[MINH HUỆ 30-11-2023]
Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:
“Hôm rồi tôi đã giảng một câu, rằng những gì phát sinh, phát minh và phát hiện nơi nhân loại chúng ta hôm nay đã đủ để cải biến sách giáo khoa hiện nay của chúng ta rồi. Nhưng do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, người ta không muốn thừa nhận nó, và cũng chưa có ai chỉnh lý một cách có hệ thống những điều ấy.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)
Từ đoạn giảng Pháp này của Sư phụ, tôi thể hội rằng, tôi bước trên con đường tu luyện cho đến ngày nay, tất cả những quan niệm đều là những quan niệm truyền thống sau khi con người đã đi lệch lạc, hoặc bị dẫn dắt lệch lạc, tức là những quan niệm cản trở con người nhận thức những pháp lý của vũ trụ mới.
Cách đây vài năm tôi có một giấc mơ, trong giấc mơ chỉ có một cảnh tượng là Cầu Mười Bảy Vòm.
Chúng ta biết rằng, sự tình là không có ngẫu nhiên. Sau đó, tôi tra cứu trên Internet và biết rằng Cầu Mười Bảy Vòm nằm trong vườn Thanh Y. Vườn Thanh Y do Hoàng đế Càn Long quyết định xây dựng.
Sau này, trong quá trình tu luyện và làm ba việc, tôi dần dần có được những nhận thức khác so với trước đây về cuộc đời của Hoàng đế Càn Long, có thể nói cách hiểu này đã phá bỏ quan niệm trước đó – quan niệm truyền thống có nhiều hạn chế lớn. Đối với đoạn Pháp của Sư phụ: “Nhưng do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, người ta không muốn thừa nhận nó, và cũng chưa có ai chỉnh lý một cách có hệ thống những điều ấy” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân), tôi cũng có lý giải khác với trước đây. Bây giờ tôi muốn viết ra và chia sẻ với mọi người.
Trong cuộc đời, Hoàng đế Càn Long đã làm rất nhiều việc, từ những việc nổi bật nhất trong đó, tôi nhận ra rằng, Hoàng đế Càn Long là một vị quân vương hiền minh xuất sắc, hơn nữa còn có trí tuệ rất cao. Gần đây, qua những việc lớn lao mà ông ấy đã làm, tôi nhận thấy rằng, cuộc đời của ông ấy là một cuộc đời tu luyện, và những việc ông ấy làm chính là thực hiện sứ mệnh của mình.
Từ mấy sự kiện dưới đây, chúng ta xem xem có phải là như thế hay không.
Năm 1793, sứ thần Anh đến thăm Trung Quốc và đưa ra nhiều đề xuất, trong đó có việc mở cửa các cảng thông thương, truyền đạo, v.v. Hoàng đế Càn Long đều bác bỏ tất cả. Tại sao lại thế? Đó là để bảo vệ văn hóa truyền thống của Trung Quốc, và bảo vệ đạo đức của người dân Trung Quốc.
Muốn làm rõ vấn đề này, thì không thể nói từ một khía cạnh, mà cần phải từ nhiều khía cạnh. Và chúng ta không thể chỉ nhìn vào hiện tượng vật chất của vấn đề này, mà còn nhìn vào nguyên nhân và nhân quả. Nếu nhìn từ cấp độ yếu tố, đặc tính, cơ chế, thì câu trả lời chúng ta nhận được sẽ phù hợp với chân lý của vũ trụ. Hiện nay tôi không có khả năng này, vì tôi chưa có đạo hạnh này.
Dù chưa có tư cách đạo hạnh này nhưng tôi thấy người Anh lúc đó hoàn toàn suy xét từ góc độ coi trọng lợi ích kinh tế của mình, là vị tư, muốn xuất khẩu nền văn hóa của mình sang Trung Quốc. Hoàng đế Càn Long đã đi theo con đường do Thần chỉ dẫn. Sứ mệnh và trách nhiệm của ông rất lớn: Bảo vệ đạo đức nhân loại, kết duyên với các đại biểu từ mọi phương ở trên Thiên thượng tới, để lại tinh hoa của nền văn minh 5 nghìn năm (Tứ khố toàn thư) cho ngày nay – thời kỳ lịch sử này, và để lại “Vườn Thanh Y”, “Vạn Phật lâu”… – những ví dụ tham chiếu cho nhân loại trên con đường phản bổn quy chân.
“Vườn Thanh Y” là khu vườn hoàng gia tuyệt đẹp được Hoàng đế Càn Long xây dựng hoàn toàn theo ý tưởng của chính ông. Toàn bộ cấu trúc và cách bố trí của khu vườn (tất cả đều do đích thân ông thiết kế, chứa đựng những bí ẩn sâu sắc trong đó) là sự thể hiện trí tuệ của ông.
Cách giải Kinh và Thi của Hoàng đế Càn Long khi ông mới 12 tuổi đã khiến Hoàng đế Khang Hy vô cùng kinh ngạc và vui mừng, điều này cho thấy nền tảng sâu sắc của ông trong văn hóa Nho gia. Càn Long lên ngôi hoàng đế ở tuổi 25, và có những biện pháp đúng đắn xử lý công việc quốc gia. Ông không chỉ có nền tảng văn hóa Nho gia tốt, mà còn có một nguyên nhân quan trọng khác, đó là Hoàng đế Càn Long rất thành tâm tín Phật, ông có một vị thầy rất cao cấp, vị Phật sống Chương Gia (Changkya) đời thứ 3 của Hoàng giáo (Mật Tông).
