Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục

[MINH HUỆ 28-02-2024] Tôi là giáo viên dạy lớp tốt nghiệp của trường cấp 2, khi lớp tôi đứng nhất trong kỳ thi đầu tiên, tôi thầm vui mừng: Nhiều đồng tu giáo viên đã làm rất tốt, lớp học của họ thuộc hàng xuất sắc nhất trong mọi kỳ thi, bây giờ mình cũng như vậy. Nhưng từ đó trở đi, môi trường công việc của tôi bắt đầu đảo ngược một cách kịch tính.

Bình thường tôi là người dễ gần, các học sinh trong lớp khá thoải mái và thường cười rất nhiều. Nhưng đồng nghiệp phản ánh với hiệu trưởng rằng lớp tôi kỷ luật kém. Hiệu trưởng liền mời tôi lên để trao đổi: “Hiệu quả giảng dạy kém, thành tích của học sinh tốt, có thể là cá nhân chiếm dụng lượng lớn thời gian của môn học khác.” Sau khi tôi nghe xong thì cảm thấy hơi ủy khuất, hiệu trưởng còn ám thị muốn sa thải tôi, sau đó còn tổ chức cho toàn bộ lãnh đạo trường đến dự giờ lớp tôi. Tôi nghĩ, không có giáo viên nào trong trường bị đối xử như vậy, đây là cơ hội để mình chứng thực Pháp. Tôi chuẩn bị kỹ càng, và lồng ghép nội dung đạo đức truyền thống vào bài giảng. Vào ngày dự giờ, phía sau lớp học chật kín hàng chục người, sau giờ học, tôi được mọi người nhất trí tán đồng.

Cơn sóng này vừa lắng xuống, cơn sóng khác lại khởi lên. Kể từ kỳ thi thứ hai, lớp tôi hầu như lần nào cũng bị xếp cuối bảng, và điểm thi chung cuối kỳ thấp đến mức đáng ngạc nhiên. Bình thường tôi nghiêm túc chuẩn bị bài, cũng thường xuyên phụ đạo cho học sinh trên lớp. Sau khi chắc chắn rằng không có vấn đề lớn nào về thái độ và phương pháp, tôi nghĩ rằng đó là khảo nghiệm. Thành tích là giả tướng, và tôi kiên trì hướng nội tìm: Công việc bận rộn, nên không đặt Pháp ở vị trí thứ nhất; có tình cảm thầy trò và tâm phụ thuộc vào học sinh; có tâm tranh đấu với các lớp khác; tâm danh lợi nặng, chú trọng hình tượng cá nhân và thành tích. Thiếu sót của tôi có thể quy chính trong Pháp, không cho phép dùng hình thức “đưa đệ tử người ta đi sai đường” để bôi nhọ Đại Pháp. Các học sinh theo tôi cũng bị khiển trách, tôi phải giảng chân tướng.

Tuy điểm số bị rớt nhiều, nhưng từ khi khai giảng cho đến khi tốt nghiệp, liên tục có nhiều giáo viên bất ngờ đến lớp tôi dự giờ mà không báo trước, và nguyên văn phản hồi của họ là: “Rất đặc sắc, nói có sách, mách có chứng. Tôi đã dạy học hàng chục năm và hiếm khi thấy những điều này trong một tiết học thường ngày”, “Có cảm tính, có lý tính, tôi cũng học hỏi được rất nhiều”, “Nội dung rất hay, thêm sức sống cho những kiến thức cứng nhắc”…. Trong khoảng thời gian này, ngoài áp lực từ trường học, tôi còn bị đồng nghiệp xa lánh và làm khó.

Tôi nghĩ, trong lịch sử xa xưa, đồng nghiệp của mình đã phó xuất rất nhiều mới có cơ hội gặp mình (trong kiếp này), dẫu biểu hiện của họ là “tốt” hay “xấu”, thì nguyện vọng ban đầu chính là muốn thành tựu mình, nếu mình oán hay giận sẽ đều có lỗi với họ. Vì vậy tôi kiên trì đối xử tốt với đồng nghiệp, khéo léo cùng đồng tu khuyên tam thoái cho họ (thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng). Điều kỳ diệu là, đồng nghiệp mà xa lánh tôi, nay chủ động trở thành bạn thân với tôi, khi mâu thuẫn nảy sinh trong nhóm nhỏ của họ, tôi trở thành người tốt trong trung tâm của nhóm nhỏ đó.

