Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 15-08-2024] Đêm hội Shen Yun năm nay có một tiết mục vũ đạo “Thư sinh lập chí”:
Một đêm trăng thanh gió mát, một nhóm thiếu niên tinh thần phấn chấn, tay cầm quạt tụ tập bên hồ, say sưa đàm luận về triết học, nhân sinh, khát khao về tiền đồ tốt đẹp sau khi được đề tên lên bảng vàng. Trong đó, một người bỗng linh cảm ào đến, ba chân bốn cẳng chạy đến trước một khối đá lớn, đề bút thành thơ rằng:
“Thập niên bái sư thục,
Tuy thiếu tiệm thành nho,
Tha nhật công danh tựu”
Tạm dịch thơ:
“Mười năm bái thầy và trường
Thiếu niên dần thành nho sinh
Ngày kia thành tựu công danh”
Nhưng chưa đợi viết xong, linh cảm này “chợt” biến mất không còn tung ảnh nữa, không biết câu cuối cùng nên kết bút như thế nào.
Trong lúc mọi người đang trầm ngâm, không một ai chú ý rằng trên bầu trời đêm thăm thẳm kia có một vị Thần tiên trong bộ y phục trắng đạp mây bay từ xa đến, từ trong mây hiện ra gương mặt hiền từ, mỉm cười nhìn nhóm thư sinh đáng mến này. Tiếp đó, vị Thần tiên thoắt cái liền biến thành hệt như những thư sinh kia, đi vào giữa nhóm họ, rồi hòa vào cùng nhóm thư sinh. Người thư sinh do Thần biến hóa kia vừa cười nói vừa đến trước khối đá, rất tự nhiên thêm vào câu cuối cùng “Vị dân giải tật khổ” (tạm dịch: hóa giải khổ nạn cho dân).
Mọi người xem xong có người đột nhiên bừng ngộ, có người trầm ngâm suy nghĩ, thích thú thi nhau tán thán nét bút cuối cùng vẽ thêm mắt cho rồng ấy. Trong lúc mọi người không chú ý, một thư sinh chợt phát hiện ra thân phận của vị thư sinh kia, vội kêu đám bạn ngước nhìn lên trời cao, chỉ thấy người ấy khôi phục lại một vị Thần tiên trong bộ y phục trắng, vui vẻ cưỡi mây mà đi. Mọi người vừa kinh ngạc, vừa mừng vui, thì ra vị Thần tiên ấy đang chỉ điểm cho họ ý nghĩa đích thực của khoa cử, công danh!
Đúng vậy, ngẫm nghĩ ra thì đúng là như thế, cổ nhân mười năm lạnh lẽo đèn sách, một mai bảng vàng đề tên, công danh lợi lộc cũng theo đó mà đến, nhưng đó chỉ là những thứ phụ, chứ không phải mục đích cuối cùng. Mũ hoa áo gấm ấy là có phân lượng, điều gánh vác trên vai là sự kỳ vọng và phó thác của bách tính. Vì sao gọi là “quan phụ mẫu”? Vì đối với bàn dân trăm họ mà nói, nhỏ như ăn mặc ở đi, lớn như dòng dõi tính mệnh, kẻ làm quan có quyền lực quản lý và quyết định. Điều này đòi hỏi người làm quan trước hết phải có đủ đạo đức và lương tri cơ bản, như thế mới có thể nhận thức rõ sứ mệnh của bản thân ── trừng trị cái ác, hoằng dương cái thiện; phù trợ và cứu giúp kẻ nguy khốn; duy trì và bảo vệ sự an định, tường hoà của xã hội.
