Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 06-06-2024] Đọc xong kinh văn “Kinh tỉnh” mới đăng hôm nay, tôi không cầm được nước mắt. Một mặt, tôi cảm nhận được sự từ bi cự đại của Sư phụ. Mặt khác, sau 25 năm phản bức hại, đệ tử Đại Pháp vẫn phải để Sư phụ giảng cụ thể như vậy, chẳng phải là có lỗi sao? Hy vọng nhiều đồng tu hơn nữa đọc rồi có thể hiểu, có thể biết điều giảng ra là nói về bản thân mình chứ không phải người khác.

Theo quan niệm truyền thống, người làm truyền thông phải gánh vác trách nhiệm xã hội to lớn, càng cần phải nghiêm khắc với bản thân. Về công việc, tục ngữ có câu “nâng niu trên tay mà làm”, như là nâng niu món đồ sứ hoa xanh quý giá vì sợ chẳng may làm rơi, làm vỡ. Rất nhiều học viên chúng ta vốn là dân tị nạn đến từ đại lục, từ nhỏ đã học tập và trưởng thành trong môi trường do ĐCSTQ tạo ra, sau khi ra nước ngoài lại không hiểu, cũng không học ngôn ngữ, cách thu thập tin tức có phần tương đối, hơi hạn hẹp, thiên lệch, nên không dung nhập được vào cuộc sống xã hội phương Tây. Đối với việc làm truyền thông thì đây là thách thức rất lớn, để làm được tốt đâu phải là dễ!

Tuy nhiên, ngoài việc chưa xem trọng, cũng chưa làm được điều đề cập trong kinh văn “Kinh tỉnh” là “đối với ai cũng từ bi, đối với ai cũng yêu thương”, còn có một số học viên, đặc biệt là sau khi bị bức hại, vì nguyên nhân của bản thân mà rời khỏi đại lục, cảm thấy có được môi trường xã hội an toàn và khoan dung rồi, lại nắm quyền lên tiếng trên truyền thông, tâm chấp trước liền thổi phồng tự ngã. Cất cao tiếng nói trên truyền thông, nhân vật trọng yếu nào cũng phải nghe. Đúng là ngây thơ, buồn cười, nhưng lại khiến người ta thực sự cười không nổi. Thật đáng buồn. Chúng ta là nhóm người tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, chí ít cũng phải biết khiêm tốn với người khác, lý tính, có chừng mực; với người phương Tây mà nói, rất nhiều người đều khắc ghi trong tâm lời dạy của Jesus về sự khiêm tốn và lòng biết ơn. Văn hóa Đông phương chẳng phải còn thâm sâu hơn cả văn hóa Tây phương sao? Cá nhân mình rốt cuộc có bản lĩnh đến đâu nào? Không thể ngạo mạn, càng không thể khinh suất được đâu.

Thực ra, không chỉ là nền tảng cơ sở để làm việc là do Pháp ban cho, chúng sinh đến vì Pháp, hơn nữa những việc chúng ta làm nếu có tác dụng đi nữa, thậm chí có tác dụng lớn, thì cũng là lực lượng của Pháp, là nhờ chúng Thần gia trì, nhờ Sư phụ chịu đựng mà đổi lại được. Phải thấy cảm ân và may mắn mới đúng, chứ không phải là huênh hoang. Vô tri thì sẽ phạm sai lầm, huênh hoang thì sẽ dẫn đến những sai lầm lớn. Đệ tử Đại Pháp làm truyền thông không phải là để hiển thị mình là kẻ mạnh, mà là để cứu người.

Chỉ cần có thân người thì ai cũng sẽ phạm sai lầm, nhưng không phải là hôm nay sai rồi thì sự việc đó là sai. Sai rồi thì sửa, sửa rồi thì là đề cao. Nhưng cứ sai mãi, cứ mãi coi sai là đúng, thì chính là vấn đề về làm người hay nhân phẩm rồi, từ góc độ tu luyện mà nói thì là lầm đường lạc lối rồi, rơi vào hố rồi. Đệ tử Đại Pháp đều học Pháp thì đều nhìn ra, biết tâm tính của mình đang không đạt; người thường cũng có đạo đức và quan niệm, cũng sẽ tự có phán đoán về nhân phẩm và trình độ văn hóa của bạn. Người làm truyền thông, ở chừng mực nào đó mà nói, là sống trong ánh đèn sân khấu, nhưng không chỉ có ánh quang, mà còn bị soi bằng kính lúp! Huống hồ những vị trí được cất cao giọng và có ánh quang ấy đều là tư nguyên của Đại Pháp và vinh diệu mà Đại Pháp cấp cho, chứ không phải cá nhân mình là hạc quý trong đám gà nhà. Nếu coi đó là sự phát triển nghề nghiệp, là thành tích trong nghề của cá nhân, thì sẽ dẫn dến rất nhiều vấn đề.

Danh, lợi, tình, ba thứ này đã hại biết bao nhiêu người? Chúng ta đều tu luyện rồi, mà còn kinh doanh những thứ kia trong hạng mục Đại Pháp – xuất phát điểm và mục đích là gì thì phải nghiêm túc nghĩ cho minh bạch mới được.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/6/478485.html

Đăng ngày 08-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share