Bài viết của Sương Cúc, đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-01-2024]

“Tự ngã” và “tự ti” là một cặp mâu thuẫn tương phụ tương thành, dù hình thức biểu hiện đối nghịch nhau, nhưng cả hai đều là một loại trạng thái lệch lạc ở hai thái cực, đều khiến ta không thể ở trong Pháp mà có cái nhìn đúng đắn về bản thân.

“Tự ngã” là xem bản thân mình quá cao, luôn cảm thấy mình cao minh hơn người khác, nghe không lọt tai lời của người khác, dùng đủ loại lý do để biện giải cho nhận thức và cách làm khác biệt của bản thân, chỉ có “ngã (tôi)” là đúng đắn, duy ngã độc tôn, thậm chí đến lời của Sư phụ cũng không coi trọng, có người cuối cùng đi đến tà ngộ, có kẻ thậm chí tự tâm sinh ma mà bị hủy đến cùng.

“Tự ti” là coi thường bản thân, luôn cảm thấy thấp hơn người khác một cái đầu, lời nói thiếu sự tự tôn, cảm xúc tiêu trầm, làm việc thì thiếu dũng khí, thiếu tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện mục tiêu, thậm chí còn quả quyết rằng bản thân tu không thành, từ đó phóng túng yêu cầu đối với bản thân, lẫn lộn trong người thường, thậm chí từ bỏ cả tu luyện.

Chính Pháp đã đến hồi cuối, rất nhiều đệ tử Đại Pháp cao tuổi đã tu luyện hơn 20 năm rồi, rất nhiều đồng tu trong phong ba bão táp đi được đến ngày hôm nay, cũng đã làm không ít việc chứng thực Đại Pháp, chịu khổ rất nhiều, dưới sự gia trì của Sư phụ, vượt qua những quan ải khó. Thế nhưng không ngờ giờ lại xuất hiện hiện tượng “nghiệp bệnh” nghiêm trọng: có người nằm bẹp giường suốt một thời gian dài, có người nhắm mắt xuôi tay. Những hiện tượng này khiến đệ tử Đại Pháp đau lòng khôn nguôi, có người vì thế mà sinh tâm nghi ngờ hoặc bất an, gây ảnh hưởng rất xấu đến người nhà, tăng thêm độ khó cho việc giảng chân tướng cứu người, khiến một số người vốn tin tưởng Đại Pháp và đã làm tam thoái, giờ lại không tin vào Đại Pháp nữa.

Vì sao lại xuất hiện những hiện tượng này? Sau đây là một số tình huống của những đồng tu mà tôi đã tiếp xúc và tìm hiểu, xin viết ra để cùng mọi người tiếp thụ bài học giáo huấn, lấy đó làm giới, nếu có gì thiên lệch, kính mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

1. Kiên trì tự ngã, không nghe lọt tai ý kiến của người khác, tâm không để người khác nói rất mạnh

Đồng tu A, là đệ tử Đại Pháp tu luyện lâu năm bước vào tu luyện từ thời kỳ đầu, tâm kiên định với Đại Pháp không thể lay động, thông minh giỏi giang, nhiều năm cung cấp địa điểm cho các đệ tử Đại Pháp làm các việc chứng thực Đại Pháp, còn rất tích cực tham gia các hạng mục. Thời đầu, trong bức hại của tà ác đã bị khai trừ công chức, mất nguồn thu nhập. Mấy năm nay, do bị tà ác bức hại, đồng tu A lần lượt mất đi hai người thân, cuộc sống bần cùng, khốn khó, đả kích tinh thần cực lớn cũng không thể khiến đồng tu ngã quỵ, vẫn rất kiên định bước trên con đường tu luyện, tận đến những giây phút cuối cùng của sinh mệnh, công tác điều phối tài liệu chân tướng cũng chưa từng bị gián đoạn. Khi A xuất hiện nghiệp bệnh nghiêm trọng, các đồng tu đã chỉ ra A có tâm không để người khác nói, tự ngã biểu hiện quá mạnh, nhưng bà ấy đã thẳng thừng phủ nhận. Cũng vì sự mạnh mẽ của bà, trong các vấn đề của gia đình cũng thể hiện ra tác phong gia trưởng nặng, khiến gia đình liên tục bất hòa, phiền phức không dứt, hao tổn tinh thần, ảnh hưởng đến tu luyện. Hoàn cảnh gia đình cũng là trường sở tu luyện của chúng ta, ở đâu cũng thể hiện được thiện niệm của đệ tử Đại Pháp là nghĩ cho người khác, không thể cảm thấy mình tu luyện rồi, thì người khác phải nghĩ cho mình, làm theo mong muốn của mình. Người thường và người tu luyện xảy ra mâu thuẫn thì 100% vấn đề là ở người tu luyện. Vì sao không tìm ở bản thân chứ? Tu luyện không có chuyện lớn hay nhỏ, vô cùng nghiêm túc, phải tu đến chấp trước vô lậu. Tà ác nhìn thấy rất rõ ràng, không đạt tiêu chuẩn thì sẽ không cho bạn tu lên trên. Cuối cùng, đồng tu A vì không minh bạch mà bị cựu thế lực cướp đi nhục thân như thế.

