Bài viết của Điền Huệ và Hạ Quân, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 18-06-2024] Ngày 15 và 16 tháng 6 vừa qua, các phụ đạo viên tình nguyện từ các điểm luyện công trên khắp Đài Loan đã tổ chức cuộc họp mặt thường niên tại Trung tâm Hoạt động Thanh niên Kiếm Đàm, thành phố Đài Bắc để học Pháp và giao lưu. Họ chia sẻ về trải nghiệm tu luyện trong cuộc sống hàng ngày cũng như cách họ dùng Đại Pháp để chỉ dẫn ngôn hành của mình với vai trò điều phối trong khu vực, nhằm thúc đẩy chỉnh thể đề cao.
Các học viên luyện công trong buổi gặp mặt tại Trung tâm Hoạt động Thanh niên Kiếm Đàm, sáng ngày 16 tháng 6
Trong cuộc thảo luận vào chiều ngày 16 tháng 6, các phụ đạo viên chia sẻ những trải nghiệm và thể hội mà bản thân đã được thụ ích từ Pháp Luân Đại Pháp, qua đó khích lệ nhau cùng đề cao, khai sáng hoàn cảnh tu luyện, làm tốt công tác phụ đạo, từ đó cả thiện bầu không khí tu luyện của chỉnh thể.
Cùng nhau học Pháp và thảo luận, chiều ngày 16 tháng 6
Khai sáng một môi trường tốt hơn
Cô Tú Dung đến từ Cao Hùng chia sẻ về quá trình cô khích lệ các học viên trong khu vực tham gia học Pháp nhóm và chia sẻ trải nghiệm cũng như thể hội về việc tu tâm. Gần đây, cô nhận thấy số học viên tham gia học Pháp nhóm đã giảm hẳn đi. Khi hướng nội tìm, cô nhận ra rằng các tình nguyện viên phụ đạo cho các điểm luyện công trong khu vực, bao gồm cả cô, cần phải đề cao lên. Vì vậy, cô đã đề nghị các phụ đạo viên khác tăng cường học Pháp chung và thảo luận cách họ có thể đề cao tâm tính. Cô cho biết: “Trong quá trình này, tôi đã có được nhận thức sâu sắc hơn rất nhiều”.
Cô dẫn một ví dụ về việc hướng nội mà tu của bản thân. Một hôm, khi đang lái xe trên đường cao tốc, cô Tú Dung phát hiện phanh xe không hoạt động. Trong tình huống khẩn cấp đó, một lực bất ngờ đánh tay lái khiến xe của cô lao ra giữa đường, nơi không có xe cộ nên tránh được tai nạn. Cô lập tức cảm ơn Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đã bảo hộ cô. Sau khi về đến nhà, cô hướng nội và nhận ra rằng cô luôn nhìn đồng hồ tốc độ khi lái xe đường dài. Khi không có camera giao thông, cô sẽ vượt quá tốc độ cho phép. “Tôi nhận ra điều này là sai,” cô nói. “Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi phải làm được ‘Chân’.”
Cô Tú Dung cho hay cô không chỉ biết ơn Sư phụ Lý vì sự bảo hộ của Ngài mà cô còn nhận ra sự việc xảy ra là do cô đã đi chệch khỏi các nguyên lý của Đại Pháp. Sau khi cô chia sẻ nhận thức của mình về những gì đã xảy ra, các học viên khác cũng sẵn lòng nói về suy nghĩ của họ và hướng nội.
Kết quả là ngày càng có nhiều học viên tham gia học Pháp nhóm và mọi người nhiệt tình thảo luận hơn. Ngoài việc học nhóm hàng ngày, cô còn bổ sung một buổi học khác vào buổi tối để những học viên đi làm ban ngày có thể tham gia. Cô nói: “Các học viên rất trân quý môi trường này.”
Hình thành cơ chế hướng nội tìm
Ông Trung Bằng đến từ thành phố Tân Bắc cho biết, ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, ông còn lên kế hoạch để các học viên thay phiên nhau chia sẻ về trải nghiệm của họ. Sau một thời gian, bầu không khí ở điểm luyện công đã được cải thiện và nhiều học viên sẵn sàng trò chuyện hơn.
