Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 04-02-2024]

Địa phương tôi vừa mới trải qua một buổi xét xử phi pháp đồng tu. Qua các biểu hiện của luật sư và đồng tu, tôi có đôi điều muốn giao lưu cùng mọi người.

Địa phương của tôi đã hơn bảy năm chưa có vụ xét xử phi pháp đồng tu nào, thế nên cũng không hiểu lắm rõ hiện trạng của các luật sư. Lần này, hai luật sư mà chúng tôi thuê đều có nhiều năm kinh nghiệm biện hộ vô tội, cũng từng được xem như là luật sư giàu kinh nghiệm, có chính nghĩa, lại có khả năng đảm đương. Thế nhưng, tại tòa án, biểu hiện của luật sư lại khác một trời một vực so với những gì đã cam kết đã ký trong biên bản ủy thác đại diện trước đó, hoàn toàn không có những câu như “Pháp Luân Công không phải tà giáo” (chú thích: Trung Cộng mới là tà giáo thực sự), “Cuộc bức hại Pháp Luân Công là không có cơ sở pháp lý nào”, v.v. Những lời biện hộ mà chúng tôi muốn luật sư nói, anh ấy cũng không nói.

Kết thúc phiên xét xử phi pháp, một vị luật sư nói có việc, rồi rời đi luôn; vị còn lại cùng chia sẻ với chúng tôi. Theo lời luật sư, trên tòa án hiện tại không chấp nhận việc luật sư nói những lời như “Pháp Luân Công không phải tà giáo”, nếu những đoạn clip như thế của phiên xử được gửi đến sở tư pháp, thì luật sư sẽ đối diện với việc, nhẹ thì chứng chỉ hành nghề khi qua thẩm định hàng năm sẽ bị đánh trượt, nặng thì bị thu hồi chứng chỉ. Luật sư còn nói: “Những luật sư làm tốt thì đã vào tù hết rồi, chúng tôi cũng đang đi trên con đường vào tù đây.“

Từ góc độ là của luật sư mà nói, hai vị luật sư này hoàn toàn không làm đúng theo các điều khoản trong thỏa thuận, điều này là bất lợi với bản thân sinh mệnh của luật sư. Từ góc độ của người tu luyện mà nói, trạng thái này cũng là do tâm của đệ tử Đại Pháp thúc đẩy mà thành. Là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, chúng ta đã trải qua hơn 20 năm bức hại tàn khốc, biết rõ sự tà ác của Trung Cộng, nên đồng cảm cho sự khó xử của luật sư, đối với chỗ sai sót này của luật sư tôi nhất thời không biết nói gì, cái tâm thái này lại càng là dung môi khiến luật sư không thực hiện được đúng thỏa thuận.

Tất cả những điều nêu trên đều là chỗ sai kém tồn tại trong tu luyện của chúng ta, hôm nay chủ đề tôi muốn chia sẻ với mọi người là: Là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, nên đối đãi thế nào với kiểu biện hộ vô tội vô nghĩa này.

“Sau vụ 709”, những luật sư biện hộ vô tội cho Pháp Luân Công bị Trung Cộng đàn áp trên diện rộng, con đường lợi dụng pháp luật để phản bức hại và cứu độ các cán bộ trong ngành công an, kiểm sát, và tư pháp này ngày càng hẹp, đó là vì chúng ta đã đẩy con đường ấy cho luật sư người thường, còn chúng ta chỉ diễn vai phụ trợ và phối hợp, nhưng đệ tử Đại Pháp là phải đảm nhận vai chính. Sư phụ trong giảng Pháp nhiều năm trước đã điểm hóa cho chúng ta:

“Hỏi: Ở Trung Quốc Đại Lục, luật sư mà dám duy hộ quyền lợi chính đáng của đệ tử Đại Pháp không ngừng bị đàn áp, rất nhiều đồng tu bị bắt cóc và bức hại rất khó mời luật sư. Phải chăng chúng con quá ỷ lại vào luật sư nên tạo thành như vậy? Chúng con nên đối mặt như thế nào?

Sư phụ: Chư vị nghĩ sao thì chư vị làm vậy. Tôi ở đây nói ra làm thế nào, thì Trung Cộng [sẽ] làm chuẩn bị trước chư vị. Hãy trí huệ mà làm.”

(Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Tu luyện là quá trình không ngừng đề cao và đột phá. Mỗi một đồng tu chúng ta ở đại lục đều có hiểu biết về những kiến ​​thức pháp luật liên quan, nắm vững và vận dụng pháp luật để vạch trần, ức chế tà ác, từ đó bước trên con đường Chính (Thiện) của đệ tử Đại Pháp, dùng pháp luật để cứu độ chúng sinh. Hễ xảy ra sự bức hại đối với học viên Pháp Luân Công, mỗi người chúng ta cần trang bị kiến thức để tự biện hộ, có năng lực biện hộ với tư cách người thân bạn bè thay cho luật sư, điều này đã trở thành tất yếu. Việc các đồng tu chuyển biến quan niệm trong tư tưởng cũng chính là đang giải thể tà ác, giải thể bức hại một cách toàn diện. Mà Diễn đàn Công Nghĩa đã cung cấp cho đệ tử Đại Pháp, cũng như người nhà của đồng tu một nền tảng và công cụ rất tốt để tìm hiểu và vận dụng pháp luật để giải thể tà ác, cứu độ chúng sinh, các tài liệu trên diễn đàn hết sức tường tận, cụ thể, là điều mà luật sư nơi người thường không thể so được. Có thể nói, chỉ cần chúng ta dụng tâm học, thì liền có thể trở nên chuyên nghiệp trong việc vận dụng pháp luật ở mức độ nào đó để giải thể bức hại. Đương nhiên, cứu độ chúng sinh là nhờ Đại Pháp, chứ không phải pháp luật thế gian con người, pháp luật chỉ là công cụ, có “Đại Pháp” chống đỡ mới có thể vận dụng pháp luật càng như ý hơn để phản bức hại, cứu chúng sinh.

Tình huống các nơi ở Trung Quốc đại lục tuy có khác nhau, có những nơi, luật sư và đương sự có thể nói thoải mái ở tòa; có nơi thì luật sư khi ra tòa lại phải “chuẩn bị nhiều phương án dự phòng”, luật sư nào biện hộ vô tội đều không được đến tòa. Thế nhưng bất luận là tình huống nào, luật sư và đồng tu dù có thể bàn bạc trao đổi, nhưng thẩm phán muốn phán thế nào thì vẫn phán như thế, vì trong nội bộ Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã định rõ số năm của bản án ấy rồi, thẩm phán thông thường không thể thay đổi. Cũng có những nơi, thẩm phán không cho phép luật sư và đương sự được lên tiếng, chỉ xét xử vội vàng cho xong. Có những nơi chỉ xét xử cho có, chẳng qua chỉ là dùng cái vỏ pháp luật để ngụy trang, để có thể đưa ra một kết quả định tội phi pháp mà thôi.

Thế nên, không được ỷ lại vào luật sư, đệ tử Đại Pháp cần tự bước đi con đường của mình, càng không được tự giới hạn vào phiên xử tại tòa.

Có đồng tu cho rằng, tìm hiểu một số kiến thức pháp luật là đang cầu bức hại; cần chúng ta chuyển biến quan niệm cũ về điều này.

Sư phụ giảng:

“Trên thực tế, mọi người làm sự việc gì cũng là để cứu độ chúng sinh, bao gồm cả các tư liệu [giảng] chân tướng. Khi phát xuất truyền đơn thì cũng cần xét đến việc người ta bỏ nó đi. Về điểm này, đã là đệ tử Đại Pháp thì [sẽ thấy] rất trân quý, nhưng không được giận người thường, mà là đối đãi một cách từ bi; người ta vứt bỏ truyền đơn đi thì chỉ có thể nói rằng cơ hội của họ đã trượt mất. Nhưng, đến khi người đó thật sự không còn tốt nữa, không cứu được nữa, thì Thần sẽ tính đó là tội.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

Tôi hiểu một phương diện trong đoạn Pháp này của Sư phụ là dạy chúng ta suy xét toàn diện và tích cực đối đãi với vấn đề. Chúng ta nhận thức được chỗ thiếu sót của mình, tích cực đối diện và tu luyện, thì chính là đang lợi dụng pháp luật để phản bức hại, là đang ngăn chặn bức hại.