Đồng tu B, cũng là đệ tử Đại Pháp lâu năm bắt đầu tu luyện từ thời kỳ đầu. Thông minh giỏi giang, công việc luôn chăm chỉ năng nổ, tranh cường hiếu thắng, dù đã nhiều lần bị bắt và kết án, nhưng tâm tín Sư tín Pháp chưa từng dao động. Bà ấy luôn đặt ba việc lên hàng đầu, học Pháp, học thuộc Pháp, giảng chân tướng cứu người tại địa phương rất xuất sắc, mọi người đều kính phục bà ấy. Nhưng tâm kiên trì “tự ngã” của bà – luôn cho mình là đúng – lại biểu hiện khá mạnh, có khi bà có những nhận thức không phù hợp với Pháp lý của Đại Pháp, các đồng tu đều thiện ý chỉ ra, nhưng bà ấy luôn gạt đi, giao lưu nhiều lần đều không hiệu quả, mấy năm qua cứ ôm cứng nhận thức của mình không buông. Có khi có những vấn đề về nguyên tắc, bà ấy cũng không nghe lời khuyên của người khác, không làm theo yêu cầu của Ban Biên tập Minh Huệ, mà tự ý làm điều lập dị khác thường, thế nên trong các công việc chứng thực Đại Pháp cùng các đồng tu khác không thể đi đến nhận thức chung, hình thành gián cách vô hình trong chỉnh thể, ảnh hưởng đến sự phối hợp chỉnh thể.

Đồng tu C từng là người tu luyện có học thức cao, có địa vị nhất định, không kết hôn. Trong thời đầu tà ác bức hại, cô ấy vì không từ bỏ tín ngưỡng vào Đại Pháp mà bị đơn vị khai trừ công chức, bị bức hại trong trại lao động. Khi kết thúc án lao động phi pháp, cô không có nhà để về, nên chỉ có thể về nhà mẹ ở nông thôn sống qua ngày. Sự tự ti khiến cô ấy không dám ra ngoài, cả ngày nằm dài trên giường chờ (đồng tu) mẹ chăm sóc, việc gì cũng không làm, đến ăn cơm cũng phải đợi mẹ gọi mấy lần mới ra khỏi giường để ăn. Sau này, được đồng tu giúp đỡ, đồng tu C đã quay lại tu luyện. Do trình độ văn hóa khá cao, cô dần dần sinh tâm tự cao tự đại, coi thường người khác, “tự ngã” bành trướng, càng ngày càng nặng. Nhiều năm sau, dưới danh nghĩa giúp đồng tu đề cao, đi đến đâu cô ấy cũng diễn giảng Pháp lý ở tầng thứ cao mà bản thân ngộ được, nói bản thân cao thế nào, tốt thế nào khiến các học viên học theo cô ấy, tự chế ra một bộ những câu phát chính niệm khác, rồi phân phát cho một số học viên thích học theo người khác chứ không học theo Pháp, không rõ Pháp lý; còn đoạn chương thủ nghĩa các bài giảng Pháp các nơi của Sư phụ, soạn thành một cuốn sách, rồi phát cho một số học viên để họ học, niệm, học thuộc, nói là học như thế nhanh hơn, công tăng cao hơn, là đi đường tắt trong tu luyện; còn không biết xấu hổ mà khoác lác rằng bản thân đã tu đến ra ngoài vũ trụ rồi, xung xuất khỏi Chân-Thiện-Nhẫn rồi. Vậy mà những lời nói vừa hồ đồ vừa xằng bậy rõ ràng không phù hợp với Pháp như thế vẫn có thể mê hoặc một số học viên kiên định với Đại Pháp, khiến họ chạy theo người này một thời gian rất dài. Họ đã hình thành một nhóm nhỏ, làm ra các thứ loạn; đồng tu thiện ý khuyên ngăn thì không nghe không hiểu, muốn gì làm nấy. Người này nhiều năm đến các nơi làm loạn, thường hay đến ở nhà của các đồng tu, hễ ở là một mạch mấy tháng liền. Không chỉ ở tại địa phương, người này còn hay đến các địa khu xung quanh để truyền bá những thứ loạn Pháp, gây ảnh hưởng phụ diện nhất định. Sau khi Sư phụ công bố kinh văn về những người diễn giảng loạn Pháp, phần lớn những học viên từng chạy theo người này đã thanh tỉnh ra, không cấp thị trường tiếp cho cô ấy nữa. Nhưng vẫn còn số ít học viên sùng bái mà đi theo cô này ngày càng xa trên con đường nguy hiểm. Loại hành vi loạn Pháp nghiêm trọng này chính là do “tự ngã” mạnh dẫn khởi, cho đến khi tự tâm sinh ma không thể tự vực dậy được mà hủy đi chính mình.