Trong lịch sử Trung Quốc, những quan thanh liêm hết lòng lo cho dân như thế có rất nhiều. Song, khi chúng ta dùng lăng kính thời xưa để nhìn thời hiện đại, nhìn chốn quan trường của Trung Quốc vào khoảng nửa cuối thế kỷ trước, cái tên “Trương Khải Phàm” có lẽ mọi người cũng không quá quen thuộc. Tuy không quá quen với cái tên “Trương Khải Phàm”, nhưng từ cuối những năm 50 đến đầu những năm 60 của thế kỷ trước, trong nạn đói lớn làm chết mấy chục triệu người, lại càng có nhiều người hơn nữa biết đến cái tên này. Trong trận đói ấy, tỉnh An Huy có bảy triệu người chết vì đói. An Huy thiệt hại nghiêm trọng nhường ấy, nguyên nhân là do bí thư tỉnh tỉnh An Huy là Tăng Hy Thánh kiên quyết “đi theo đảng”. Sau này, Tăng Hy Thánh lại được đảm nhận chức bí thư tỉnh Sơn Đông. Trong trận đói lớn ấy, tỉnh Sơn Đông có chín triệu người chết vì đói.
Tăng Hy Thánh vì “đi theo đảng” mà khiến hơn chục triệu người chết đói, khiến dân chúng cực kỳ phẫn nộ, rồi phải đối diện với vận mệnh bị bắn chết. Thế nhưng, vì ông ta kiên trì với con đường của Mao Trạch Đông, nên Mao nói ông ta là người tốt, nên đã bảo lãnh cho ông ta.
Tăng Hy Thánh có một trợ thủ tên là Trương Khải Phàm, là phó bí thư tỉnh An Huy. Năm 1959, khi nghe nói vùng nông thôn có người đói, ông liền đi điều tra, đến huyện Vô Vi. Huyện Vô Vi là một vựa lúa lớn của cả nước, một huyện lỵ vô cùng rộng lớn, có hơn 1,4 triệu người. Khi Trương Khải Phàm đến điều tra, đã có hơn 900.000 người chết đói. Trương Khải Phàm lương tâm khó yên, quyết định giải tán nhà ăn công cộng, lại mở kho lương thực cứu tế, vì thế mà cứu sống hơn 500.000 người trong bách tính. Vậy mà, Trương Khải Phàm lại bị Tăng Hy Thánh bắt giữ, còng tay còng chân. Mao Trạch Đông nói Trương Khải Phàm là “phần tử cơ hội chủ nghĩa hữu khuynh”, xử Trương Khải Phạm bị giam giữ 20 năm.
Cổ ngữ có câu “Cứu một mạng người, hơn xây bảy tòa tháp”. Mở kho cứu tế hơn 500.000 người, một Trương Khải Phàm được dân chúng tôn xưng là “thanh thiên” lại bị biến thành “tội nhân”, bị Trung Cộng phán xử hình phạt chẳng khác nào kẻ sát nhân phóng hỏa. Còn thủ phạm Tăng Hy Thánh khiến cho hơn mấy trăm triệu người bị chết đói, lại được Trung Cộng định nghĩa là “người tốt”, không những không bị truy cứu bất kỳ trách nhiệm nào, mà ngược lại còn được nhậm chức bí thư tỉnh ủy của cả hai tỉnh. Loại sự việc điên đảo trắng đen, đi ngược lại nhân luân cơ bản này, đã xảy ra ở Trung Quốc dưới sự thống trị của Trung Cộng, vậy phép tắc sinh tồn của các quan viên Trung Cộng rốt cuộc là gì? Cơ chế vận hành quan trường của Trung Cộng là như thế nào?
Thật ra, rất nhiều người đã phát hiện ra rằng, khi xem xét kỹ xã hội Đại lục dưới sự thống trị của Trung Cộng trong mấy chục năm qua, người tốt không có đất dụng võ, kẻ xấu lại rất ngạo mạn. Nhưng nguyên nhân thật sự đằng sau là vì chốn quan trường cho đến cả hết thảy các phương diện của xã hội ấy dưới sự thống trị của Trung Cộng từ trước đến nay vẫn luôn là một bộ cơ chế tà ác “mạnh được yếu thua, chống lại thì bị đào thải, kẻ ác là người thắng: người có tài cán, có đạo đức không được đề bạt, mà lại bị đàn áp, chà đạp, người ủng hộ, đi theo Trung Cộng lại dễ dàng lên chức. Những ví dụ thế này nhiều không kể xiết, như câu chuyện về Tăng Hy Thánh và Trương Khải Phàm đã được nhắc đến phía trên.
