số 28 năm 2011). Việc bãi bỏ hai văn kiện này cho thấy sách của Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp.
3. Cái gọi là điều luật mà ĐCSTQ dựng lên để hãm hại học viên Pháp Luân Công đều là vi hiến, vi pháp, vô hiệu
Cố ý vận dụng sai Điều 300 Bộ Luật Hình sự
Pháp Luân Công đã không phải tà giáo, thì ĐCSTQ dùng Điều 300 Bộ Luật Hình sự để cáo buộc học viên Pháp Luân Công hiển nhiên là vô lý, không có hiệu lực.
Trong phần mô tả về tội trạng của khoản 1 Điều 300 “Bộ Luật Hình sự” có thể thấy rằng, để cấu thành tội này phải có đủ hai yếu tố cơ bản mới có hiệu lực, một là “lợi dụng tổ chức tà giáo”, hai là “phá hoại việc thực thi pháp luật”, thiếu một trong hai yếu tố này thì không thể cấu thành tội này.
Pháp Luân Công đã không phải là tà giáo, thì yếu tố thứ nhất rõ ràng không tồn tại; mà toàn bộ chứng cứ do bên công tố cung cấp đều không thể chứng minh được hành vi của học viên Pháp Luân Công đã phá hoại việc thực thi pháp luật như thế nào, phá hoại việc thực thi điều luật nào, gây nguy hại cho xã hội ra sao. Những chứng cứ này không liên quan gì đến cáo buộc phá hoại việc thực thi pháp luật, nên đều vô hiệu. Trong hai yếu tố cấu thành tội phạm, còn không có được một yếu tố, vì vậy, dùng Điều 300 của Luật Hình sự để cáo buộc học viên Pháp Luân Công là không có hiệu lực, là áp dụng sai luật.
Trên thực tế, với một công dân thông thường hoặc một quần thể xã hội thông thường, thì chỉ tồn tại vấn đề có vi phạm pháp luật hay không, chứ căn bản chưa thể nói gì đến vấn đề phá hoại việc thi hành pháp luật của quốc gia. Bởi vì một công dân bình thường căn bản không có điều kiện, cũng không có năng lực để thực hiện loại tội phạm đó. Chỉ có những quan chức nắm giữ quyền lực công, đặc biệt là người nắm giữ quyền lực tối cao mới có năng lực hoặc điều kiện thực hiện loại tội phạm này, như lấy quyền thay pháp, dùng nhân trị thay thế pháp trị, hoặc lợi dụng quyền lực can thiệp hoặc can dự vào hoạt động tư pháp, phá hoại tính độc lập, công chính của nền tư pháp (như nhân viên “Phòng 610” thao túng công an, kiểm sát, tòa án để bức hại học viên Pháp Luân Công bằng hình thức pháp luật) — đây mới là phá hoại việc thực thi pháp luật, đây mới là tội phạm thực sự.
Cho đến thời điểm hiện tại, trong luật pháp hiện hành của Trung Quốc, không có bất kỳ điều luật nào nói rằng tu luyện Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật, cũng không có bất kỳ điều luật nào nói rằng học viên Pháp Luân Công phát tặng tài liệu chân tướng Pháp Luân Công, giảng chân tướng Pháp Luân Công cho mọi người là vi phạm pháp luật. Căn cứ theo nguyên tắc “Pháp vô minh văn bất vi tội” (Không quy định rõ ràng bằng văn bản pháp luật thì không phải là tội), học viên Pháp Luân Công tu luyện Pháp Luân Công, phát tặng tài liệu chân tướng Pháp Luân Công, nói chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công cho người dân, hoàn toàn là hợp pháp. Đây không phải là chứng cứ phạm tội. Lấy một ví dụ đơn giản nhất, ví dụ như pháp luật quy định hút ma túy là vi phạm pháp luật, vậy thì ma túy chính là chứng cứ phạm tội; nhưng pháp luật không quy định hút thuốc lá là vi phạm pháp luật, thì thuốc lá không thể là chứng cứ để cáo buộc phạm tội.