Ông Trung Bằng cho biết, bình thường ông làm các việc rất nhanh, trong khi vợ ông lại chậm chạp nên những lúc bận rộn ông thường trở nên nổi giận. Ông nhận thấy mình phải tu tốt phương diện này, nên nói với vợ ông rằng nếu lần sau còn nổi giận nữa, ông sẽ tự tát vào mặt mình hai cái. Một ngày nọ, khi điều này xảy ra và ông định tự tát mình, thì ông chợt nghĩ: “Vợ mình đâu có biết, liệu mình có cần phải làm như thế hay không?” Nhưng ông nhận ra ngay suy nghĩ này là giảo hoạt, ông bèn đến gặp vợ để kể về chuyện này và cũng tự tát mình hai cái.
Nhờ quyết tâm cải thiện bản thân, ông Trung Bằng nhận thấy tình hình đã thay đổi và lâu lắm rồi ông không nổi giận với vợ.
Sau khi hình thành cơ chế hướng nội, ông nhận thấy có nhiều học viên sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ hơn và ông thấy được sự đề cao tâm tính ở họ. Ví như, có một học viên đã không tham gia học Pháp nhóm trong bảy hoặc tám năm. Sau khi tham gia buổi học nhóm và giao lưu gần đây, anh ấy đã cảm động đến rơi lệ. Hối hận vì đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tu luyện và đề cao, anh đã gửi tin nhắn trong nhóm liên lạc để khích lệ những học viên khác tham gia học Pháp nhóm.
Ông Trung Bằng rất cảm động trước trải nghiệm này. Ông nói: “Ngày càng có nhiều học viên tham gia điểm luyện công và khi môi trường tu luyện được cải thiện, việc phối hợp cũng trở nên dễ dàng hơn”.
Nhận rõ trách nhiệm của phụ đạo viên
Cô Thục Trân đến từ Đài Nam chia sẻ kinh nghiệm về việc khai sáng một môi trường tốt hơn cho các điểm luyện công. Cô cho biết, sau đại dịch, cô nhận thấy có ít học viên đến các điểm học Pháp và luyện công nhóm hơn, và theo thời gian, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. Trước tiên, cô hướng nội tìm ở bản thân và nhận thấy do công việc bận rộn nên cô ít quan tâm đến các học viên khác. Vì vậy, cô cùng một số phụ đạo viên đến thăm các điểm luyện công khác để tìm hiểu tình hình của họ.
Cô nói: “Trong quá trình này, tôi học được rằng tôi phải tu luyện bản thân thật tốt thì mới có thể giúp đỡ người khác”. “Vậy nên, tôi yêu cầu bản thân phải học Pháp thật tốt để có thể thực sự đề cao.”
Dựa trên những góp ý, cô Thục Trân đã điều chỉnh lịch học Pháp và thảo luận nhóm, cô cũng lên kế hoạch để các học viên chuẩn bị trước cho buổi chia sẻ. Điều này đã giúp nâng cao chất lượng của việc thảo luận. Cô và các điều phối viên khác đã liên hệ với các phụ đạo viên tại các điểm luyện công để các học viên có thể đề cao như một chỉnh thể.
Cô Thục Trân chia sẻ: “Thật vinh dự khi được trở thành điều phối viên hoặc phụ đạo viên tại một điểm luyện công tập thể. Cung cấp một hoàn cảnh tu luyện ổn định và tốt hơn chính là trách nhiệm của chúng tôi.”
Tu bỏ chấp trước
Cô An Đào đến từ Đào Viên làm việc cho một hãng truyền thông tin tức. Trong buổi thảo luận nhóm, cô chia sẻ một sự việc đã xảy ra cách đây mấy năm. Khi đó cô đang là giám đốc kinh doanh và bận rộn với việc lập kế hoạch cho hệ thống. Một khách hàng đã liên hệ với cô để nhờ cô viết một đề án. Vì quá bận nên cô An Đào đã gạt bản đề án đó qua một bên và không để ý đến nó.
Khi suy ngẫm về cách hành xử của mình, cô An Đào nhận ra chấp trước vào danh và lợi. Nếu trước đây khách hàng đã từng liên hệ với đồng nghiệp của cô, cô sẽ ân cần giao công việc kinh doanh cho đồng nghiệp ngay cả khi điều đó có nghĩa là cô sẽ mất tiền hoa hồng. Nhưng lần này khi khách hàng yêu cầu một đề án, cô đã không nghĩ đến việc giao nó cho đồng nghiệp xử lý. Cô nói: “Suy nghĩ sâu hơn, tôi biết mình vẫn còn chấp trước vào danh và lợi, và tôi cần phải tu bỏ chúng”.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/18/478815.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/19/218681.html
Đăng ngày 16-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.