Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan
[MINH HUỆ 28-11-2024] Pháp hội Trung Quốc đại lục lần thứ 21 được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 19 tháng 11 năm 2024. Tính đến hôm nay, đã có 43 bài chia sẻ của đệ tử Đại Pháp đại lục được đăng trên trang web Minh Huệ. Trong đó, các đồng tu chia sẻ trải nghiệm tu luyện của bản thân và cứu người dưới sự bức hại nghiêm trọng của ĐCSTQ, cách họ chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, vượt qua ma nạn và truyền đi chân tướng bằng tâm đại thiện đại nhẫn, lấy chính niệm chính hành để chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp và sự vĩ đại của Sư tôn.
Sau khi đọc những bài viết từ Pháp hội Trung Quốc đại lục, các học viên Đài Loan cảm ơn các đồng tu đã vô tư chia sẻ quá trình tu luyện cá nhân, giúp họ tìm ra những khoảng cách và thiếu sót. Đồng thời, họ cũng nhận ra tầm quan trọng của việc tín Sư tín Pháp và tu luyện tinh tấn. Chỉ bằng cách đạt được các tiêu chuẩn của Pháp, chúng ta mới có thể trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh một cách hiệu quả hơn.
Trở thành một giáo viên gieo mầm Chân-Thiện-Nhẫn
Cô Vương là một giáo viên và cô đã rất xúc động khi đọc bài viết “Pháp hội Trung Quốc Đại lục | Bị điều đến dạy học tại vùng hẻo lánh vẫn chứng thực Pháp như cũ”. Đồng tu viết bài bị đẩy đi dạy ở miền núi chỉ vì tin vào Chân-Thiện-Nhẫn và làm một người tốt. Song, cô ấy không hề phàn nàn và còn chủ động đảm nhận rất nhiều công việc. Lời nói và hành động của cô ấy thực sự đã chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp và xua tan những lời dối trá của tà ác. Cô Vương vô cùng cảm động trước chính niệm chính hành của đồng tu.
Trong bài viết có một đoạn đã khiến cô Vương rơi lệ: “Các em đều khen cô là giáo viên tốt, trong các giáo viên tại trường chúng ta đây thì cô có học lực cao nhất, nhưng lương cô lại thấp nhất, vì sao? Vì cô tu luyện Pháp Luân Công, mấy lần điều chỉnh lương giáo viên cũng không tăng cho cô, dù cô chịu ủy khuất, cô vẫn nghiêm túc dạy dỗ các em như thế, cô không thể vì mình bị oan, bị đả kích, mà làm lỡ tiền đồ của các em. Nhưng các em biết chăng? Cô ở đây dạy dỗ các em, xem các em như con ruột vậy, nhưng con của cô thì không có ai chăm sóc, nó cũng bằng tuổi các em”.
Cô Vương cho biết: “Là một học viên, cô ấy không thể chăm sóc và giáo dục con cái của mình vì cô ấy phải xa nhà, nhưng cô ấy lại quan tâm đến con của người khác. Phải có tấm lòng bao dung như thế nào mới có thể làm được như vậy? Trong hoàn cảnh chia cắt máu thịt, cô ấy vẫn có thể coi con của người khác như con của chính mình, hạ thấp bản thân, cống hiến hết mình cho giáo dục”.
Cô Vương cảm nhận rằng chỉ có sức mạnh của Đại Pháp mới có thể giúp các đệ tử Đại Pháp đạt tới cảnh giới vị tha này. “Chỉ có những đệ tử Đại Pháp với tâm đại thiện đại nhẫn mới có thể xả bỏ vinh nhục, xem nhẹ được mất của bản thân, và nghĩ đến người khác trong nghịch cảnh để cứu độ chúng sinh. Quả nhiên những việc làm tốt đẹp của đồng tu trong bài viết đã khiến hiệu trưởng và tất cả các giáo viên cảm động, đồng thời cũng giúp mọi người minh bạch chân tướng về Đại Pháp.”
“Đọc bài chia sẻ này khiến một người giáo viên như tôi thật sự cảm động. Nhờ vậy mà tôi biết rằng có rất nhiều đồng tu giáo viên trên thế giới đang nỗ lực hết mình để cứu chúng sinh. Một vị thầy thực sự không chỉ là người dạy kiến thức trên lớp, mà quan trọng hơn là truyền cảm hứng về các giá trị đạo đức. Hãy trở thành một giáo viên gieo mầm Chân-Thiện-Nhẫn vào tâm hồn học sinh, giúp các em có được hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu!” Cô Vương hy vọng mình cũng trở thành một giáo viên gieo mầm Chân-Thiện-Nhẫn.