Lấy hành vi sở hữu, phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công và nói chân tướng Pháp Luân Công cho mọi người để cáo buộc học viên Pháp Luân Công là trái với “nguyên tắc pháp định về hình phạt”, không có cơ sở. Ngoài ra, bất kỳ tội phạm nào cũng có tính nguy hại cho xã hội, vả lại tính nguy hại cho xã hội này nhất định phải cụ thể, phải là thấy được sờ được, nói cách khác phải có thể kiểm chứng, thậm chí có thể định lượng được. Không có tính nguy hại cho xã hội, thì không thể nói đến vấn đề vi phạm pháp luật và phạm tội được.
Sự thật khách quan là, không có ai bị tổn hại vì chúng ta tu luyện Pháp Luân Công, cũng không có điều luật nào không thực thi được vì học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công cho thế nhân. Hành vi học viên Pháp Luân Công nói chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công cho thế nhân, không liên quan gì đến “phá hoại việc thực thi pháp luật.” Xin hỏi có điều luật nào vì những cái gọi là chứng cứ này mà không thể thi hành? Thế thì những hành vi này sao có thể trở thành chứng cứ để cáo buộc phạm tội được? Có thể thấy bản cáo trạng đối với học viên Pháp Luân Công vừa không có căn cứ sự thật, vừa không có cơ sở pháp lý, không có hiệu lực.
Giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao là vi phạm pháp luật và vô hiệu
Hiện nay, cái gọi là căn cứ “pháp luật” mà viện kiểm sát, công an, tòa án dùng để cáo buộc học viên Pháp Luân Công là giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao, nhưng căn cứ này không có hiệu lực. Bởi vì giải thích tư pháp mà Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao đưa ra đối với Điều 300 Bộ Luật Hình sự, do vi phạm “Hiến pháp”, “Luật Lập pháp” nên vô hiệu, không thể làm căn cứ để tuyên án.
1. Giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao vô hiệu do vi phạm quy định về quyền lập pháp trong “Hiến pháp” và “Luật Lập pháp.”
Điều 58 của “Hiến pháp” Trung Quốc quy định: “Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thi hành quyền lập pháp quốc gia.”
Khoản 4, 5 Điều 11 “Luật Lập pháp” quy định: đối với “tội phạm và hình phạt”, “tước đoạt, hạn chế quyền chính trị của công dân, biện pháp cưỡng chế và xử phạt về tự do thân thể” thì chỉ có thể chế định pháp luật. Tức là chỉ có thể do Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hoặc Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thông qua luật thì mới được xác lập. Bất kỳ cơ quan nhà nước hay tổ chức nào cũng không có quyền này.
Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao là cơ quan chấp pháp, không phải là cơ quan lập pháp, họ không có quyền lập pháp và quyền giải thích lập pháp. Họ không có quyền quy định hành vi gì là thuộc về vi pháp phạm tội, hành vi gì cần thi hành hình phạt. Mà Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao trong giải thích tư pháp đã liệt kê ra một số biểu hiện hành vi, và quy định rằng đối với những biểu hiện hành vi này, có thể căn cứ theo khoản 1 Điều 300 Bộ Luật Hình sự, tội tổ chức, lợi dụng tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật để định tội, xử phạt.
Quy định này của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao là vi phạm pháp luật, là vô căn cứ. Những biểu hiện hành vi mà Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao liệt kê trong giải thích tư pháp không phải là điều mà Điều 300 của Bộ Luật Hình sự quy định, mà là Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao tự quy định, vì vậy không liên quan gì đến Điều 300 của Bộ Luật Hình sự, không phải là phá hoại việc thi hành pháp luật quốc gia. Đã không có quan hệ gì với Điều 300 Bộ Luật Hình sự, sao có thể dùng tội danh của Điều 300 Bộ Luật Hình sự để định tội kết án được chứ? Đây chẳng phải là chuyện nực cười sao.
Loại giải thích tư pháp này của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao hoàn toàn tách khỏi phạm vi văn bản Điều 300 của “Bộ Luật Hình sự”, thực tế đây không phải là đi giải thích tư pháp, mà là cố ý biên tạo lời dối trá, là vì bức hại Pháp Luân Công mà biên soạn cái gọi là cơ sở pháp lý. Thực tế, đây là lấy danh nghĩa giải thích tư pháp để thực hiện việc lập pháp hoặc giải thích lập pháp, rõ ràng là vượt quyền, vì vậy là vi phạm pháp luật, vô hiệu, không thể làm căn cứ phán quyết.
2. Giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao vô hiệu do trái với tôn chỉ và ý nghĩa vốn có của Điều 300 của “Bộ Luật Hình sự”, không thể làm căn cứ phán án.
Điều 48 của “Luật Lập pháp” quy định: Quyền giải thích luật pháp thuộc về Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Luật pháp do Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc giải thích khi có một trong các tình huống sau đây: (1) Quy định pháp luật cần làm rõ hơn nữa hàm nghĩa cụ thể; (2) Luật pháp ban hành sau khi xuất hiện tình huống mới, cần làm rõ cơ sở áp dụng pháp luật.
Điều 119 “Luật Lập pháp” quy định: Giải thích mà Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao đưa ra thuộc về giải thích áp dụng cụ thể luật pháp trong công tác xét xử, kiểm sát, cần phải chủ yếu nhắm vào các điều khoản luật pháp cụ thể, đồng thời phù hợp với mục đích, nguyên tắc, và ý nghĩa gốc của lập pháp. Gặp phải tình huống được quy định tại khoản 2 Điều 45 của luật này, cần hướng tới Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc yêu cầu giải thích luật pháp hoặc kiến nghị xây dựng, sửa đổi các luật pháp có liên quan.
“Nghị quyết về Tăng cường công tác giải thích pháp luật” vào năm 1981 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã quy định, giải thích tư pháp chỉ có thể tiến hành nhắm vào vấn đề áp dụng luật pháp cụ thể trong công tác tư pháp. Có thể thấy, giải thích là để thuyết minh về một điều luật nào đó, nhưng tuyệt đối không được tách khỏi văn bản pháp luật để sáng tạo luật pháp. Đồng thời, loại thuyết minh này cũng không thể xâm phạm vào lĩnh vực giải thích lập pháp, tội danh mà Điều 300 Bộ Luật Hình sự xác lập là “…phá hoại việc thực thi pháp luật”, vậy thì, giải thích của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao rõ ràng cần phải xoay quanh điều kiện cấu thành của tội danh này và sự thật cần phải có để tiến hành giải thích. Tức là cần phải thuật rõ, cần đáp ứng điều kiện nào, như về chủ quan có phải là cố ý hay không, khách quan cần phải có hành vi gì, gây ra hậu quả nguy hại nào, thì mới cấu thành tội này; mà giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao đối với Điều 300 Bộ Luật Hình sự là trái với tôn chỉ và ý nghĩa ban đầu của Điều 300 “Bộ Luật Hình sự”, những biểu hiện hành vi được liệt kê trong bao nhiêu điều khoản, bao nhiêu mục không hề liên quan gì đến “phá hoại việc thực thi pháp luật”, không hề tương đồng với tôn chỉ và ý nghĩa ban đầu của Điều 300 “Bộ Luật Hình sự.” Vì vậy, giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao không liên quan gì với Điều 300 Bộ Luật Hình sự, nên không thể trở thành căn cứ cáo buộc là vi phạm Điều 300 Bộ Luật Hình sự.
3. Giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao trái với “nguyên tắc xác định tội phạm và hình phạt” của Luật Hình sự, không thể trở thành căn cứ phán án.
“Không quy định rõ ràng bằng văn bản pháp luật thì không phải là tội”, đây là nguyên tắc căn bản của Luật Hình sự, tức là “nguyên tắc xác định tội phạm và hình phạt.”
Luật Hình sự Trung Quốc không nói tu luyện Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật. Học viên Pháp Luân Công nói chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công cho mọi người, hoàn toàn là hợp pháp. Còn giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao lại muốn “định tội và xử phạt” đối với những hành vi hợp pháp này của học viên Pháp Luân Công, điều này hoàn toàn trái với nguyên tắc xác định tội phạm và hình phạt của Luật Hình sự. Vì vậy, giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao không chỉ vi phạm pháp luật, vô hiệu, mà còn là phạm tội, là đội lốt giải thích tư pháp để rắp tâm hãm hại học viên Pháp Luân Công. Nhân viên viện kiểm sát, công an, tòa án dùng giải thích tư pháp của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao làm căn cứ để định tội và kết án đối với học viên Pháp Luân Công, đây không phải là chấp pháp, mà là phạm tội, người chấp pháp đã cấu thành tội vu cáo hãm hại, tội lạm dụng chức quyền, tội thiên vị làm trái pháp luật, hành vi này chắc chắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
4. Ý kiến bất đồng từ nội bộ chính phủ và giới luật pháp
Do Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công là vi phạm Hiến pháp, cũng hết sức trái với lẽ thường, vì vậy đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ trong nội bộ đảng, trong số bảy Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị thời đó, có đến sáu người không đồng ý.
