Bài viết của đệ tử Đại Pháp đại lục
[MINH HUỆ 21-04-2024] Gần đây ở chỗ tôi có hai học viên vì bị tà ác nghe lén điện thoại mà bị bắt giữ, gây ra tổn thất khá lớn. Vấn đề là, hai học viên này mặc dù đều biết điện thoại của mình bị cảnh sát nghe lén, nhưng vẫn dùng chiếc điện thoại ấy để liên hệ với học viên khác. Khi điện thoại của một người rơi vào tay cảnh sát, người còn lại vẫn còn gọi vào chiếc điện thoại ấy. Bình thường mỗi khi có ai đó nhắc nhở về vấn đề an toàn điện thoại, người học viên này luôn nói mình không có nhiều nhân tâm như thế và không có gì phải sợ.
Về vấn đề an toàn điện thoại thật sự chúng ta đã nói nhiều đến mức nghe thấy nhàm tai rồi. Sư phụ đã nhiều lần giảng Pháp nghiêm túc [về vấn đề này], các đồng tu chia sẻ đi chia sẻ lại, đã có quá nhiều những bài học đau thương rồi, thế nhưng vì sao vẫn có những học viên (trong đó có cả tôi) vẫn mơ hồ và đối đãi với vấn đề này một cách qua loa cơ chứ?
Khi cẩn thận tra xét lại bản thân, tôi phát hiện có những nguyên nhân như sau:
1. Xuất phát từ lợi ích của bản thân mà suy xét vấn đề
Chú ý an toàn, chú ý an toàn– là chú ý an toàn của ai? Của đồng tu, của chỉnh thể, hay là của bản thân? Bản thân cảm thấy thế này không sao, thế kia không sao, suy trước nghĩ sau, hoặc thậm chí còn không nghĩ đến nó,… nhưng đều là đứng tại góc độ, nhân tố, trạng thái và tình huống của bản thân mà suy xét.
Nhớ lại trước đây khi tôi nhắc nhở các học viên khác về vấn đề an toàn điện thoại thì cũng chỉ là vì bản thân có vấn đề về phương diện này. Tôi có liên hệ qua điện thoại với một số học viên, nhưng cảm thấy việc họ chuyện trò với tôi qua điện thoại có thể khiến bản thân tôi không được an toàn, nên muốn dặn dò họ thêm vài lời; với đồng tu mà tôi không liên lạc qua điện thoại, thì tôi nói một chút quan điểm của bản thân, hoặc nói qua loa vài lời hợt rỗng tuếch. Thật ra làm vậy là không thật sự đang tu, không ở tại Pháp, không hoàn toàn là vì đồng tu, tư tưởng không thuần chính, thế nên sau khi chia sẻ thì vẫn là ai làm theo ý người đó.
Cũng có những đồng tu dường như rất chú ý đến vấn đề an toàn điện thoại, họ dùng một số điện thoại di động riêng chưa từng đăng ký bằng tên thật, hoặc là số điện thoại trước đây của người nhà để chuyên liên lạc với đồng tu, không dùng số đó để liên lạc với người nhà hoặc người thường. Cách này lại càng nguy hiểm, vì khi có một học viên nào gặp chuyện, những học viên có liên lạc với vị ấy đều có nguy cơ gặp rủi ro. Với những học viên như thế, tôi nghĩ xuất phát điểm để suy xét vấn đề cũng không phải là vì chỉnh thể.
2. Tâm lý cầu may, thờ ơ, lười biếng
Bản thân tôi cũng có những tâm cầu may, thờ ơ và lười biếng đó. Nguyên nhân là vì thời gian lâu cảm thấy không có chuyện gì xảy ra nên liền tùy tiện, bất cẩn và khi điều này trở thành thói quen thì không coi trọng khía cạnh này nữa. Có khi tự cho mình thông minh, khi nói chuyện điện thoại thì không dùng những từ nhạy cảm mà nói ám hiệu, khi tán gẫu thì thêm vào mấy lời muốn nói, hoặc chỉ nói thêm mấy câu ngắn gọn, hoặc chỉ ậm ừ vài tiếng mà thôi.
Thật ra những cuộc điện thoại này nếu đã bị nghe lén, nội dung như vậy thì nghe thế nào cũng thấy không bình thường, chỉ là tự mình lừa mình mà thôi! Hơn nữa, cũng không thể lấy việc thời gian dài không bị sao cả để đo lường là điện thoại có an toàn hay không, mà nguyên nhân là do bản thân không tu những điều nên tu mới tạo ra sở hở.
Hiện giờ việc tà ác nghe lén theo dõi điện thoại kéo dài cả năm trời hoặc vài năm cũng có. Tôi từng biết một đồng tu làm ăn kinh doanh, vì tặng lịch chân tướng mà bị báo cảnh sát và hơn một năm sau thì bị tay chân của tà ác bắt giữ. Hãy thử nghĩ xem, trong thời gian đó đã có bao đồng tu lui tới chỗ cô ấy.
Tôi phát hiện những học viên cao tuổi đối với vấn đề an toàn điện thoại thì càng bất cẩn hơn. Có học viên đến điểm học Pháp thường đem theo điện thoại với lý do là sau đó còn cần làm một số việc người thường. Có người tháo pin điện thoại ra, có người thì không. Có người coi trọng thì bật chế độ máy bay, có người không xem ra gì thì để luôn điện thoại ở bên người. Đồng tu nhắc nhở thì một hai lần, sau thì hỏi mãi cũng ngại. Có đồng tu ngay cả tắt máy cũng quên, khi điện thoại đổ chuông thì mới nhớ ra.