Trân quý cơ duyên tu luyện
Sau khi đọc các bài chia sẻ của Pháp hội Trung Quốc Đại lục lần thứ 21, bà Trần, một giáo viên nghỉ hưu đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm, cho biết trong hoàn cảnh bị bức hại tàn khốc, các đồng tu ở Trung Quốc đại lục vẫn có thể xem nhẹ được mất của bản thân, phối hợp với nhau vô điều kiện. Trong ma nạn họ vẫn bảo trì tâm từ bi và kiên định tinh tấn, khiến người khác cảm động và ngưỡng mộ.
Ví như, đồng tu có bài chia sẻ “Pháp hội Trung Quốc Đại lục | Ngẫm lại cuộc đời làm nghề quản lý nhân sự” đã viết: “Hơn 20 năm mưa gió bể dâu, tôi chịu rất nhiều khổ, nhưng tôi cam tâm tình nguyện, không hề để ý. Tất cả những gì nhận được, sao có thể dùng kim tiền để đo lường chứ? Đây là những bảo vật vô giá của sinh mệnh, mục đích duy nhất của đời người trên thế gian.”
Bà Trần nói: “Tôi tu luyện cũng lâu rồi và hiện đã nghỉ hưu ở nhà. Đôi khi tôi giải đãi mà không tự nhận ra. Những bài viết của đồng tu ở Trung Quốc đại lục nhắc nhở tôi rằng cần phải trân quý cơ duyên tu luyện Đại Pháp và sự gánh chịu cự đại của Sư tôn. Giảng chân tướng và cứu nhiều người hơn là sứ mệnh quan trọng nhất trong đời tôi”.
Bà Trần dùng lời kết của tác giả bài viết để khích lệ bản thân: “Chức vụ sự nghiệp của tôi đã kết thúc rồi, nhưng sự tu luyện của tôi đã sang trang mới, tôi chỉ có tinh tấn không ngừng, mới có thể xứng với cơ duyên vạn cổ này!”
Tín Sư tín Pháp và nhận thức được uy lực của chân tu và từ bi
Bà Trương là một học viên đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 27 năm. Bà cho biết trong thời gian gần đây bà gặp một số khổ nạn rất khó chịu đựng. Thậm chí bà còn suy nghĩ tiêu cực là “liệu có đủ thời gian không?”. Tuy nhiên, sau khi đọc bài “Pháp hội Trung Quốc | Bị bức hại suốt 14 năm, học Pháp, ghi nhớ Pháp, điều chỉnh trạng thái”, bà đã rất chấn động. Một đồng tu ở độ tuổi 70 bị bức hại liên tục suốt 14 năm ròng. Khi trở về nhà, bà mới biết chồng mình đã qua đời, và bà phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Điều làm bà đau lòng hơn nữa là sự hiểu lầm và những lời đàm tiếu của các đồng tu.
Bà Trương nói rằng nếu là một người thường sẽ cảm thấy khó mà sống nổi. Nhưng đồng tu trong bài viết quyết định dùng cơ hội này để tu luyện vững chắc. Bà đã tận tâm học Pháp, ghi nhớ Pháp và hướng nội tìm, một khi nhân tâm lộ ra, liền lập tức nắm lấy nó, tu bỏ nó, quy chính trạng thái tu luyện của bản thân, phủ nhận sự an bài của cựu thế lực, và làm tốt ba việc một cách thường hằng.
Bà Trương vô cùng cảm phục rằng khi đối mặt với khổ nạn, các đồng tu vẫn kiên định tín Sư tín Pháp, vượt qua khó khăn và đề cao tâm tính của mình, đồng thời khai sáng hoàn cảnh thuận lợi hơn để cứu người. Bà cũng nhận ra rằng Pháp Luân Đại Pháp là toàn năng. Nhờ vậy, bà quyết tâm tu luyện tinh tấn và đồng hóa với Pháp.
