Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-10-2024] Cháu là một tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đang học trung học cơ sở. Cháu tin rằng mình thật may mắn khi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi.
Năm ngoái, cháu có một giấc mơ, trong đó có người nói với cháu rằng điểm tu luyện của các học viên khác nằm trong khoảng từ 50 đến 80, trong khi cháu chỉ đạt 3 điểm. Sau khi tỉnh dậy, cháu hiểu rằng Sư phụ đang nhắc nhở cháu phải tu luyện tinh tấn. Thế nhưng, do chấp trước quá lớn vào tâm an dật, cháu đã không cố gắng đề cao. Mãi cho đến khi kinh văn “Kinh Tỉnh” gần đây của Sư phụ được công bố, cháu mới nhận ra tính nghiêm túc của việc tu luyện và bắt đầu nỗ lực để thực tu. Khi đối chiếu trạng thái của mình với những lời giảng của Sư phụ, cháu nhận ra rằng mình đã không học Pháp trong một thời gian dài và tư tưởng của cháu chưa đạt được tiêu chuẩn của Pháp.
Trước đây, khi có mâu thuẫn với bạn cháu, cháu dùng cái lý và tư tưởng của người thường để đánh giá vấn đề và cho rằng lỗi thuộc về bạn ấy. Khi lời nói và hành động của bạn ấy không phù hợp với quan điểm của cháu, cháu đã coi thường bạn và thường mất kiên nhẫn với bạn ấy.
Sau khi nhận ra vấn đề của mình, cháu đã đối xử với bạn ấy tốt hơn. Nhưng dù bề ngoài cháu có vẻ đối xử tốt với bạn ấy, điều đó không xuất phát từ lòng tốt hay sự quan tâm thật sự, mà chỉ là vì cháu lo sợ rằng bạn ấy sẽ nói xấu cháu hoặc chúng cháu sẽ lại xảy ra mâu thuẫn. Vì động cơ của cháu mang tính ích kỷ, nên mỗi khi có việc bất đồng quan điểm, cháu vẫn cảm thấy không vui. Nếu tâm thái của cháu thực sự đạt đến tiêu chuẩn của một người tu luyện, cháu hẳn phải hiểu được rằng những mâu thuẫn này chính là cơ hội giúp cháu buông bỏ những chấp trước của mình.
Khi bắt đầu suy ngẫm sự việc từ góc độ của bạn mình, cháu nhận ra rằng mỗi khi chúng cháu xảy ra mâu thuẫn, bạn ấy cũng cảm thấy khó chịu. Nếu cháu biết tận dụng những mâu thuẫn đó để đề cao bản thân, cháu đã có thể tiêu trừ nghiệp lực và buông bỏ các chấp trước. Thực ra, mỗi lần tranh cãi đều là cơ hội để cháu đề cao, và cháu nên biết ơn bạn ấy. Trước đây, cháu luôn nghĩ rằng bạn ấy có mọi khuyết điểm mà cháu không thích. Sau này, cháu mới hiểu được rằng vấn đề không nằm ở bạn ấy, mà là ở cái tâm hẹp hòi và không thể bao dung người khác của chính cháu. Chính tâm oán giận của cháu đã khiến những mâu thuẫn kéo dài.
Cháu nhận ra rằng mình chưa buông bỏ chấp trước vào tự ngã. Cháu vẫn còn chấp vào danh tiếng của bản thân. Cháu thích được người khác khen là một người tốt và luôn nghĩ rằng bản thân đúng là như vậy. Mỗi khi làm việc tốt, cháu mong người ta sẽ nói lời tốt đẹp về mình, thay vì làm điều đó xuất phát từ lòng chân thành muốn giúp đỡ người khác.
Khi ở trường, cháu cũng chưa làm được “Chân”. Chẳng hạn, khi bạn cùng lớp hỏi cháu đáp án trong lúc làm bài kiểm tra, tôi đã nói ra đáp án. Dù biết rằng điều đó là sai, cháu vẫn sợ rằng nếu từ chối nói ra, các bạn sẽ không vui với cháu.
Khi có một người bạn phàn nàn về một bạn khác, đôi khi cháu đồng tình với bạn ấy dù trong tâm biết rằng như vậy là không đúng. Cháu hành xử như vậy là vì xuất phát từ tâm ích kỷ muốn bảo vệ bản thân. Cháu không muốn người khác nói xấu mình. Vì sợ bị chỉ trích, đôi khi cháu còn che giấu lỗi lầm của mình. Tất cả những điều này đều trái với nguyên lý “Chân”.