Có đồng tu lớn tuổi có con (cũng là học viên) đang ở nước ngoài, thường gọi Wechat để nói chuyện hoặc gọi video để hỏi han tình hình tu luyện ở nước ngoài. Mấy câu đầu còn nói ý nói tứ, sau rồi liền quên luôn, hơn nữa khi nói về tình huống của đồng tu bên cạnh thì không chỉ nói rõ tên mà còn nói cả họ. Có học viên thì người nhà dù không tu luyện, nhưng vẫn biết tình huống của người đó rõ như lòng bàn tay, huyên thuyên nói về các việc mà học viên đó làm vô cùng rõ ràng rành mạch, hơn nữa khi gọi cuộc gọi video, học viên đó còn để điện thoại chính diện.
Kỳ thực ở trong nước thì từ vài năm trước, nếu ai đó nhận một cuộc gọi bất kỳ nào ở nước ngoài, thì ngay sau đó sẽ nhận được một tin nhắn nhắc nhở rằng đừng để thế lực nước ngoài lừa gạt, v.v, huống hồ là hiện nay, khi tà đảng đang điên cuồng giãy chết thì việc nghe lén lại càng trắng trợn. Với những học viên đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài, họ đã không còn bị loại áp lực như khi tu luyện dưới sự khủng bố đỏ ở trong nước, nên ý thức an toàn về mảng này đã bị xem nhẹ. Họ cần suy nghĩ nhiều hơn cho sự an toàn của các đồng tu người nhà ở đại lục.
Ôm tâm lý cầu may dần dà sẽ sinh ra tâm thờ ơ, cuối cùng thực là nghĩ cũng không buồn nghĩ nữa, huống hồ là chủ động tu bỏ nó đi.
3. Không dễ nhận ra những nhân tâm khác
Có học viên, trong đó có cả các học viên điều phối, thường hay liên lạc với các học viên khác qua điện thoại. Họ chọn kênh liên lạc này là vì họ cáng đáng một lúc vài việc, vì để nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian, và còn vì cảm thấy liên lạc qua điện thoại thuận tiện. Kỳ thực, trong quá trình chúng ta làm việc, Sư phụ cũng cung cấp cho chúng ta cơ hội để tu bỏ các loại nhân tâm! Học viên điều phối gánh vác trách nhiệm lớn thì càng nên chú ý tu luyện về phương diện này, đừng để cựu thế lực dùi vào sơ hở.
Ấy vậy mà có những học viên lại tự cho rằng mình có chính niệm mạnh, đang làm việc nghiêm chính, nên không có vấn đề gì. Còn có học viên tham gia mấy nhóm học Pháp, họ thường hay đến nơi A thì kể về hạng mục của nơi B, kể ra hết những chia sẻ ở nơi B cho nơi A nghe. Chỗ này phải chăng là họ có cái tâm thích chứng tỏ, thích thể hiện, sợ cô đơn, tâm ỷ lại, tâm ưa thể diện, tâm làm việc, tâm có cảm giác vượt trội, bảo vệ bản thân, lan truyền tin đồn?
4. Cài và sử dụng lại những ứng dụng người thường đã gỡ bỏ trước đây
Năm đó có những học viên đã ngay lập tức gỡ bỏ ứng dụng (app) Wechat cùng những app khác của người thường. Ở phương diện này thì phần lớn họ đã tôi luyện và vượt qua các khảo nghiệm từ trong công tác, gia đình, xã hội, cuộc sống mà tu lên. Cũng có một số học viên khác khi ấy không gỡ Wechat, dù lý do là gì thì sau này cũng rất khó gỡ đi.
Hiện nay cũng có những đồng tu vì các lý do như công việc hoặc gia đình,… đã cài lại Wechat để sử dụng. Ở phương diện này thì là họ đã không còn dùng thái độ nghiêm túc và chính niệm của người tu luyện như năm đó để đối đãi nữa rồi. Tôi hiểu rằng, mỗi một lần Ban biên tập Minh Huệ ra thông báo thì đằng sau đó là có sự từ bi của Sư tôn, sự từ bi và khoan dung vô cùng to lớn!
Đứng trên cơ sở của vị tư mà suy xét thì những nhân tâm được cái tư tưởng này che đậy liệu có thể tu bỏ được chăng? Chúng ta cần tu luyện đến không còn lậu nào, phương diện này mà không tu thì chúng ta vẫn còn lậu. Tu luyện không có chuyện nhỏ, huống hồ là việc lớn như thế mà không tu thì có được chăng! Chúng ta hãy suy nghĩ cho người khác nhiều hơn, vì bản thân mỗi học viên là một phần của chỉnh thể.
Nhân đây tôi cũng muốn nhắc nhở những đồng tu nào còn chưa tu tốt về phương diện này, rằng chúng ta cần xem trọng vấn đề an toàn điện thoại, đừng khiến Sư tôn lo lắng cho chúng ta thêm nữa!
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/21/475115.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/30/218378.html
Đăng ngày 01-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.