Lại nói, vụ “thảm sát Thiên An môn” năm 1989, Triệu Tử Dương đồng tình với các học sinh, không muốn đàn áp những dân chúng vô tội, vì thế mà bị phế truất. Đặng Tiểu Bình tận lực hùa theo đàn áp học sinh; Giang Trạch Dân yêu cầu dùng những thủ đoạn cứng rắn đạp lên máu tươi trong sự kiện Lục Tứ cuối cùng lại bước lên đỉnh cao quyền lực. Khi đó người dẫn chương trình đầy dũng cảm của kênh CCTV là Tiết Phi, Đỗ Hiến đã cùng mặc toàn đồ đen trong chương trình ngày 3 tháng 6 nói: “Chúng ta hãy nhớ lại cái ngày đen tối ấy!”, để thể hiện sự bất mãn đối với hành động bạo ngược kia, ủng hộ học sinh phản đối hủ bại, vì thế mà bị Trung Cộng phong sát Tiết Phi và Đỗ Hiến, và đưa La Kinh vào thế chỗ một cách vô nguyên tắc để thay Trung Cộng đưa tin dối trá nhằm lừa gạt dân chúng.
Ngày 15 tháng 4 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đến Trung Nam Hải để thỉnh nguyện yêu cầu có quyền lợi chính đáng là được tự do luyện công. Thủ tướng đương thời là Chu Dung Cơ đã bước ra hỏi thăm các học viên, sau đó hội đàm với đại diện của các học viên để giải quyết vụ việc Thiên Tân (hạ lệnh cho Công an Thiên Tân thả những học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp), còn hứa rằng chính phủ sẽ không can thiệp vào việc tự do luyện công. Sự lý tính bình hòa và kiên định vào chính tín của các học viên Pháp Luân Công cùng cách giải quyết thỏa đáng của thủ tướng đối với sự kiện này đã nhận được nhiều lời khen của xã hội quốc tế, đặt ra một tiền lệ trong việc quan viên cùng dân chúng giải quyết sự việc một cách ôn hòa. Vậy mà cách giải quyết bình hòa đối với sự kiện “25/4” lại khiến ma đầu Giang Trạch Dân, vốn đang nóng lòng muốn gây dựng quyền uy, cực kỳ đố kỵ, bèn câu kết với La Cán, bóp méo sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa “25/4” thành “bao vây tấn công Trung Nam Hải”, Chu Dung Cơ cũng bị đánh đổ.
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, dưới tình huống bị đa số ủy viên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị phản đối, đã đơn phương đưa ra quyết định ── bức hại Pháp Luân Công, mà kéo dài đến tận ngày nay. Trong cuộc bức hại phi pháp hơn 20 năm qua, một lô lớn những kẻ ác tích cực bức hại Pháp Luân Công, đi theo Giang Trạch Dân, gồm cả những kẻ hiện đã ngồi sau song sắt như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, rồi Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu sớm đã xuống mồ, lại được Trung Cộng ra sức đề bạt. Rất nhiều những nhân viên công an, kiểm sát, tư pháp vì tiền thưởng, chức vị mà mù quáng chấp hành mệnh lệnh bức hại, vứt bỏ lương tri và giới hạn làm người cơ bản, bị Trung Cộng và Giang Trạch Dân biến thành những hung thủ giết người trực tiếp bức hại đến chết các học viên Pháp Luân Công.