Thủ tướng Chu Dung Cơ tại Hội nghị Thường ủy đã nói: Mọi người luyện công rèn luyện thân thể là quyền của công dân, hơn nữa có lợi cho đất nước, chúng ta không nên can thiệp.
Nguyên Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Kiều Thạch luôn kiên quyết phản đối Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công. Ông đã bày tỏ trước khi lâm chung vào tháng 6 năm 2015: Bản thân tôi có thể không được thấy ngày Pháp Luân Công được minh oan, nhưng vẫn kiên trì lập trường năm 1998 của mình: “Pháp Luân Công có trăm điều lợi mà không có đến một điều hại cho quốc gia dân tộc”. Đồng thời, ông yêu cầu không cho phép Giang Trạch Dân tham gia lễ truy điệu thi hài của mình.
Nguyên Thủ tướng Quốc vụ Viện Ôn Gia Bảo trong thời gian tại nhiệm đã mấy lần đề xuất minh oan cho Pháp Luân Công, đặc biệt là vào năm 2012 khi Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ triệu tập hội nghị Thường vụ để nghiên cứu xử lý vấn đề Bạc Hy Lai, ông Ôn Gia Bảo lại đề xuất nhân sự kiện xử lý Bạc Hy Lai mà giải quyết luôn vấn đề Pháp Luân Công, nhưng đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của Chu Vĩnh Khang.
Ngoài ra, còn có một nhóm quan chức cấp tỉnh như nguyên Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô Trần Hoán Hữu… cũng phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Từ đó có thể thấy trong tầng lớp lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ vẫn luôn tồn tại tiếng nói phản đối bức hại Pháp Luân Công, yêu cầu minh oan cho Pháp Luân Công.
Từ khi bức hại Pháp Luân Công đến nay, rất nhiều học giả, giáo sư nổi tiếng trong giới luật pháp Trung Quốc đều mạnh mẽ lên án hành vi phạm pháp phạm tội này (như giáo sư Đằng Bưu, học giả nổi tiếng của Đại học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, giáo sư Trương Tán Ninh của Học viện Pháp luật Đại học Đông Nam…), và ra tòa biện hộ vô tội cho học viên Pháp Luân Công. Những năm gần đây, đã có hơn 100 luật sư biện hộ vô tội cho học viên Pháp Luân Công trong hơn 1.000 phiên tòa.
Rất nhiều luật sư trong phần biện hộ đã chỉ ra rằng: Trong xã hội ngày nay, những người tham ô hủ bại, phạm tội hình sự, không có ai là người luyện Pháp Luân Công. Học viên Pháp Luân Công là một nhóm công dân tuân thủ pháp luật lương thiện nhất, cảnh giới đạo đức cao thượng của họ khiến người ta khâm phục và kính trọng. Dùng thủ đoạn pháp luật để đàn áp những người tốt nhất này là nỗi bi ai của luật pháp Trung Quốc. Tất cả các vụ án Pháp Luân Công đều là án oan, giả, sai, tất cả nhân viên thụ lý vụ án liên quan đều phạm pháp phạm tội, đều sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
Những biện hộ vô tội có lý có chứng mà các luật sư này đã làm cho các học viên Pháp Luân Công đã khiến rất nhiều thẩm phán, kiểm sát viên, cảnh sát và người tham dự tại tòa chấn động, thường có người khâm phục giơ ngón tay cái lên nói: Luật sư nói hay quá, quá đặc sắc, thực sự đã cho chúng ta một bài học về pháp luật… Thì ra tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp, đàn áp Pháp Luân Công mới là vi phạm pháp luật… Trước đây, chúng ta thù hận Pháp Luân Công hóa ra là đã bị lừa bịp rồi. Mọi người đều đã nhận thức được sự tà ác và hoang đường của cuộc bức hại này.
Hơn 20 năm qua, đối diện với cuộc đàn áp vô lý, các học viên Pháp Luân Công vẫn thuỷ chung kiên trì dùng phương thức hòa bình, nói cho thế nhân biết chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công, nói cho mọi người biết bức hại Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật, là vô căn cứ, là tà ác. Mọi lý do bức hại đều là dối trá, đều là bịa đặt ra nhằm bôi nhọ và đàn áp Pháp Luân Công.