Có lần, khi cháu cố gắng nhìn nhận tình huống từ góc độ của bạn mình, cháu nhận ra rằng có lẽ cháu đã vô ý làm tổn thương bạn ấy, và điều đó khiến cháu rất buồn. Một hôm, trong khi học Pháp, cháu ngộ ra rằng không nên mãi chìm đắm trong sự hối tiếc về những chuyện đã qua.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta không thể cố ý làm hại các sinh linh; nhưng chúng ta cũng không thể câu nệ thái quá đến những sự việc nhỏ bé kia.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Cháu nhận ra rằng cảm giác buồn bã hay hối hận không giúp ích gì. Chúng chỉ là những quan niệm người thường. Cháu cần nhìn nhận mọi việc từ góc độ của Pháp. Cháu cũng không nên lo lắng thái quá miễn là cháu không cố ý làm tổn thương bạn ấy và cố gắng đối đãi với bạn ấy bằng lòng từ bi.
Vào đêm giao thừa, sau khi xem DVD chương trình biểu diễn Thần Vận, một lời bài hát thực sự khiến cháu cảm động:
“Cứu nhân bất nan nhân tâm tự kỷ lan”
(“Nhân Tâm Lan”, Hồng Ngâm VI)
Tạm dịch:
“Cứu người không khó, mà do nhân tâm ngăn trở chính mình”
(“Nhân tâm ngăn trở”, Hồng Ngâm VI)
Cháu nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để giảng chân tướng về Đại Pháp cho các bạn và thầy cô vì tâm sợ hãi của mình. Dù cảm thấy hổ thẹn và hối tiếc vì đã quá sợ hãi, cháu vẫn không thể vượt qua được nỗi sợ đó. Cháu biết rằng nếu thực sự quyết tâm hướng nội và loại bỏ những chấp trước của mình, điều đó sẽ không quá khó như cháu tưởng tượng. Chính tư duy của bản thân đã cản trở cháu, và chỉ khiến mọi việc trở nên khó khăn. Trong năm mới, cháu quyết tâm sẽ tinh tấn và tập trung vào việc cứu độ chúng sinh.
Cháu đã lên kế hoạch thức dậy và luyện các bài công pháp vào sáng mùng 1 Tết. Cháu tìm được một chiếc máy nghe nhạc, nhưng nó không hoạt động. Cháu không biết liệu nó có hoạt động lại được không, ngay khi cắm điện vào, cháu nghe thấy một tiếng động nhỏ từ máy. Cháu nghĩ: “Nó vẫn hoạt động!” Quả thật, nó đã hoạt động! Cháu cảm thấy Sư phụ đang khích lệ cháu. Cháu không ngờ một phép màu như vậy lại xảy ra với mình khi mà cháu không tinh tấn trong tu luyện. Sau đó, cháu đã thức dậy trước 6 giờ sáng để phát chính niệm. Mặc dù không thể thực hiện điều này mỗi ngày nhưng sẽ cố gắng làm tốt hơn trong tương lai.
Trong quá trình tu luyện của mình, cháu thường tránh né khó khăn và tìm kiếm con đường tắt. Cháu luôn hy vọng rằng bằng cách học Pháp, cháu có thể dễ dàng buông bỏ các chấp trước và thoát khỏi những phiền não của cuộc sống thường nhật. Cháu cũng hy vọng rằng sẽ tìm thấy động lực từ việc học Pháp để thúc đẩy bản thân tiến bộ mà không phải tốn quá nhiều công sức.
Việc học Pháp với tâm thái thế này cho thấy cháu có một chấp trước mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là học Pháp với tâm truy cầu, muốn trốn tránh khổ nạn và tìm con đường dễ dàng. Hầu hết thời gian, cháu chỉ nghĩ về bản thân là người tu luyện khi gặp phải khó khăn. Còn khi cảm thấy thoải mái và vui vẻ, cháu không muốn tu luyện tinh tấn mà chỉ muốn hưởng thụ cuộc sống.
Cháu muốn chia sẻ thể hội tu luyện gần đây của mình để khích lệ các đồng tu. Có những lúc cháu không thích viết, nhưng cháu nhận ra rằng, là một người tu luyện, cháu nên chia sẻ những trải nghiệm của mình.
Việc viết ra những điều này đã giúp cháu hiểu rõ hơn và tâm trí rộng mở hơn. Cháu đã tìm lại được cảm nhận của việc đề cao tâm tính và củng cố thêm niềm tin vào việc tu luyện của mình.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/18/482980.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/8/221988.html
Đăng ngày 24-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.