Có thể thấy sự sùng kính của Hoàng đế Càn Long đối với Phật qua một ví dụ. Vào năm Càn Long thứ chín, Phật sống Chương Gia đề nghị Hoàng đế Càn Long sửa Cung điện Ung Hòa thành một ngôi chùa. Hoàng đế Càn Long chấp nhận lời đề nghị này, và cho dựng một bức tượng Đại Phật tạc từ gỗ đàn hương trắng ở trong Ung Hòa Cung. Sự uy nghi và Pháp lực của Phật Pháp thể hiện qua bức tượng Đại Phật trong thời ‘Phá Tứ Cựu’ khiến người ta sau đó không còn có ác niệm dám động đến tượng Đại Phật nữa.
Vào năm Càn Long thứ sáu (khi Càn Long ba mươi mốt tuổi), ông đã đề xuất sưu tầm sách cho “Tứ khố toàn thư”, điều này cho thấy Hoàng đế Càn Long không chỉ hiểu lễ nghi, mà còn có trí tuệ uyên bác, chỉ là cảnh giới tư tưởng và quan niệm của các đại thần không theo kịp, không để tâm, nên sự việc đã kéo dài hai mươi năm rồi.
Khi Hoàng đế Càn Long bốn mươi tuổi, ông quyết định xây dựng vườn Thanh Y để chúc thọ mẫu thân và tổ chức lễ kỷ niệm. Bởi vì sáu năm trước ông đã nói rằng ông sẽ không xây vườn nữa, nên một số người cố thủ quan niệm truyền thống, cho rằng Càn Long lấy việc tổ chức sinh nhật của mẫu thân làm vỏ bọc cho việc xây dựng vườn Thanh Y. Bởi vì trong quan niệm của một số người, vườn thượng uyển được coi là ly cung của hoàng gia, cho rằng việc xây dựng vườn thượng uyển là một điều xa xỉ, và là việc thích hoành tráng, thích công tích.
Thực ra đó không phải là việc như thế. Hoàng đế Càn Long đã xây dựng Vườn Thanh Y để đặt nền tảng lịch sử và văn hóa cho sự cứu rỗi nhân loại ngày nay, và để lại tham chiếu cho các đệ tử Đại Pháp chân chính ngày nay. Nhiều người đã nói “Càn Long” có nghĩa là “Thiên Đạo xương long”.
Mẫu thân của Hoàng đế Càn Long cũng là một người thành kính tín Phật, bà tận hưởng mọi vinh hoa phú quý trong cuộc đời, điều này liên quan rất nhiều đến niềm tin chân thành và sự tôn kính của bà đối với Phật. Nhìn vào tư liệu lịch sử, hoạt động chính trong lễ mừng thọ 60 tuổi của bà là kính Phật. Cùng với Hoàng đế Càn Long, bà đã dẫn dắt toàn thể hoàng thất và thần dân đến lễ bái Phật trong buổi lễ hoành tráng và trang trọng nhất.
Xin nói thêm ở đây rằng, Vườn Thanh Y do Hoàng đế Càn Long xây dựng không phải là ly cung của hoàng gia, cũng không phải là nơi hoàng đế ở hay làm việc. Bề ngoài, vườn Thanh Y được xây dựng để thể hiện lòng hiếu thảo, nhưng ý nghĩa thực sự của nó là giáo dục thế hệ tương lai, làm người con hiếu thảo phải học “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”; cũng phải kính Trời kính Thần, vì con người là do Thần tạo ra, nếu không con người sẽ phải chịu đau khổ. Đây là kho báu ông để lại cho thế hệ tương lai thanh lọc tâm hồn, vì công trình chính của Vườn Thanh Y là chùa Đại Báo Ân Diên Thọ, nên ý nghĩa to lớn của Vườn Thanh Y nằm ở đây.
Về quan tham Hòa Thân là do nguyên lý tương sinh tương khắc trong quy luật thành trụ hoại diệt, giống như có quan thanh liêm Tôn Gia Can, thì cũng phải có quan tham Hòa Thân. Nếu suy nghĩ một cách nghiêm túc, nếu không có “Tứ khố toàn thư”, ngày nay có bao nhiêu người thực sự hiểu được lòng nhân từ của quân vương, lòng trung thành của bề tôi, lòng nhân từ của người cha, và lòng hiếu thảo của người con?
Người ta chỉ trích những điều Hoàng đế Càn Long làm trong những năm cuối đời, vì lý của con người là phản lý, những quan niệm mà họ hình thành cũng là phản lý khi đo lường bằng chân lý của vũ trụ, tất nhiên họ không thể hiểu được những điều mà Hoàng đế Càn Long đã làm vào nửa sau cuộc đời ông.
Vì vậy, chỉ có tự mình tu xuất lòng từ bi mới có thể hiểu được những biểu hiện chân thực của các nhân vật lịch sử.
Bài viết này là nhận thức ở tầng thứ hiện tại của tôi, nếu có gì sai sót, rất mong được phê bình và chỉ bảo.
[Ghi chú của biên tập viên: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân tác giả trong trạng tu luyện hiện tại, muốn cùng các đồng tu thảo luận và “tỷ học tỷ tu”]
Bản quyền ©2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/29/468741.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/25/213477.html
Đăng ngày 09-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.