Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đức

[MINH HUỆ 26-07-2024] Vào các ngày 18, 19 và 24 tháng 7 năm 2024, nhân dịp ghi dấu 25 năm cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, các học viên đến từ Berlin, Munich, và Düsseldorf đã tổ chức các cuộc kháng nghị ôn hòa tại Đại sứ quán và hai Lãnh sự quán Trung Quốc.

6a0de9f7790404a744c0477bd3e3ac6c.jpg

Các học viên kháng nghị ôn hòa trên cầu Jannowitz (Jannowitzbrücke) đối diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin, hôm 19 tháng 7.

0699d36f4eb162d05b6fb7b371eb1306.jpg

Các học viên tưởng niệm 25 năm cuộc bức hại trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Munich, hôm 18 tháng 7.

d21822086d5a6d2e3f59b4df62232aef.jpg

Các học viên nói với mọi người về cuộc bức hại trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Dusseldorf , hôm 24 tháng 7.

Ngày 19 tháng 7, các học viên đã trình diễn năm bài công pháp trên cầu Jannowitz trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin. Động tác nhẹ nhàng và an hòa của họ tương phản rõ rệt với sự tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên được phơi bày trên các biểu ngữ. Người qua đường sau khi biết sự thật đã ký đơn kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

00ee2e5df00d16bbcbd10e1a49d8e269.jpg

5391bc90492cafbebf3ae665063a4b77.jpg

41e3edb2a6a236db8810eee07a6e7fd7.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

0d68c5264c45d009e84ccd269628b25e.jpg

f4836ef307344838bc8b385c2dd05a37.jpg

Người qua đường trò chuyện với các học viên để tìm hiểu thêm thông tin.

e883548dcb4cf537c57930469836f708.jpg

Dân chúng ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

“Tôi rất ủng hộ những gì các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang làm”

eb519be676bc76a5fd872762204f60d7.jpg

Bà Thelma Bonavita, một nghệ sỹ múa người Brazil hiện đang sống tại Đức.

Bà Thelma Bonavita, một nghệ sỹ múa đến từ Brazil, đã sống tại Berlin được gần 10 năm. Màn trình diễn các bài công pháp của các học viên đã thu hút sự chú ý của bà. Sau khi đọc các tài liệu thông tin và tìm hiểu về tội ác mà ĐCSTQ gây ra đối với Pháp Luân Đại Pháp, bà đã ký bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Bà cho biết bà hoàn toàn ủng hộ những nỗ lực của các học viên nhằm phản kháng cuộc bức hại, bởi vì bà hiểu rất rõ mức độ nghiêm trọng của nó.

Bà Bonavita cho hay bà kịch liệt phản đối chế độ chuyên chế. “Tôi rất ủng hộ những gì các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang làm. Tôi khẳng định lập trường của mình trong việc đứng về phía họ”, bà nói.

Bà cho biết bà thường rất bận rộn và tình cờ đi ngang qua đó. Bà nói: “Tôi rất mừng vì hôm nay tôi không quá bận nên có thể tìm hiểu về tất cả những thông tin này. Tôi cũng hy vọng mình có thể làm điều gì đó để giúp đỡ, chẳng hạn như tiếp tục chia sẻ rộng rãi thông tin này.”

“Chúng ta phải làm hết khả năng những gì chúng ta cần làm”

35a46903d354c8471ce4618468f3fd7d.jpg

Anh Lucas Fester, nhà thiết kế đồ họa

Khi anh Lucas Fester, một nhà thiết kế đồ họa, nhìn thấy hoạt động của các học viên, anh đã ký bản kiến nghị không chút do dự. “Tôi đã biết đến Pháp Luân Đại Pháp từ lâu rồi, vì tôi sống gần đây và thường hay nhìn thấy các học viên”, anh nói.

“Sự đàn áp của chế độ đối với người dân đang xảy ra ở Trung Quốc thật đáng sợ. Không ai biết được khi nào thì nó sẽ thay đổi hay cuộc bức hại sẽ kết thúc. Nhưng chúng ta phải làm hết khả năng những gì chúng ta cần làm”, anh Fester cho biết.

Một học viên: “Mọi người đang thức tỉnh”

0e040339a25e0ef48e764f3f8d236940.jpg

Bà Pamuk Alkan, đến từ Berlin, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Bà Pamuk Alkan cho biết bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2016 và đã thay đổi rất nhiều. Bà có tính cạnh tranh từ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà trở nên dễ tính và hiền hòa. Gia đình và đồng nghiệp của bà đều nhận thấy bà không còn hống hách như trước nữa, và tất cả họ rất ủng hộ việc bà tham gia các sự kiện của Pháp Luân Đại Pháp.

“Pháp Luân Đại Pháp đã cải biến hành vi và nhận thức của tôi về cuộc sống. Pháp môn này giúp tôi sống có ích và đơn thuần như một con người thực sự. Mọi người đều cần Chân-Thiện-Nhẫn bởi vì giá trị này cho phép con người quay trở về với văn hóa truyền thống, học lại những điều đúng đắn, và giúp cuộc sống gia đình của chúng ta trở nên hòa thuận. Chúng ta có thể lần nữa cảm nhận được hạnh phúc. Pháp môn này thực sự mang đến rất nhiều điều tốt lành”, bà cho hay.

