Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Canada

[MINH HUỆ 15-08-2024] Con kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các đồng tu!

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ một chút thể hội tu luyện của bản thân trong quá trình dẫn dắt tiểu đệ tử học Pháp.

Tôi nhận ra rằng muốn dẫn dắt tiểu đệ tử được tốt, thì việc tạo cho con một môi trường tu luyện tập thể là rất quan trọng. Tuy nhiên, ở khu vực của chúng tôi lại không có nhiều bạn nhỏ cùng lứa tuổi với con, hơn nữa, trình độ đọc hiểu tiếng Trung khi học Pháp cũng như thời gian học Pháp của các cháu cũng rất khác nhau. Trong quá trình khắc phục những khó khăn này và kiên trì trong thời gian dài, tôi thể hội rằng việc giúp đỡ các tiểu đệ tử học Pháp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các cháu và những trải nghiệm này đối với bản thân tôi cũng vô cùng trân quý. Nhất tư nhất niệm đều là không gian rộng lớn để tu luyện đề cao.

Học Pháp tập thể khởi tác dụng thúc đẩy tu luyện rất lớn đối với các tiểu đệ tử

Khi con còn nhỏ, chủ yếu là một mình con học Pháp cùng tôi. Cách đây vài năm, tôi nghe nói ở địa phương chúng tôi có một đồng tu trẻ đang học Pháp trên nền tảng RTC dành cho các tiểu đệ tử Đại Pháp, và còn kiên trì gọi điện thoại giảng chân tướng. Tôi cảm thấy như vậy thật quá tốt, nên liền dẫn con bắt đầu học Pháp trên nền tảng này với các tiểu đồng tu từ khắp nơi thế giới.

Trên nền tảng này có rất nhiều tiểu đệ tử, việc tham gia học Pháp nhóm trên này khởi tác dụng thúc đẩy tu luyện rất lớn đối với các em nhỏ. Giọng đọc hồn nhiên, ngây thơ của các em nhỏ khác khiến con tôi cảm thấy vô cùng thân thiết, cháu luôn rất mong chờ đến giờ học Pháp vào mỗi tối và cũng rất thích phần chia sẻ ngắn gọn về trải nghiệm tu luyện sau mỗi buổi học Pháp.

Ban đầu, con chưa nhận biết được nhiều chữ Hán, nên chưa thể đọc lưu loát Chuyển Pháp Luân. Cháu cũng sợ mình đọc không tốt nên không dám đọc. Vậy nên khi đến lượt cháu đọc, tôi ghé sát bên tai cháu và khẽ đọc cùng cháu. Cách này rất hiệu quả, giúp cháu giảm được rất nhiều gánh nặng trong tâm. Kiên trì một đoạn thời gian, khả năng nhận biết chữ Hán của cháu tăng lên rất nhanh, chỉ trong vài tháng, cháu đã có thể đọc được 90% các chữ trong Chuyển Pháp Luân. Điều này khiến tôi càng hiểu rõ hơn tính trọng yếu của việc “học Pháp tập thể” mà Sư phụ an bài cho các học viên, thực sự khởi tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với các tiểu đồng tu trong việc tinh tấn học Pháp.

Biết nghĩ cho người khác trong khi cùng tiểu đệ tử học Pháp

Do khả năng nhận biết chữ Hán của con ngày càng gia tăng nên cháu muốn tự đọc Pháp, không chịu để tôi đọc cùng. Nhìn thấy tiến bộ của con, đương nhiên tôi rất vui. Tuy không đọc cùng nhưng tôi vẫn ngồi cạnh con, mỗi khi cháu đọc sai, theo lẽ thường, tôi lập tức nhắc cháu và đọc lại cho cháu cách đọc đúng. Tôi cảm thấy như vậy sẽ không làm lãng phí thời gian của các tiểu đệ tử khác, nâng cao hiệu quả đọc Pháp. Thế nhưng, mỗi lần như vậy, con tôi lại tỏ ra rất tức giận, cháu có cảm giác bị tổn thương, bị xúc phạm.

Tôi cảm thấy đó là chuyện bé xé ra to, chẳng phải chỉ là uốn nắn con một chút thôi sao? Có cần như vậy không? Tôi là mẹ, thấy con sai, con chưa tốt thì chỉnh lại một chút, chẳng phải là vì tốt cho con sao?

