Bài viết của một học viên từ Bắc Mỹ

[MINH HUỆ 01-07-2008] Sau khi học Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã rất tinh tấn và đã tham gia vào nhiều dự án để làm sáng tỏ sự thật và cứu độ chúng sinh. Tôi chủ động tìm những việc mà tôi có thể làm và làm chúng tốt hơn.

Tuy nhiên, một vài năm trước, chồng tôi đã di chuyển đến một thị trấn xa xôi và tôi đã di chuyển theo anh ấy. Tôi trở thành người tu luyện duy nhất ở thị trấn này và mất hai giờ rưỡi để đi đến địa điểm tập công gần nhất. Từ việc phối hợp nhiều dự án cho đến là học viên duy nhất trong một thị trấn có 900 người định cư da trắng, những thay đổi thật chóng mặt. Tôi phải mất nhiều thời gian để thích ứng với môi trường mới và thiết lập một địa điểm tập công ở trung tâm cộng đồng. Tôi tự nhủ bất cứ đâu tôi đến, tôi phải làm điều mà một học viên nên làm.

Mặc dù như vậy, tôi vẫn cảm thấy nản trí. Tôi ghen tị với những học viên mà ở những thành phố lớn và có thể tham gia vào tất cả các dự án để chứng thực Đại Pháp và làm sáng tỏ sự thật. Mặc dù tôi vẫn có thể tham gia vào một số dự án qua điện thoại và mạng internet, tôi vẫn không thể đi vào một khu cộng đồng người Trung Quốc, mà ở đó tôi có nhiều kinh nghiệm và muốn tiếp tục làm như vậy. Bây giờ thì tôi không thể, và tôi lo lắng rằng nhiều học viên có cơ hội không có đủ can đảm để nói chuyện trực tiếp với những người Trung Quốc.

Khi tôi không biết làm gì, tôi đã đăng ký vào một chương trình và chuẩn bị cho kỳ thi. Áp lực từ việc học hành đã cản trở tôi làm sáng tỏ sự thật tốt. Do vậy, tôi đã buông lơi trong sự tu luyện của mình. Tôi nghĩ rằng vì tôi ở đây một mình, tôi không thể làm nhiều việc như các học viên khác. Tôi đã ở trong tình trạng tu luyện như vậy cho đến khi tôi đọc bài “Giảng Pháp tại Pháp Hội New York 2008”:
“Đừng để việc có ít học viên trong một vùng nào đó, hay những tranh chấp mâu thuẫn đang diễn ra trong các học viên chúng ta trong một số vùng, trở thành lý do cho việc thụ động trong việc chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh, hoặc thậm chí cả sự tu luyện cá nhân của chư vị. Như vậy là chư vị đang huỷ hoại bản thân chư vị. Chư vị nên biết, và tôi cũng đã luôn nói, rằng khi chư vị, là những đệ tử Đại Pháp, nhìn nhận việc gì, chư vị phải chắc chắn nhìn nhận ngược lại vì Tam Giới là đảo ngược, và chư vị phải hành xử một cách đúng đắn và tích cực.”

Đầu tiên, tôi đã không chú ý nhiều đến đoạn này. Tôi nghĩ nó dành cho những học viên mà không hài lòng với Hiệp Hội Pháp Luân Đại Pháp địa phương của họ. Sau khi học Pháp một vài lần, tôi đã nhận ra rằng Sư Phụ cũng đang nói với những học viên mà đang buông lơi trong việc tu luyện và cố gắng làm sáng tỏ sự thật của họ vì có ít học viên ở nơi mà họ ở. Điều này đã làm tôi bàng hoàng. Tôi tự nghĩ rằng mình đã giống như thế. Tôi đã trở nên thụ động vì sự thay đổi của môi trường và chỉ có một vài bạn đồng tu.

Tôi bắt đầu nhìn vào bên trong. Tâm tính của tôi như thế nào? Tại sao tôi trở nên quá thụ động như vậy? Một ngày, tôi đã nhận ra rằng trong tâm tôi, tôi có một chấp trước vào mục đích bám rễ rất sâu. Tôi cần một mục đích cho mọi thứ mọi điều mà tôi làm và mục đích đó phải phù hợp với lợi ích cá nhân của tôi.

Qua quá trình nhìn vào bên trong này, tôi đã hiểu rằng những điều mà tôi đã và đang làm đều dựa trên ích kỷ. Tôi đã không làm nó vì mục đích cứu độ chúng sinh, mà vì chứng thực bản thân mình. Khi cơ hội chứng thực bản thân không còn nữa, tôi chỉ thụ động làm.

