Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-02-2024] Ngày 25 tháng 10 năm 2021, một cư dân 72 tuổi ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang đã được trả tự do mà không bị buộc tội, nhưng 1,5 năm sau bà lại phải đối mặt với truy tố vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Bà Tống Hội Lan bị bắt giữ lần đầu vào ngày 29 tháng 9 năm 2021. Khi bà được trả tự do vào ngày 25 tháng 10 năm 2021, cảnh sát hứa với con gái bà rằng bà sẽ không phải đối mặt với truy tố thêm nữa. Tuy nhiên, họ đã lừa cô gái trẻ ký vào biên bản “bảo lãnh tại ngoại chờ xét xử”, việc truy tố bà Tống có hiệu lực từ ngày 8 tháng 4 năm 2023.

Tháng 9 năm 2023, cảnh sát và viện kiểm sát địa phương đã lệnh cho bà Tống ký danh sách tài sản bị tịch thu trong vụ bắt giữ vào năm 2021. Bà từ chối tuân thủ. Một tháng sau, họ lại kéo đến và yêu cầu bà ký vào biên bản “bảo lãnh tại ngoại” mới. Bà nói không một lần nữa. Họ lại sách nhiễu bà thêm lẫn nữa vào tháng 2 năm 2024, nhưng bà Tống vẫn kiên quyết rằng bà sẽ không ký bất kỳ giấy tờ nào mà họ mang tới.

Đây không phải là lần đầu bà Tống trở thành mục tiêu vì kiên định đức tin. Trước đây, bà từng bị bắt giữ nhiều lần và bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức ba năm. Bà bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc tại Trại tạm giam huyện Thang Nguyên vào ngày 23 tháng 2 năm 2011, khiến bàn chân phải của bà bị hoại tử mô nghiêm trọng. Nó chuyển sang màu đen và rơi ra khỏi chân bà vào ngày 25 tháng 5 năm 2011.

7f20f6cd997c430178064960a37bd57e.jpg

Bà Tống Hội Lan mất bàn chân phải sau khi bị tiêm thuốc độc

Được trả tự do mà không bị buộc tội sau vụ bắt giữ gần đây nhất

Ngày 29 tháng 9 năm 2021, bà Tống bị bắt giữ sau khi bị trình báo vì phân phát lịch có thông tin Pháp Luân Công trong Công viên Hạnh Lâm Hồ ở địa phương. Cảnh sát của Đồn Công an Bảo Vệ đã chuyển bà tới trại tạm giam huyện Hoa Nam vào ngày hôm sau.

Gia đình, luật sư và bạn bè của bà Tống đã làm việc không mệt mỏi để đòi công lý cho bà và bà đã được trả tự do vào ngày 25 tháng 10 năm 2021. Con gái bà là cô Vương Huy đã thay bà ký biên bản. Một cảnh sát họ Lý của Đồn Công an Bảo Vệ đã hai lần nói với cô Vương rằng bà Tống được phóng thích vô điều kiện và không bị truy tố thêm nữa.

Con gái bị lừa ký vào biên bản “bảo lãnh tại ngoại” và hai biên bản khác

Ngày 7 tháng 4 năm 2023, cảnh sát Lý gọi điện cho cô Vương và yêu cầu cô báo cáo cho họ để ký một số biên bản thay cho mẹ mình. Cô đã bận việc và không đi được. Lý gọi cho cô lần nữa vào ngày hôm sau và lần này cô đã đi.

Cô Vương kinh ngạc khi Lý yêu cầu cô ký biên bản “bảo lãnh tại ngoại” thay cho mẹ mình. Cô nhắc lại Lý rằng anh ta đã từng bói với cô rằng việc trả tự do của mẹ cô là vô điều kiện. Lý nói rằng biên bản này chỉ là hình thức và anh ta lại hứa sẽ không bắt giữ bà Tống. Do đó, cô Vương đã ký biên bản bảo lãnh.