Trong tám năm qua kể từ khi bắt đầu tu luyện, bà Alkan đã tham gia các hoạt động trước Đại sứ quán để phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại. “Khi chúng tôi nói về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đang diễn ra, có một số người đã xúc động đến rơi lệ. Cuộc bức hại như thế này không nên xảy ra. Tôi hy vọng cuộc bức hại sẽ mau chóng kết thúc”, bà chia sẻ.

Bà cho hay bà đã nhìn thấy hy vọng. “Hiện tại đã có nhiều cải biến. Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã nhất trí thông qua Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công. Những thay đổi này hết sức quan trọng. Điều đó có nghĩa là mọi người đang thức tỉnh. Giống như các học viên Pháp Luân Công: họ đã hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Không gì có thể ngăn cản con người minh bạch sự thật”, bà nói thêm.

Các hoạt động trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Munich

Ngày 18 tháng 7, các học viên đã tổ chức các hoạt động nhân 25 năm cuộc bức hại trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Munich.

Tuần nào ông Sebastian cũng đến đây để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Ông cho hay bởi vì có nhiều người qua khu vực này vào giờ ăn trưa hoặc khi học sinh tan trường, và có rất nhiều người dân sẵn sàng tìm hiểu sự thật và nhiều người đã ký bản kiến nghị ủng hộ những nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

Một quý ông nói với ông Sebastian rằng ông ấy hay đi ngang qua nhưng thường rất vội. Ông ấy cho biết mặc dù ông không có thời gian để trò chuyện với các học viên, nhưng các bài công pháp tường hòa đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ông. Lần này, ông ấy muốn trò chuyện lâu hơn và biết rằng Pháp Luân Công tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn, vì sao ĐCSTQ lại sợ hãi và bức hại Pháp Luân Công, cũng như nỗ lực của các học viên nhằm vạch trần cuộc bức hại.

Vì quý ông này là một doanh nhân, nên cuộc trò chuyện cũng xoay quanh vấn đề đạo đức trong giao dịch thương mại với ĐCSTQ. Một học viên cho biết họ không phản đối việc giao thương giữa Trung Quốc và Đức, mà nếu việc giao thương mang lại lợi ích cho mọi người dựa trên cở sở đạo đức thì còn rất tốt là đằng khác. Tuy nhiên, nếu ĐCSTQ sử dụng lao động khổ sai để sản xuất hàng hóa, chẳng hạn như những sản phẩm do các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp làm ra, những sản phẩm tạo ra bởi lao động nô dịch này sẽ gây tổn hại đến thị trường lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức. Loại giao thương này cũng không đáng nếu ĐCSTQ xuất khẩu cả văn hóa Đảng, tham nhũng, thực phẩm độc hại.v.v. sang Đức hoặc các nước phương Tây, làm tha hóa nghiêm trọng xã hội phương Tây và đồng thời khiến người dân ở các nước phương Tây không muốn công khai lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công và những tội ác đàn áp nhân quyền khác của ĐCSTQ.

af587dfd12bc7ca7b800d3f5dc6ee5d9.jpg

Một tác phẩm điêu khắc trong sân Tòa Thị chính mới của Munich mô tả một người đàn ông trung niên một tay đang chạm vào ví tiền của mình và tay còn lại chỉ vào trái tim (lương tâm) của bản thân.

Một học viên còn cho biết tổ tiên của người Đức đã có cảnh báo về điều này. Ví như, một loạt bức tượng ở sân trong Tòa Thị Chính mới của Munich nhắc nhở thế hệ sau rằng con người phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử; tiền tài và danh vọng không thể mang theo khi sinh cũng như khi chết; chỉ khi con người tiếp tục chống lại mọi cám dỗ trong cuộc sống, họ mới có thể lên thiên đường. Một trong số những bức tượng là tượng một người đàn ông trung niên với một tay chạm vào ví tiền của mình và tay kia chỉ vào trái tim. Có vẻ như ông đang suy nghĩ xem lương tâm hay tiền bạc quan trọng hơn.

Một học viên cho rằng đây là giáo huấn của các bậc tiền nhân ở Munich. Quý ông nói ông không hề biết về những bức tượng này và ông chắc chắn sẽ đến xem chúng. Ông cũng cho biết ông rất muốn tiếp tục cuộc trò chuyện sâu sắc này, nhưng tiếc là giờ ăn trưa sắp kết thúc và ông phải rời đi. Ông lấy một số tài liệu thông tin và nói ông sẽ đọc chúng.

74235ddf3d519aeb7d0dffd9f390345f.jpg

Học viên Andreas (thứ hai bên trái)

Học viên người Đức, ông Andreas, đã đi một quãng đường dài để đến tham gia sự kiện. Ông cho biết ông rất vui khi có thể tham dự. “Đây cũng là cách thực hành nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và giúp chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ”, ông nói.

“Pháp Luân Công phản đối cuộc bức hại đã 25 năm rồi. Người Đức nên thức tỉnh và không tiếp tục ủng hộ việc giao thương với ĐCSTQ. Nhiều bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đang chà đạp nhân quyền”, ông Adreas cho biết.

Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2003. “Đối với tôi, Chân-Thiện-nhẫn là nguyên lý cao nhất của vũ trụ. Toàn bộ cuộc sống được xây dựng trên nền tảng này”, ông nói thêm.

Ông Andreas hy vọng những người vẫn chưa hiểu rõ bản chất của ĐCSTQ “có thể dần dần thức tỉnh và nhìn rõ lời dối trá của ĐCSTQ.”

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/26/480128.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/2/219341.html

Đăng ngày 12-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share