Cùng với sự lan tỏa rộng khắp của chân tướng Pháp Luân Công, ngày càng có nhiều người nhìn thấy sự thuần chính và lương thiện của học viên Pháp Luân Công, cũng nhìn thấy sự hoang đường và tà ác của cuộc bức hại của Giang Trạch Dân nhắm vào Pháp Luân Công. Đặc biệt là ngày càng có nhiều nhân viên công an, kiểm sát, tòa án, sau khi hiểu rõ chân tướng Pháp Luân Công, đều thức tỉnh, đều đang dùng phương thức của riêng mình để phản kháng cuộc bức hại hoang đường này. Theo báo cáo của Minh Huệ Net, kể từ năm 2016, đặc biệt là từ năm 2017 đến nay, ngày càng nhiều học viên Pháp Luân Công vô tội đã được trả tự do.
Mất đi sự chống đỡ của dối trá, cuộc bức hại này đã khó mà duy trì tiếp được, bất cứ lúc nào cũng có khả năng chấm dứt. Khi khả năng này trở thành hiện thực, tất cả những người tham gia bức hại Pháp Luân Công, bao gồm cả kẻ chủ mưu cuộc bức hại này là Giang Trạch Dân, đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trong cuộc đọ sức giữa thiện và ác này, làm thế nào để đặt đúng vị trí của mình, đây là điều mà mỗi người đều nên suy nghĩ nghiêm túc.
Xây dựng một xã hội pháp trị kiện toàn, là nền tảng ổn định lâu dài của một quốc gia, là đảm bảo căn bản cho quyền công dân của mỗi người. Phá hoại nền pháp trị của quốc gia, người bị tổn hại sẽ là tất cả mọi người. Hôm nay có thể bức hại Pháp Luân Công, ngày mai cũng có thể bức hại bạn. Thậm chí đến cả Lưu Thiếu Kỳ, nguyên Chủ tịch nước, cũng không đảm bảo được quyền thân thể của mình, đều có thể tùy ý bị bức hại đến chết. Thời “Cách mạng Văn hóa” có thể trong một đêm đập tan “viện kiểm sát, công an, tòa án”, một lượng lớn nhân viên viện kiểm sát, công an, tòa án bị điều đến vùng quê hẻo lánh tiếp nhận cải tạo lao động. Đây đều là những bi kịch do phá hoại nền pháp trị của quốc gia mà ra.
Để những bi kịch như vậy không tái diễn, hy vọng mỗi người có lương tri, chính nghĩa đều có thể đứng ra phản kháng cuộc bức hại hoang đường này.
5. Tiếng sóng của chế tài quốc tế
Năm 2016, Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Magnitsky về Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Toàn cầu.” Đạo luật này quy định và thực thi chế tài đối với những người đã được xác nhận là xâm phạm nhân quyền.
Đạo luật này đã nhận được sự tán đồng rộng rãi của cộng đồng quốc tế, “Đạo luật Magnitsky” đã trở thành luật pháp ở Hoa Kỳ, Canada, và Anh. Hiện nay có 28 quốc gia đã xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng “Đạo luật Magnitsky” tương tự như của Mỹ, đối với những người bức hại nhân quyền thì từ chối cấp visa, đóng băng tài sản ở nước ngoài. Việc thực thi “Đạo luật Magnitsky” cho thấy bất kỳ ai xâm phạm nhân quyền, chà đạp nhân quyền đều sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Tháng 5 năm 2019, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu thúc đẩy việc thi hành “Đạo luật Magnitsky về Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Toàn cầu”, Canada, Anh, Úc, Liên minh Châu Âu và hơn 20 quốc gia khác đã bày tỏ sẽ theo sát. Theo thời gian, luật này chắc chắn sẽ được thực thi và thực hiện ở phạm vi xã hội quốc tế rộng lớn hơn.