Ngày 11 tháng 4 năm 2023, một cảnh sát khác của Đồn Công an Bảo Vệ đã gọi điện cho cô Vương và nói rằng Viện Kiểm sát quận Hướng Dương đã lên lịch gặp mẹ cô vào ngày hôm đó để xử lý một số giấy tờ. Viên cảnh sát này cũng hứa sẽ không bắt giữ bà Tống.

Hai người của viện kiểm sát và một cảnh sát của đồn công an đã sớm có mặt tại nhà bà Tống (bà ở cùng con gái) và yêu cầu bà ký vào hai biên bản, một là “Thông báo về các quyền pháp lý của nghi phạm hình sự” và biên bản khác là “Thông báo khoan hồng đối với việc nhận tội.” Họ còn nói với bà rằng bà hiện đang bị quản thúc tại gia khi đang được bảo lãnh. Bà từ chối ký biên bản và họ lừa con gái bà ký thay cho bà.

Viện kiểm sát thất bại trong nỗ lực ép bà Tống ký vào danh sách tài sản tịch thu

Lúc hơn 3 giờ chiều ngày 4 tháng 9 năm 2023, cảnh sát Tống Vĩ Kiệt của đồn Công an Bảo Vệ đã gọi điện cho cô Vương và nói rằng viện kiểm sát cần gặp mẹ cô. Anh ta hỏi khi nào sẽ là thời điểm thích hợp. Cô nói cô đang ở chỗ làm và cảnh sát Tống hoãn tới buổi chiều ngày hôm sau. Cô đồng ý ở nhà lúc 1 giờ chiều ngày hôm sau

Lý Lợi Phong, trưởng bộ phân công tố của Viện Kiểm sát quận Hướng Dương, dẫn theo năm người và có mặt tại nhà bà Tống lúc 1 giờ 10 phút chiều ngày 5 tháng 9 năm 2023. Lý nói họ ở đây để lấy chứ kỹ của bà Tống vào một số giấy tờ.

Bà Tống ngăn Lý nói thêm và chia sẻ việc Pháp Luân Công giúp bà phục hồi sức khỏe như thế nào, nhưng chính quyền cộng sản lại bức hại bà tới mức mất đi bàn chân phải.

Bà nói rằng bệnh viêm thận, u vú, teo tử cung, viêm gan B và viêm khớp dạng thấp của bà đã biến mất sau khi bà tu luyện Pháp Luân Công chưa đầy hai tháng. Bà còn học được cách trở thành người chu đáo hơn và ngừng gây gổ với chồng. Tuy nhiên, bà bị bắt giữ nhiều lần vị kiên định đức tin sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Cụ thể, bà đã cụt bàn chân phải sau ba tháng bị tiêm thuốc độc tại trại tạm giam huyện Thang Nguyên vào ngày 23 tháng 2 năm 2011. Bà đã cho những vị khách không mời mà tới xem chân phải và ảnh bàn chân phải bị thâm đen trước khi nó rơi ra khỏi chân.

a133c7b538f979179391fae3d5e299ef.jpg

Bàn chân phải của bà Tống bị hoại tử mô nặng do bị tiêm thuốc độc

Bà Tống nói thêm rằng bàn chân trái của bà vẫn không có cảm giác do máu không lưu thông và bà cũng không biết liệu chiếc giày đeo trên chân trái có bị rơi ra hay không.

Cô Vương lên tiếng và nói nằng mẹ cô thường tỉnh giấc do đau ngực, một triệu chứng phát sinh trong khi đang bị giam giữ tại trại tạm giam huyện Thang Nguyên vào năm 2011. Khi đó, kết quả điện tâm đồ của bà Tống cho thấy tim bất thường.

Lý hỏi liệu bà Tống có hồ sơ bệnh án không và bà trả lời rằng Đồn Công an Bảo Vệ đã tịch thu hồ sơ của bà từ lâu trước đó. Bà cũng phàn nàn rằng bà bị sa tử cung do bị ép ngủ trên một tấm ván lạnh tại trại tạm giam huyện Hoa Nam sau vụ bắt giữ gần đây vào năm 2021. Bà rất đau đớn khi đi lại.