Ngoài ra, trong bài “Pháp hội Trung Quốc Đại lục | Đối xử tốt với người khác từ nội tâm”, đồng tu chia sẻ trong quá trình chăm sóc mẹ chồng đã gặp phải những lời chỉ trích, cô nhớ đến bài thơ “Thiểu biện” trong Hồng Ngâm III, và ngừng tranh cãi với mẹ chồng, thay vào đó, cô tiếp tục đề cao trong khi học Pháp mỗi ngày, thiện đãi mẹ chồng từ tận đáy lòng và nghĩ cho bà. Cuối cùng, mẹ chồng cô đã cảm động đến nỗi thậm chí muốn quỳ xuống để cảm ơn cô ấy.
Bà Trương cho biết bà cảm nhận được sự thuần tịnh và từ bi của đồng tu. Bà tu luyện Đại Pháp đã nhiều năm như vậy, trong tâm thực sự muốn tu luyện tốt hơn nhưng dường như không biết làm như thế nào. Bà Trương nói: “Sau khi đọc bài chia sẻ này, tôi nhận ra đây là một điểm hóa của Sư phụ. Chúng ta cùng đọc một cuốn sách Đại Pháp, nhưng giữa chúng ta lại có sự khác biệt, tôi thực sự tu luyện chưa tốt vì còn tâm oán hận và các chấp trước khác nữa”. “Tôi nghĩ tâm chấp trước căn bản của tôi là tự ngã. Qua việc học và ghi nhớ Pháp, tôi không còn cảm thấy oán hận nữa và sự khó chịu về thể chất của tôi cũng biến mất”.
Bà Trương cảm ơn các đồng tu đã viết lại những trải nghiệm tu luyện của họ một cách vị tha. Thông qua việc đọc những bài chia sẻ này, bà đã tìm ra thiếu sót của mình, bà cũng cảm nhận được tầm quan trọng của việc tín Sư tín Pháp và đạt các yêu cầu của Pháp, trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh một cách hiệu quả hơn.
Dũng mãnh vứt bỏ tâm tật đố và trở về nhà với Sư phụ
Sau khi đọc bài “Pháp hội Trung Quốc Đại Lục | Tu bỏ tâm tật đố và các chủng nhân tâm để cứu chúng sinh”, bà Vương đã vô cùng xúc động. Bà cho biết: “Tôi cảm thấy tật đố là tâm chấp trước khó nhận ra nhất và khó trừ bỏ nhất. Hầu như mọi đau khổ trên thế gian đều xuất phát từ cái tâm này, nhưng từ xưa đến nay rất ít người có thể thoát ra được”.
“Trong bài chia sẻ này, đồng tu nói về tâm tật đố nảy sinh từ nhiều sự việc khác nhau mà đồng tu ấy gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Ngay cả những vấn đề nhỏ nhặt cũng có thể khiến đồng tu cảm thấy khó chịu đựng,” bà Vương cho biết. “Nhưng đồng tu ấy có thể hướng nội. Ngay cả khi nhìn thấy biểu hiện tật đố ở người sếp, đồng tu ấy đã có thể hướng nội và tìm ra chấp trước của mình.”
Bà Vương cũng tán thành những gì đồng tu viết: “Hôm ấy, nghe B nói vậy, tôi bàng hoàng không nói nên lời, hóa ra chuyện là như vậy! A kiếm tiền bằng cách đó thì sẽ tổn đức đến thế nào! Ài, con người trong xã hội của tà đảng bị cuốn trôi theo dòng, hủ bại theo tà đảng, một người vốn đơn thuần thiện lương như A đã thành ra thế này rồi. Kiếm tiền bất nghĩa như thế không biết đến khi nào sẽ trở thành mối hại cho anh ấy. Có gì đáng để ngưỡng mộ, tật đố đâu?! Lúc ấy, tôi nhận ra tâm tật đố với A đã tiêu biến đến vô tung vô ảnh, chỉ cảm thấy thương xót, lo lắng cho anh ấy.”
Cuối cùng, bà Vương nói: “Các đồng tu ở Trung Quốc đại lục đã chịu đựng áp lực to lớn để chứng thực Pháp, cứu chúng sinh và thắp lên hy vọng cho nhân loại. Mỗi bài viết trong Pháp hội Trung Quốc đại lục thực sự chạm đến tâm can của mọi người, giúp cho học viên Đại Pháp trên toàn cầu có thể tỷ học tỷ tu, gia cường chính niệm, cùng nhau dũng mãnh tinh tấn trên con đường thành Thần và trở về nhà cùng Sư phụ”.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/28/485492.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/29/221865.html
Đăng ngày 19-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.