Nhưng rất nhiều lần như vậy, cảm xúc của con quá lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến việc tiếp tục học Pháp. Tôi bắt đầu hướng nội và nhận ra có thể cách xử lý của mình không thỏa đáng, chưa nghĩ cho con, chưa suy xét đến việc con cũng cần giữ thể diện trước mặt các tiểu đệ tử khác. Cho dù là vì tốt cho con, cũng cần chú ý đến phương thức, phương pháp, cần coi cháu như một sinh mệnh độc lập, cháu cũng có lòng tự trọng. Cho dù con là do tôi sinh ra, cháu cũng là một sinh mệnh bình đẳng, cũng cần tôn trọng cảm xúc của cháu, giữ tự trọng cho cháu.

Vì thế, tôi đã điều chỉnh một chút phương pháp của mình. Ví dụ, khi con không thể đọc được từ nào đó, thì tôi đợi sẽ đợi một chút, để con tự ghép vần theo chú âm, dành chút thời gian để cháu cố gắng thử đọc. Khi con có biểu hiện cần tôi giúp, tôi mới nhắc cháu. Tôi và cháu còn thống nhất rằng nếu cháu đọc sai, tôi sẽ khẽ chạm vào tay cháu để cháu kiểm tra lại, cố gắng tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lại. Nếu cháu vẫn đọc sai, tôi đợi cháu đồng ý rồi mới chỉ cho cháu cách đọc đúng.

Sau khi thay đổi như vậy, tuy tốn thêm vài giây để con suy nghĩ nhưng cháu không còn tức giận dừng lại tranh biện với tôi nữa, tôi cũng không cần phải nói đạo lý với cháu nữa, trên thực tế, hiệu quả học Pháp đã cải thiện và còn tiết kiệm được thời gian. Lúc này, cả hai chúng tôi đều cảm thấy học Pháp cùng nhau thật thú vị.

Tôi nhận ra rằng giao tiếp với con cũng giống như giao tiếp với tất cả mọi người, từ những việc rất nhỏ cũng cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy xét cho họ. Khi chỉnh lại chỗ sai, chỗ chưa đúng của người khác cũng cần suy xét đến năng lực tiếp thụ của đối phương, hơn nữa, cần lịch sự, tế nhị, dụng tâm và thiện ý.

Dần biết thản nhiên đối mặt với thiếu sót của bản thân

Đối diện với thiếu sót của bản thân là tình huống thường phải đối mặt trong tu luyện. Trong quá trình học Pháp cùng con, tôi và con đã cùng nhau học cách đối diện.

Đôi khi con tôi học Pháp với các tiểu đệ tử trẻ tuổi khác hoặc các bậc cha mẹ khác mà không có tôi. Hễ cháu đọc sai, mọi người sẽ trực tiếp nhắc lỗi ngay, chứ không theo cách của tôi. Lúc nhắc đúng thì không sao, nhưng có lúc có thể do đường truyền mạng không tốt, con đọc đúng nhưng người nhắc lại nhắc nhầm, khi đó con sẽ không thoải mái, không phục.

Ban đầu, cháu có thể nhẫn được một chút, lúc không nhẫn được cháu sẽ giải thích hoặc thậm chí là tranh biện. Có lúc nghiêm trọng hơn, cháu còn hờn dỗi, không muốn tiếp tục học Pháp với nhóm, thậm chí còn tức giận bất bình kể lể với tôi.

Tuy tôi đã cố gắng giải thích với cháu, về Pháp lý cháu cũng hiểu, nhưng điều thực sự thay đổi cháu là qua một trải nghiệm tương tự của một bạn nhỏ mà cháu được chứng kiến.

Hôm đó, mấy bạn tiểu đồng tu học Pháp cùng nhau, một bé gái đọc sai, đồng tu duy hộ buổi học hôm đó chỉ ra cho cháu và kết quả là tâm tình cháu kích động, tức giận nói lớn tiếng: “Cháu không sai, cháu không sai”.