Lý nói rằng họ cần bà Tống ký vào danh sách tài sản tịch thu từ nhà bà sau vụ bắt giữ vào năm 2021, gồm hàng trăm đĩa DVDs, hàng trăm tài liệu quảng bá, nhiều sách Pháp Luân Công và một số lịch để bàn có mang thông điệp Pháp Luân Công.

Bà Tống thừa nhận rằng sách Pháp Luân Công và lịch để bàn là của bà, nhưng chỉ ra rằng bà chưa bao giờ có đĩa DVDs và tài liệu quảng bá. Thêm vào đó, bà chỉ ra rằng ở Trung Quốc không có điều luật hình sự hóa Pháp Luân Công, do đó sách và lịch để bàn là tài sản hợp pháp của bà và không thể được sử dụng làm bằng chứng cho hoạt động bất hợp pháp.

Lý khăng khăng rằng những đồ vật trên là bằng chứng chống lại bà Tống và lại yêu cầu bà ký vào danh sách lần nữa. Bà Tống từ chối ký, sau đó Lý cùng những người khác rời đi.

Một buổi sáng vào tháng 10 năm 2023, Lý gọi cho cô Vương và nói rằng Sở Cảnh sát thành phố Hạc Cương sẽ tới gặp mẹ cô vào buổi chiều để ký thêm một số giấy tờ bởi bà đã bị quản thúc tại gia sáu tháng. Sau đó, Lý hỏi bà Tống đã hồi phục hay chưa và cô Vương trả lời rằng mẹ cô vẫn đau ngực và vẫn tỉnh giấc vào nửa đêm.

Khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, hai cảnh sát của Sở Cảnh sát thành phố Hạc Cương đã có mặt và đưa ra một biên bản cho bà Tống ký. Bởi bà từ chối ký, họ đã chuyển qua cho chồng bà. Bà ngăn họ lại và nói rằng chồng bà không biết chữ và sẽ không ký thay cho bà. Sau đó, họ đe dọa sẽ buộc con gái bà ký, nhưng bà lên án họ vì đã sách nhiễu con gái mình. Cuối cùng họ phải bỏ đi.

Bà Tống bất chấp lệnh của tòa án yêu cầu ký vào biên bản bảo lãnh

Hai cảnh sát của Đồn Công an Bảo Vệ đến nhà bà Tống vào lúc hơn 9 giờ sáng ngày 6 tháng 2 năm 2024. Bà không có nhà và họ nói với con gái bà là cô Vương rằng họ tới để chụp hình bà Tống và thông báo cho bà tới Tòa án quận Hướng Dương để ký biên bản “bảo lãnh tại ngoại” mới.

Khoảng 1 giờ chiều cùng ngày, hai người đàn ông và một phụ nữ của Tòa án quận Hướng Dương đã tới. Bà Tống vẫn chưa về nhà và họ nói với con gái bà rằng họ cần bà ký vào biên bản bảo lãnh. Cô Vương tình cờ nghe được một viên chức nam lẩm bẩm: “Bà già này sẽ không báo giờ ký biên bản.”

Hai cảnh sát của Đồn Công an Bảo Vệ có mặt lúc 2 giờ chiều ngày hôm sau và nói rằng Tòa án quận Hướng Dương đã chỉ thị họ phải có được chữ ký của bà Tống trên biên bản bảo lãnh. Bà lần nữa giải thích bà đã nhận được thụ ích như thế nào nhờ tu luyện Pháp Luân Công và bà đã bị mất bàn chân phải trong cuộc bức hại như thế nào.

Họ tỏ ra thông cảm và hỏi tại sao bà không truy cứu trách nhiệm của trại tạm giam huyện Thang Nguyên. Bà yêu cầu biết tên của họ và hai người chỉ tiết lộ họ là Nhạc và Tiêu.

Bà Tồng từ chối ký biên bản lần nữa và hai cảnh sát rời đi.

Bài liên quan:

Người phụ nữ bị hỏng chân phải sau khi bị giam giữ vì đức tin của mình, lại bị bắt và bị tra tấn (Ảnh minh họa)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/24/473563.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/26/216007.html

Đăng ngày 23-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share