Lý do thực sự đằng sau điều này là gì? Tôi đã buông lơi vì tâm ích kỷ này, nó được che dấu và ẩn nấp rất sâu. Nọ thậm trí ẩn nấp sau cả lý do tu luyện. Tâm ích kỷ của tôi xác định rõ rằng tôi phải sống theo cách có lợi cho bản thân tôi. Tôi tu luyện vì tu luyện tốt cho tôi. Tôi lựa chọn những phương tiện cách thức làm sáng tỏ sự thật mà có lợi cho tôi. Khi tôi làm việc trên một dự án Đại Pháp nào đó, đó là bởi vì dự án này có lợi cho tôi. Tôi đã không làm nó dựa trên lòng vô ngã vị tha .

Tôi tự hỏi bản thân, tâm ích kỷ này đến từ đâu? Tại sao cho đến bây giờ tôi mới phát hiện ra nó? Sự thụ động của tôi không phải do can nhiễu, hay do sự thay đổi của môi trường, hay là sự bất lực để cân bằng giữa tu luyện và cuộc sống hàng ngày. Mà nó đến từ tâm ích kỷ. Mọi thứ khác đều chỉ là lời biện hộ mà thôi.

Có bao giờ tôi làm điều gì dựa trên vô ngã vị tha mà không có chút cân nhắc nào về lợi ích cá nhân không? Khi tôi tính toán, bất kể tôi đã làm bao nhiêu việc, cũng không thể thay đổi được sự thật là nó đã được điều khiển bởi tâm ích kỷ. Vì những việc làm và hành động của tôi bị điều khiển bởi tâm ích kỷ, tôi sẽ không bao giờ có thể cân bằng lại đựơc những vấn đề mâu thuẫn. Khi tôi không phù hợp với đặc tính vũ trụ-Chân Thiện Nhẫn, tôi chắc chắn sẽ có những mâu thuẫn xung đột. Trên bề mặt, nó xem giống như là nếu tôi dành nhiều thời gian hơn cho việc làm sáng tỏ sự thật, thì tôi sẽ không hoàn thành trách nhiệm của mình trong xã hội người thường. Đó là bởi vì nền tảng tu luyện của tôi không vững, không kiên định và tôi đã không thực sự thay đổi bản thân mình về căn bản và đã không trở thành một sinh mệnh vì người khác.

Một sinh mệnh vô ngã vị tha sẽ không có mâu thuẫn xung đột. Nếu mọi thứ mà chúng ta làm dựa trên vô ngã vị tha, bao gồm cả mọi tư tưởng suy nghĩ ý niệm mà chúng ta có và mọi ngôn từ lời nói mà chúng ta nói, chúng ta sẽ không phải cân bằng hay giải quyết bất kể điều gì. Vậy cái mà tôi đang cố gắng cân bằng là cái gì đây? Có phải là lợi ích bản thân tôi?

Vì tôi không nghĩ đến người khác trước, nên bất cứ khi nào tôi gặp phải điều gì đó mà có lợi cho tôi hơn, tôi sẽ gạt qua một bên những cái mà tôi đang làm. Bất cứ điều gì mà tôi trải qua trong cuộc sống, mà nó mâu thuẫn với lợi ích của tôi, thì nó phải dịch chuyển đi. Đây có phải là tôi đang quá dính mắc, bám chặt vào lợi ích cá nhân nằm sâu trong tâm tôi? Tôi đã thực sự tu luyện chưa? Hay đó chỉ là những đồ trang điểm, mỹ phẩm để đánh bóng vẻ bề ngoài? Tại sao tôi lại nguỵ tạo trong sự tu luyện của mình? Điều này chẳng phải là vì lợi ích bản thân ở một tầng thứ khác là gì? Chẳng phải là tôi đang chấp trước vào “danh” giữa các bạn đồng tu hay sao? Tại sao tôi có quá nhiều tư tưởng xấu như vậy?

Khi tôi nhận ra điều này, tôi đã khóc. Tôi nói với Sư Phụ: “Sư Phụ, con không muốn điều đó. Con không muốn những tư tưởng xấu này. Con phải quét sạch chúng.”
Sau đó tôi nói với Sư Phụ, Tôi sẽ tập trung vào chân tu, làm sáng tỏ sự thật và làm tốt ba điều, chỉ bởi vì tôi muốn làm điều đó–không phải cho bản thân tôi, mà là cho người khác–và không phải cho bất kỳ mục đích nào hay lợi ích bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/7/1/181251.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/7/7/98776.html
Đăng ngày 11-7-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share