Tôi và con nhìn nhau, tôi hỏi con: “Con thấy bạn ấy đọc có sai không?” Cháu trả lời: “Mọi người đều nghe thấy mà.” Tôi hỏi tiếp: “Con cảm thấy thế nào?” Cháu nói: “Đọc sai thì sửa lại là được ạ.” Tôi nói: “Đúng vậy, nếu có người chỉ ra cho con chỗ sai, bất kể họ có sai hay không sai, là người tu luyện, niệm đầu tiên con hãy cảm ơn họ trước và sau đó cách làm đơn giản nhất là đọc lại, vậy cũng không mất gì cả, rồi tiếp tục đọc là được. Như vậy cũng không lãng phí thời gian học Pháp. Nếu con cứ kiên trì nói: “con không sai”, vốn dĩ muốn giữ thể diện nhưng kết cục còn tệ hơn. Nếu như bản thân rất thản nhiên, sai rồi liền sửa lại thì quan này chẳng phải là vượt qua được rồi sao?! Không ai nói con ngốc cả. Thẳng thắn đối mặt và sửa lỗi là đã vượt qua khảo nghiệm. Cứ tranh ai đúng ai sai, kỳ thực không quan trọng chút nào”. Con cảm thấy có lý và từ đó trở đi, khi người khác nhắc nhở, cháu rất thản nhiên nói “cảm ơn” rồi nghiêm túc đọc lại. Hơn nữa, các tiểu đệ tử trong nhóm cũng đều có thể hành xử như vậy.

Tôi thường trích dẫn lời giảng này của Sư phụ để nhắc nhở con:

“Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma”

(Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III)

“Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa”

(Ai Đúng Ai Sai, Hồng Ngâm III)

Rất nhiều lúc, tôi phát hiện khi tôi chia sẻ đạo lý với con, kỳ thực cũng là Sư phụ đã an bài tình huống này để tôi thấy, cũng là nhắc nhở tôi rằng khi bị người khác chỉ trích và phê bình, trước tiên cần cảm ơn họ, đón nhận một cách thiện chí và quy chính bản thân. Không nên lập tức biện hộ cho bản thân, chỉ cần sửa lại là được. Ngay cả khi bản thân không sai, thì cũng nhìn lại bản thân một chút, từ góc độ tu luyện mà xét, thì không có gì xấu cả.

Thuần tịnh tư tưởng bản thân, thành tựu người khác

Đôi khi tôi được phân công dẫn dắt những tiểu đệ tử khác học Pháp. Tôi cảm thấy mình rất tận tâm. Khi mỗi tiểu đệ tử đọc, tôi đều cẩn thận đối chiếu, khi tiểu đệ tử đọc sai, tôi đều sửa lại từng lỗi một.

Tôi cũng gặp phải vấn đề tương tự. Một số bạn nhỏ mới đến cũng cảm thấy nản lòng khi bị nhắc lỗi. Dù tôi cũng đã cố gắng dùng lời lẽ nhẹ nhàng động viên, nhưng cảm thấy các cháu vẫn có chút áp lực. Một cháu thậm chí mỗi lần tôi nhắc cháu còn vờ như không nghe thấy và vẫn tiếp tục đọc theo ý mình, nhất định không sửa lại.

Tôi rất băn khoan, nếu chỉ quan tâm đến cảm xúc của tụi nhỏ mà không sửa lỗi, như vậy tôi sẽ không hoàn thành được trách nhiệm của một đệ tử lâu năm, Pháp của Sư phụ không thể bị sửa đổi như thế được. Nhưng các cháu còn nhỏ, chỉ e cảm giác thất bại sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực của các cháu. Tôi nên làm thế nào đây?

Về sau, một lần trải nghiệm đã khiến tôi ngộ ra một đạo lý, giúp tôi minh bạch được một tầng hàm nghĩa của việc chính niệm hỗ trợ nhau.

Một cô bé rất giỏi tiếng Trung nhưng khi đọc Pháp, cháu thường thêm chữ, thiếu chữ, thậm chí còn nhảy hàng. Cháu hoàn toàn có thể đọc không sai.

Một lần, trong tâm tôi xuất một niệm, tôi và cháu cùng đọc, hy vọng cháu cũng đọc chính xác như tôi. Tôi tắt micrô, nhưng trong đầu xuất một niệm, cháu có thể nghe thấy tôi đọc, tôi nỗ lực đọc chính xác, cháu có thể cũng đọc không sai giống như tôi.