Đồng thời, các đoàn thể tín ngưỡng tôn giáo ở Hoa Kỳ, trong đó có Pháp Luân Công, cũng được thông báo rằng, chính phủ Hoa Kỳ sẽ thẩm tra nghiêm ngặt hơn đơn xin thị thực, từ chối cấp thị thực cho những người bức hại nhân quyền và tôn giáo, bao gồm cả visa định cư và visa không định cư (như du lịch, thăm thân, thương vụ, v.v.), người đã có visa (kể cả người có “thẻ xanh”) cũng sẽ bị từ chối nhập cảnh. Quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với học viên Pháp Luân Công có thể trình lên danh sách những người tham gia bức hại Pháp Luân Công và cả người nhà, con cái của họ.
Quan chức chính phủ Hoa Kỳ còn nói với học viên Pháp Luân Công, đây mới chỉ là bước đầu tiên, còn nhiều biện pháp nữa sẽ được đưa ra liên tục, bất kỳ ai xâm phạm nhân quyền và bức hại tín ngưỡng tôn giáo, bao gồm cả người nhà, con cái của họ, đều sẽ phải chịu chế tài và trừng phạt nghiêm khắc.
6. Chân tướng
Những người quen thuộc với lịch sử cận đại Trung Quốc đều biết rằng, ĐCSTQ từ khi ra đời, đặc biệt là từ khi chấp chính, các cuộc vận động chính trị mà nó tiến hành, đều dựa vào việc bịa đặt dối trá, lừa bịp thế nhân mới có thể tiến hành được. Khi ĐCSTQ muốn đàn áp ai, thì trước tiên sẽ tạo tin đồn về người đó, dựng lên tội danh, sau đó thông qua truyền thông và chính sách mà nó khống chế để rót vào đầu thế nhân, kích động thù hận và lừa mị mọi người tham gia vào tội ác của nó. Đây chính là cái mà ĐCSTQ gọi là vận động quần chúng.
Ví dụ như thời Cách mạng Văn hóa, để đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, ĐCSTQ đã tung tin đồn rằng Lưu Thiếu Kỳ là kẻ phản bội, nội gián, kẻ phản bội giai cấp công nhân. Thực tế có phải vậy không, căn bản không phải. Đàn áp Pháp Luân Công cũng như vậy. Để kích động mọi người thù hận Pháp Luân Công, và lừa mị mọi người tham gia vào cuộc vận động đàn áp Pháp Luân Công, tập đoàn Giang Trạch Dân của ĐCSTQ đã lợi dụng truyền thông mà nó nắm trong tay để ngang nhiên tạo tin đồn, dùng hết khả năng phỉ báng, vu khống, biên soạn dối trá, tiến hành tuyên truyền bôi nhọ một cách không kiêng nể gì. Như cái gọi là “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn”, “Sự kiện 25 tháng 4”, “1400 trường hợp tử vong” v.v., hết trò dối trá vụng về này đến trò dối trá vụng về khác, mục đích chính là kích động thù hận, lừa mị mọi người tham gia vào tội ác bức hại Pháp Luân Công, đóng vai trò đồng phạm và công cụ tàn hại người lương thiện cho tập đoàn Giang Trạch Dân của ĐCSTQ.
Ví dụ như ngày 23 tháng 1 năm 2001, để bôi nhọ Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã đạo diễn màn kịch lố bịch “tự thiêu ở Thiên An Môn”, để kích động mọi người thù hận Pháp Luân Công, tạo đà để leo thang bức hại.
Ngày 14 tháng 8 năm 2001, tại hội nghị Liên Hợp Quốc, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã ra tuyên bố về “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” nhằm lên án mạnh mẽ hành vi chủ nghĩa khủng bố quốc gia của ĐCSTQ: “Chúng tôi đã có được một đoạn phim ghi hình sự kiện này [vụ án tự thiêu ở Thiên An Môn], từ đó rút ra kết luận, sự kiện này là do chính phủ một tay đạo diễn.” Đối diện với bằng chứng xác thực, đoàn đại biểu ĐCSTQ á khẩu không nói được lời nào, không có lời nào để biện bạch. Tuyên bố này đã được Liên Hợp Quốc lưu hồ sơ.
Ngày 8 tháng 10 năm 2003, bộ phim tài liệu “Lửa giả” do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) sản xuất để vạch trần “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn”, đã đoạt giải danh dự tại Liên hoan Phim và Truyền hình Quốc tế Columbus lần thứ 51. Liên hoan Phim và Truyền hình Quốc tế Columbus là sự kiện nổi tiếng trong lĩnh vực phim tài liệu, lịch sử của nó chỉ đứng sau “Oscar.” Bộ phim này đã vạch trần rất nhiều điểm nghi vấn của “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” đầu năm 2001, từ đó chứng minh rằng vụ án này là một ngụy án mà tập đoàn Giang Trạch Dân của ĐCSTQ dựng lên để giá hoạ cho Pháp Luân Công.