Tôi và đồng tu bị xét xử phi pháp (dưới đây gọi là A) cùng tham gia một nhóm học Pháp nhỏ, nhóm chúng tôi mỗi tuần học Pháp một lần, bình thường rất coi trọng việc giao lưu về phương diện sử dụng pháp luật để phản bức hại. Đặc biệt trong khoang hai, ba năm gần đây, chúng tôi vô cùng xem trọng những bài giao lưu có chủ đề “Với bản án không liên quan thì cự tuyệt trả lời”, đọc những bài giao lưu có chủ đề liên quan trên Minh Huệ Net, rồi phân tích cách vận dụng trong từng vụ án cụ thể, v.v

Đồng tu A sau khi bị bắt cóc, đồng tu bên ngoài cho rằng A có học vấn, có chính niệm, cũng nắm vững Pháp lý, bèn xem nhẹ không để tâm đến chuyện này, không suy xét rằng đồng tu bị bắt đã vài tháng rồi, chính niệm đang giảm sút, lại sinh ra các nhân tố như tâm ỷ lại vào luật sư, cho đến những sai lầm và sơ sót đáng tiếc tại phiên xét xử phi pháp.

Trong phiên xử tại tòa, công tố viên mở đoạn video theo dõi ghi lại cảnh đồng tu A tiến vào tiểu khu phát tài liệu chân tướng, thẩm phán trưởng hỏi đồng tu A: “Cô đã đi qua tiểu khu này chưa?” A vốn một mực không khai, nhưng lại thuận miệng nói: “Tôi chưa đến tiểu khu này bao giờ”. Vì không nói thật, cũng chính là vi phạm nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, nên từ thẩm phán, kiểm sát viên, và những người khác không gian này, cho đến các sinh mệnh tại không gian khác đều sẽ không bội phục chúng ta. Thật ra chỉ cần nói: Tội vu khống tôi là vi phạm Điều 3 của “Bộ luật Hình sự”, tôi có đến tiểu khu ấy hay không thì không liên quan gì đến tội danh lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật, vì nó không liên quan gì tới bản án này, cho nên tôi từ chối trả lời.

Đến lúc cân nhắc hình phạt, sau khi công tố viên nêu ra án phạt, thẩm phán trưởng lại hỏi đồng tu A: “Cô cho rằng cô vô tội, vậy thì có ý kiến gì với bản án này không?” Đồng tu A lại để vuột mất cơ hội hiếm có giảng chân tướng này, nói: “Mời người biện hộ của tôi trả lời.” Thật ra, sau khi đồng tu bị bức hại bắt giam, tất cả cảnh sát, kiểm sát viên, thẩm phán, đều đang khai thác, gài bẫy hãm hại chúng ta, chúng ta hoàn toàn có thể dùng cách làm ngược lại, biến bị động thành chủ động. Ví như, có thể hỏi ngược lại: Khởi tố tôi vì tội danh có tổ chức, tội lợi dụng tổ chức tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật, xin hỏi thẩm phán trưởng và công tố viên, ai là tổ chức tà giáo? Các vị nhận định đó là tổ chức tà giáo là dựa theo điều luật nào? Hành vi của tôi là lợi dụng tổ chức tà giáo như thế nào? Hành vi của tôi đã phá hoại việc thực thi điều khoản pháp luật nào? Phá hoại đến mức độ nào?

Những vấn đề này là điều đối phương buộc phải trả lời, nếu không bản án sẽ rơi vào trường hợp không rõ sự thật, không đủ chứng cứ. Nếu như họ nói ra ai đó là tà giáo, thì hãy đề nghị họ đưa ra căn cứ pháp luật quy định đó là tà giáo. Nếu như họ có thể mạnh mẽ nói ra vài câu giải thích pháp luật, hoặc nêu ra mấy văn kiện nội bộ nào đó, thì chúng ta có thể có vạch trần và làm sáng tỏ ở nhiều phương diện. Minh Huệ Net và Diễn đàn Công Nghĩa đều có thông tin chi tiết từ giác độ pháp luật, mọi người có thể tìm hiểu, tham khảo.

Sư phụ giảng:

“Một tâm không động, có thể [ức] chế vạn động.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Bất luận gặp phải tình huống gì, chỉ cần tâm kiên tu Đại Pháp của chúng ta bất động, cầu Sư phụ gia trì, đồng thời bình tĩnh suy xét, tích cực dùng chính niệm mà đối diện, kết hợp với việc vận dụng như ý các công cụ pháp luật, thì nhất định sẽ giải thể bức hại, ngăn chặn bức hại, cứu nhiều chúng sinh. Cơ điểm và mục đích của chúng ta là từ bi với chúng sinh, là cứu độ chúng sinh.

Một chút cảm ngộ của cá nhân ở giai đoạn hiện tại về tình huống mới trong việc mời luật sư, những mong có thể tiếp thêm động lực cho các đồng tu. Có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/4/471827.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/14/216201.html

Đăng ngày 22-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share