Điều khiến tôi kinh ngạc là hầu như cô bé đã không còn đọc sai nữa. Hơn nữa, tốc độ và nhịp điệu đọc Pháp đều có thể giống tôi. Vì tôi không cần sửa cho cháu nữa nên hôm đó khi học Pháp, bản thân cháu cũng cảm giác có chút thành tựu.

Tôi rất kinh ngạc với trải nghiệm này. Tiểu đồng tu ở cách xa ngàn dặm lại như gần trong gang tấc. Tôi ngộ được rằng, trước đây tôi tập trung vào việc tìm lỗi của tiểu đệ tử, chú trọng vào việc làm thế để sửa lại chỗ sai của các cháu, đương nhiên đó cũng là vì tốt cho các cháu. Còn niệm gần đây của tôi, xuất phát điểm là giúp đỡ và gia trì cho các cháu, tin tưởng rằng tiểu đệ tử nhất định sẽ làm tốt. Tôi dùng chính niệm để giúp cháu, dùng chính niệm của mình để hỗ trợ cháu, quả nhiên các cháu cũng có thể làm được như tôi mong muốn. Tôi cảm thấy đó mới thực sự là giúp đỡ được cháu, có lẽ cháu vĩnh viễn cũng không biết trong tâm tôi nghĩ gì, tôi cũng không biểu hiện ra bằng lời nói, nhưng cháu lại làm được ở trạng thái tốt nhất. Từ đó về sau, tôi luôn học Pháp với các tiểu đệ tử khác như vậy, các cháu cũng đều có tiến bộ.

Sư phụ giảng:

“Tôi đã giảng tư tưởng con người đều là vật chất. Chư vị nghĩ điều gì thì đều có thể nghĩ thành, lời chư vị nói ra, nói điều gì cũng đều là hữu hình, chỉ là chư vị nhìn không thấy, tất cả đều là vật chất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Đông Mỹ Quốc 1999)

Thể ngộ của tôi là, khi tôi giúp các tiểu đệ tử đọc Pháp, tôi có tâm nguyện thành tựu người khác, chân thành nghĩ cho họ, từ trong ý niệm gia trì cho họ, mong muốn giúp đỡ họ và tôi chân thành quan tâm đến họ. Suy nghĩ thuần tịnh ấy phù hợp với trạng thái chính diện nào đó, xuất phát điểm là đúng. Còn tiểu đệ tử cũng có thể biểu hiện ra mặt chính, mặt ưu tú. Tôi giúp các bạn nhỏ đọc Pháp như vậy, đối phương có thể cũng không biết tôi đã làm gì, tôi cũng không cần các cháu biết nhưng hiệu quả là tốt.

Tôi nhớ đến điều mà rất nhiều đồng tu trong các bài chia sẻ đều nói đến: “môi trường xung quanh là tấm gương phản chiếu của bản thân. Khi thấy những thiếu sót của người khác, cần hướng nội tìm thiếu sót ở chính mình.” Ở một góc độ khác, thấy thiếu sót của người khác, thấy họ làm chưa đủ tốt, nhiều khi có lẽ là do trong tư tưởng bản thân muốn thấy như vậy, là do quan niệm của bản thân đối với người khác tạo thành. Cần phải thuần tịnh tư tưởng của bản thân, chân niệm vì muốn tốt cho người khác, thành tâm muốn thành tựu người khác, vui mừng vì thành tựu của người khác, đó là phù hợp với trạng thái thiện.

Cứu trợ lẫn nhau

Các học viên trẻ cùng nhau học Pháp trên nền tảng này đến từ khắp nơi trên thế giới, như New York, New Jersey, San Francisco, Sydney, Toronto, Phần Lan,…

Ngoài việc học Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung, họ còn học các kinh văn mới. Trong thời gian phong tỏa Covid, con tôi dành ba giờ đồng hồ mỗi ngày để học Pháp bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Lịch học của tôi với con cố định hai buổi vào tối thứ Tư và sáng thứ Bảy hàng tuần. Chúng tôi đã kiên trì như vậy gần 5 năm nay.