Học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng Pháp Luân Công cho thế nhân, mục đích chính là để làm sáng tỏ những dối trá mà tập đoàn Giang Trạch Dân của ĐCSTQ đã biên soạn ra để đàn áp Pháp Luân Công, để mọi người có thể giải thoát khỏi sự dối trá này, để tránh trở thành vật thế tội cho những lời dối trá này. Tục ngữ nói: “Nghe cả hai tai thì sáng suốt, chỉ nghe một tai thì mê muội”. Khi bạn thực sự hiểu rõ về Pháp Luân Công, bạn tự nhiên sẽ có thể rút ra kết luận đúng đắn của chính mình từ cuộc chiến giữa thiện và ác, phải và trái này. Vì vậy, có thể thực sự liễu giải được Pháp Luân Công là vô cùng quan trọng đối với mỗi người.
Pháp Luân Công còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia. Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện, yêu cầu người tu luyện bắt đầu từ việc làm người tốt, tu luyện tâm tính của bản thân chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, nâng cao cảnh giới đạo đức của bản thân, từ đó đạt được tịnh hóa tâm linh và thân thể khỏe mạnh. Pháp Luân Công vừa truyền ra, do Pháp lý dạy người hướng thiện và hiệu quả thần kỳ trong việc trị bệnh khỏe người, đã lập tức được mọi người phổ biến và chào đón, chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã lan rộng khắp Thần Châu đại địa, đến năm 1999, đã có hàng trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Công.
Trước khi cuộc bức hại tháng 7 năm 1999 xảy ra, rất nhiều báo chí, đài truyền hình và đài phát thanh cấp trung ương và tỉnh thành ở Trung Quốc đều đưa tin tích cực về Pháp Luân Công, ca ngợi hiệu quả thần kỳ của Pháp Luân Công trong việc nâng cao đạo đức con người và trị bệnh khỏe thân.
Năm 1998, Tổng cục Thể dục Thể thao Quốc gia đã tổ chức các chuyên gia giới y học của Bắc Kinh, Vũ Hán, Đại Liên, và tỉnh Quảng Đông, tiến hành năm cuộc điều tra y học đối với gần 35.000 học viên Pháp Luân Công. Kết quả điều tra cho thấy, hiệu quả trị bệnh khỏe người của môn tu luyện Pháp Luân Công cao tới hơn 98%.
Nửa cuối năm 1998, nguyên Ủy viên trưởng của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Kiều Thạch đã tổ chức một số cán bộ lão thành của Quốc hội tiến hành điều tra chuyên sâu về Pháp Luân Công trong mấy tháng, kết luận cuối cùng đưa ra là: Pháp Luân Công chỉ có trăm điều lợi mà không có đến một điều hại cho quốc gia và dân tộc.
Hiện nay, Pháp Luân Công đã được hồng truyền đến hơn 100 quốc gia và khu vực. Pháp Luân Công đến đâu, lòng người ở đó hướng thiện, đạo đức hồi thăng, quả là cảnh tượng thịnh thế tường hòa. Mọi người đều hết lời ca ngợi Pháp Luân Công không chỉ mang lại sức khỏe, mà còn nâng cao cảnh giới đạo đức của con người. Rất nhiều chính phủ các nước cũng đã lần lượt trao thưởng cho Pháp Luân Công và nhà sáng lập Pháp Luân Công là Đại sư Lý Hồng Chí, biểu dương đóng góp kiệt xuất của Đại sư cho sức khỏe thân tâm của nhân loại.
Gần 33 năm kể từ khi Pháp Luân Công truyền ra đến nay, thực tiễn tu luyện của hàng trăm triệu người đã chứng minh Pháp Luân Công không chỉ có hiệu quả thần kỳ trong việc trị bệnh khỏe người, mà xác thực còn có thể đề thăng cảnh giới đạo đức của con người từ bản chất.
(Biên tập viên phụ trách: Nhâm Gia)
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/12/490542.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/13/225460.html
Đăng ngày 28-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.