Mặt khác, càng ngày càng có nhiều luật sư chính nghĩa sau khi nghiên cứu pháp luật, nghiêm túc nhận thức về Pháp Luân Công, hiểu rõ rằng Trung Cộng đã phạm pháp khi tiến hành bức hại, đã giúp các học viên hết lần này đến lần khác biện hộ vô tội tại tòa án, khiến quan tòa, cảnh sát á khẩu không nói được lời nào. Trung Cộng thẹn quá hóa giận, bèn ăn miếng trả miếng, dùng các thủ đoạn tước bỏ chứng nhận hành nghề và các thủ đoạn lưu manh khác đối với các luật sư chính nghĩa, thậm chí bắt cóc họ đến các địa điểm bí mật, rồi tiến hành bức hại thân thể và tinh thần. Người nhà của các luật sư cũng không nghe được tin tức gì về họ suốt thời gian dài. Người ta dần dần đã hiểu ra: người dám nói lời thật, kiên trì với nguyên tắc, giữ đúng bổn phận, chăm chỉ làm việc, giàu nhân tính và sự đồng cảm là đối tượng mà Trung Cộng tiêu diệt, đàn áp, và đẩy ra ngoài lề. Những kẻ ác vứt bỏ lương tri, hùa theo và thông đồng với Trung Cộng mà bức hại người tốt, triệt để phá hoại đạo đức xã hội Trung Quốc, thì Trung Cộng lại mở ra cho họ hết cánh cửa này đến cánh cửa khác để thăng quan phát tài, tham ô hủ bại, phóng túng hưởng lạc.
Một xã hội như Trung Quốc ngày nay, nhân tâm mục nát, xã hội hủ bại, Trung Cộng ra sức thúc đẩy dục vọng “giàu trong một đêm”, bầu không khí “hưởng lạc đến chết”, tâm thái “nghiện đến chết”, khiến tàn bạo ác độc, lãnh đạm vị tư trở thành không khí chủ đạo của xã hội. Tình cảnh trước mắt của Trung Quốc và người Trung Quốc đã mười phần đáng lo ngại! Những người thân trong cảnh ấy lại hồn nhiên không cảm thấy gì.
Cuối năm 2019, dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, đến nay tại Trung Quốc đã có hơn 400 triệu người chết do nhiễm bệnh. Rất nhiều người nói đây là Trời đang đào thải người, đặc biệt là những người duy hộ Trung Cộng, giúp Trung Cộng hành ác. Ví như những người đó không biết hối cải, một mực bức hại học viên Pháp Luân Công, thì trước thiên tai dịch bệnh lớn thế này, nền y học hiện đại xem chừng rất phát đạt cũng bó tay vô lực. Mà các chính sách cực đoan của Trung Cộng như phong tỏa, xóa sổ… vì để khai man số người nhiễm dịch bệnh và hạn chế số người được chẩn đoán, khiến rất nhiều người vì không được chẩn đoán nên không cách nào được cứu chữa trị liệu, đành chờ chết trong tuyệt vọng. Càng ngày càng có nhiều người ở Trung Quốc nhận ra những thứ ngoại thân như kim tiền, danh vọng, địa vị, quyền lực không có ý nghĩa gì nữa, không cách nào cứu được bản thân và sinh mạng của người nhà.
Những đồng bào Trung Quốc đáng quý, thực ra, điều mà sinh mệnh chúng ta vẫn trông ngóng, chờ đợi, điều tốt đẹp nhất vẫn luôn bên cạnh ta, đã dùng phương thức tưởng như rất bình thường để hiện diện ra. Hãy vứt bỏ quan niệm và thành kiến, hãy để lý tính, bình hòa, và trí tuệ làm chủ bản thân, thì các vị nhất định sẽ đọc hiểu thiên cơ, bình an vượt qua thiên tai nhân họa.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/15/480857.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/5/219826.html
Đăng ngày 15-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.