Tuy nhiên, theo thời gian, tiểu đồng tu dần dần rời bỏ việc học Pháp trên nền tảng này vì nhiều lý do. Có cháu vì bài vở ở trường quá bận rộn, có cháu vào Phi Thiên, có cháu tham gia các nhóm học Pháp khác, cũng có nhiều cháu đã tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi làm. Mặc dù các đồng tu lần lượt rời đi nhưng tôi và con gái vẫn tiếp tục học Pháp trên nền tảng này, chưa từng gián đoạn.

Chúng tôi động viên lẫn nhau. Bất kể có bao nhiêu người tham gia, chúng tôi đều bất động tâm. Rất nhiều lúc không có học viên nào tham gia, tôi nói với con gái: “Cho dù không có ai tham gia, mẹ con mình cũng vẫn sẽ học cùng nhau”. Cháu gật đầu đồng ý.

Cũng có một số ưu điểm khi chỉ có hai mẹ con học với nhau. Thỉnh thoảng con đặt câu hỏi liên quan đến nội dung đang đọc, chúng tôi có thể tạm dừng và thảo luận cùng nhau, sau đó lại tiếp tục đọc.

Kiên trì đến bây giờ, tôi phát hiện ra rằng, ban đầu tôi nghĩ mình đang giúp con nhưng thực ra bản thân tôi đã được thụ ích rất nhiều.

Trong quá trình đọc Pháp, đặc biệt là học Pháp bằng tiếng Anh, tôi không chỉ tăng thêm vốn từ vựng, mà khả năng nghe, biểu đạt bằng tiếng Anh đều tiến bộ hơn trước. Hơn nữa, con tôi đã giúp tôi rất nhiều. Rất nhiều lúc, khi giải đáp những thắc mắc của con trong học Pháp, tôi có cảm giác như thông qua việc đó để kiểm tra mức độ lý giải Pháp của tôi. Có lúc con sửa đi sửa lại cách phát âm tiếng Anh sai của tôi; sự kiên nhẫn của tôi đối với con cũng thể hiện ra khi con nhắc nhở tôi. Đôi lúc, tôi cũng không giữ vững được tâm tính, con cũng từ Pháp mà nhắc nhở tôi hướng nội tìm, nhắc tôi phải thiện. Tôi cảm thấy rất vui.

Về vấn đề “cứu trợ lẫn nhau”, Sư phụ giảng:

“Mà đó là Sư phụ bảo chư vị cứu trợ lẫn nhau, cùng lúc cứu người mà đồng thời độ chính mình, đó là chúng sinh thời mạt hậu cứu nhau. (Tránh xa hiểm ác)

Là bậc cha mẹ, việc nói cho con biết về Đại Pháp của Sư phụ là trách nhiệm không thể thoái thác. Cần hướng dẫn các cháu bước đi trên con đường tu luyện, dẫn dắt để một sinh mệnh hiểu được trí huệ và vẻ đẹp của Đại Pháp, đó là một việc vô cùng trọng đại. Trong quá trình này, cha mẹ không chỉ là phó xuất mà nhiều hơn thế còn là thu hoạch. Cùng con học Pháp chính là cách gắn kết để cha mẹ và con cái cứu trợ lẫn nhau.

Cách đây vài năm, một đồng tu nhắc tôi rằng việc dẫn dắt tốt tiểu đệ tử là hạng mục lâu dài và vai trò của cha mẹ trong hạng mục này hết sức quan trọng, không ai có thể thay thế. Những gì đã mất đi rồi sẽ khó bù đắp lại được, vậy nên cần tận tâm tận lực dẫn dắt các tiểu đệ tử Đại Pháp, đừng để lưu lại nuối tiếc.

Lời kết

Việc dẫn dắt các tiểu đệ tử học Pháp tu luyện là một quá trình lâu dài, không ngừng qua thực tiễn tu chính bản thân. Trong thời mạt Pháp mạt kiếp, vạn ma xuất động đầy hiểm ác này, người tu luyện làm cha làm mẹ, cần dẫn dắt để con cái có nhận thức đúng đắn về Đại Pháp, để con cảm nhận được sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, đó là điều có ý nghĩa to lớn, là trách nhiệm trọng đại.

Trên đây là chút nhận thức nông cạn của bản thân trong quá trình dẫn dắt tiểu đệ tử Đại Pháp học Pháp. Có bất cứ điều gì không phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Canada 2024)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/10/480653.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/15/219516.html

Đăng ngày 18-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share