Bài viết của tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Sơn Đông, Đại lục

[MINH HUỆ 01-10-2024] Năm nay cháu 7 tuổi, từ nhỏ được bà ngoại chăm sóc, bà ngoại học Đại Pháp và dẫn dắt cháu học Pháp bất cứ lúc nào cháu rảnh rỗi. Nhưng đôi khi cháu rất ham chơi.

Bây giờ cháu đã bắt đầu học “Chuyển Pháp Luân”, mỗi ngày cháu và bà ngoại cùng học vài chương, hôm nay cháu đã học đến Bài giảng thứ ba. Khi học Pháp thì cháu đọc, và bà ngoại sẽ xem giúp cháu, nếu có chữ nào không biết, bà sẽ dạy cháu. Bây giờ cháu đã nhận biết được hầu hết chữ trong sách “Chuyển Pháp Luân”. Khi học Pháp, cháu và bà ngoại đều ngồi song bàn, đôi khi chân của cháu rất đau, bà ngoại nói với cháu rằng: Phải kiên trì, khi đau là những thứ màu đen đang chạy ra ngoài, sau một lúc sẽ hết. Vì vậy hễ học Pháp là cháu ngồi song bàn. Bắp chân của cháu vẫn còn khá cứng, nhưng cháu luôn ngồi song bàn cho đến khi học Pháp xong.

Bà ngoại dạy cháu học thuộc hàng chục bài thơ trong “Hồng Ngâm”, bà viết tiêu đề lên một tờ giấy và treo trên bàn cạnh giường, cháu luôn đọc một lần trước khi đi ngủ, sau khi đã học thuộc rồi, bà ngoại sẽ dạy cháu một bài thơ khác trong “Hồng Ngâm”, và cháu cứ học như thế. Ngoài ra, mỗi tối trước khi ngủ, cháu còn đếm ngón tay đọc thuộc 10 lần “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo. Sư phụ hảo.” Ngày nào cũng vậy, ở nhà bà ngoại thì không bao giờ quên đọc, nhưng thỉnh thoảng khi về nhà mẹ, do ham chơi nên cháu đã quên đọc.

Bà ngoại còn thường xuyên dẫn cháu đi học Pháp tập thể, dẫn cháu đi phát tài liệu chân tướng cứu người, cháu đặc biệt sẵn lòng muốn đi cùng bà, cháu thích tặng cuốn chân tướng nhỏ cho người lớn, họ nhận rồi còn cảm ơn cháu, và cháu cảm thấy rất vui. Khi phát tài liệu, cháu đặt cuốn chân tướng nhỏ vào trong xe của mọi người, hoặc để ở cổng nhà của mọi người, hoặc phát trên các tầng của tòa nhà.

Khi cháu 6 tuổi, cháu chưa biết cách tu thế nào, bây giờ cháu 7 tuổi, cháu đã biết cách làm tốt rồi.

Hiện tại cháu đang học mẫu giáo, và sẽ lên lớp một vào đầu năm học. Cháu ghi nhớ Pháp của Sư phụ giảng: “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân). Có một bạn nam trong lớp chúng cháu đã tát vào mặt cháu sau giờ học, cháu không gây sự lại với bạn ấy, cũng không đánh lại bạn, trong tâm còn nói: Cảm ơn bạn! Hơn nữa cháu còn đọc thuộc bài thơ “Thùy thị thùy phi” (Ai đúng ai sai) trong “Hồng Ngâm III”.

Lần khác, một bạn nhỏ dùng đầu bút chì đâm vào ngón tay cháu, rất đau, cháu cũng tự nói trong tâm rằng: Cảm ơn bạn! Rồi cháu cũng đọc thuộc bài thơ “Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III”. Đôi khi anh trai ức hiếp cháu, cháu cũng cảm ơn anh ấy! Và lại đọc bài thơ “Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III”.

Còn có lần, cháu bị chảy máu cam khi đang ngủ trưa ở trường, cháu liên tục niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo. Sư phụ hảo.” Và còn có thể đọc thuộc “Hồng Ngâm”, một lúc sau liền hết. Khi về nhà, cháu nói với bà ngoại, bà đã khen cháu, và nói rằng cháu thực sự là một tiểu đệ tử Đại Pháp, làm rất tốt! Cháu nói với bà ngoại: Vì chúng ta là người tu luyện nên phải làm tốt. Bà ngoại nói: Tiểu đồng tu, cháu đã làm thật tốt.

Cháu còn nói với các bạn nhỏ trong lớp rằng: Hãy ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo. Sư phụ hảo.” Sau này bạn sẽ học tập ngày càng giỏi, mẹ bạn sẽ ngày càng thích bạn hơn. Một số bạn không nghe, cháu cũng không biết làm sao, nhưng cũng có một số bạn thích nghe, trong tâm cháu cảm tạ Sư phụ!

Cháu là tiểu đệ tử Đại Pháp của Sư phụ, cháu rất vui, cháu phải vâng lời Sư phụ, và làm tốt. Cảm tạ Sư phụ!

(Phụ trách biên tập: Nhậm Gia)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/10/1/我是師父的大法小弟子-483370.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/2/221465.html

Đăng ngày 17-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share