Sau đó, tôi đề cập với các học sinh về sự đàn áp tín ngưỡng của Trung Cộng, cũng như thái độ hoàn toàn khác nhau giữa trong và ngoài nước đối với Pháp Luân Đại Pháp, vì tôi mang theo tâm lo lắng nên chưa thể giảng chân tướng một cách toàn diện, nhưng lúc đó có một em học sinh lập tức đứng dậy hô ứng với tôi: “Em đi đến nước Mỹ, thấy có rất nhiều người diễu hành trên đường phố, nói rằng Trời diệt Trung Cộng, tam thoái bảo bình an.” Một em khác mỉm cười nói: “Em cảm thấy Đảng Cộng sản là tổ chức tà giáo lớn nhất.” Hai em học sinh dám đứng lên này đã được phúc báo nhờ dũng khí đáng quý. Một em có điểm số học tập thấp nhất lớp, nhưng lại đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi tuyển sinh và vào được một trường danh tiếng; còn điểm của em kia cao hơn bình thường 20 điểm.

Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều trong lớp đó, các em nói: “Có rất nhiều giáo viên, nhưng rất nhiều điều chỉ có thể nói với thầy, vì em chỉ tin tưởng thầy.” Sau giờ học, tôi giảng chân tướng và làm tam thoái cho một số em học sinh. Trước khi tốt nghiệp, hai em học sinh bình thường không giao tiếp nhiều với tôi, đã viết thư cho tôi, một em nói rằng: “Nhớ lại lớp học của thầy, không hiểu sao em lại có cảm giác xúc động khó tả.” Và em kia nói: “Em đã học được ở lớp của thầy những điều không có trong sách giáo khoa.”

Trước sự ngạc nhiên của tất cả các giáo viên, kết quả kỳ thi tốt nghiệp đã được công bố, lớp tôi lại đứng đầu. Một số học sinh trượt các kỳ thi trước đều đậu, trong số tất cả các môn, chỉ có môn tôi dạy là nổi bật và dẫn đầu các lớp khác. Các em nói: “Thầy ơi, thầy đừng nghiêm khắc và sắc sảo như những giáo viên khác.” “Thầy ơi, có duyên sẽ gặp lại nhé.” “Thầy ơi, em sẽ quay lại thăm thầy.”

Sau đó, tôi dạy một lớp mới, một số em học sinh cũ vẫn liên lạc với tôi, hầu hết những em này đều là những học sinh chưa làm tam thoái. Các em thân thiết với tôi như những người bạn, và tôi đã nắm bắt cơ hội để làm tam thoái cho các em. Sau đó, tôi mơ thấy một em học sinh đã tốt nghiệp và đã làm tam thoái đang đợi tôi trong lớp, cậu ấy vừa nhìn thấy tôi thì bật khóc không dứt, còn tôi nói đùa: “Sau khi tốt nghiệp, em không hề liên lạc với thầy, căn bản là không nhớ đến thầy, sao vừa gặp thầy đã khóc rồi?” Cậu ấy nói: “Thầy ơi, kỳ thực thầy không biết đâu, không phải là em không nhớ thầy và không muốn nói chuyện với thầy, mà an bài là thế này, duyên phận là thế này.” Tôi trầm ngâm không nói, cậu ấy lấy ra một cuốn sách và tặng tôi, tên cuốn sách là “Nắm bắt cơ duyên”.

Mong rằng trong bất kỳ hoàn cảnh thuận lợi hay bất lợi, tôi đều có thể cố gắng tiên tha hậu ngã, có thể biết rõ mình là ai, hiểu rõ mình nên làm gì, có thể phó xuất và cứu nhiều người hơn.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/2/28/修心感恩-抓住機緣-473595.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/26/216748.html

Đăng ngày 07-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share