2. Hạ thấp bản thân, rơi vào tự ti, ý chí tiêu trầm, lẫn lộn cùng người thường

Có không ít đồng tu chưa nhận thức rõ Pháp lý ở cao tầng, ngộ nhận rằng giả tướng nghiệp bệnh xuất hiện trong các đồng tu đúng là bệnh. Đặc biệt là những học viên văn hóa thấp, học Pháp ít, phương thức tư duy vẫn ở trong người thường, xuất hiện vấn đề liền theo lý trong người thường để đối đãi, không biết lý nơi người thường và lý trong tu luyện là tương phản với nhau. Trong người thường cho rằng là chuyện tốt, nhưng đứng từ góc độ tu luyện thì chính là chuyện xấu. Sau khi một người tu luyện xuất hiện hiện tượng “nghiệp bệnh”, tuy trên miệng đều nói là giả tướng, nhưng trong tâm có thật sự nhìn nhận là giả tướng không? Có người khi mới bắt đầu, có thể cố gắng nhẫn chịu để làm ba việc, nhưng khi thời gian kéo dài, cứ mãi chưa qua được quan, trong tâm liền bất ổn, có lẽ cũng xem là bệnh, với sự quan tâm và thúc giục của người nhà thì lại thuận nước đẩy thuyền mà đến bệnh viện, khi bệnh viện chẩn đoán là bệnh nguy kịch nào đó thì trong tâm càng bất ổn hơn, mất đi tín tâm và dũng khí để vượt quan bằng chính niệm, từ đó cũng tự nhiên sinh ra cảm giác tự ti; có người thậm chí còn tính trước chuyện hậu sự, còn có người oán trách Sư phụ không quản họ, cũng không tin vào Đại Pháp nữa, cuối cùng bị cựu thế lực cướp mất nhục thân, tạo thành can nhiễu cho việc chứng thực Đại Pháp và cứu độ thế nhân.

Nhiều học viên Đại Pháp qua đời vì nghiệp bệnh, trên miệng tuy không nói là bệnh, nhưng trong tâm có lẽ đều mặc nhận là bệnh, hoài nghi Pháp lý mà Sư phụ giảng rằng người tu luyện là không có bệnh, không làm được thật sự tín Sư tín Pháp. Còn có học viên biết Đại Pháp tốt, khi tâm chấp trước con người quá nhiều, quan niệm người thường còn nặng, không biết Đại Pháp rốt cuộc là gì, mục đích của tu luyện là gì, thì cảm thấy tu luyện khó quá, không có tín tâm tu lên trên. Tự ti, ngại khó, tiêu trầm, đến sau này gặp quan nạn sẽ dễ dàng buông bỏ tu luyện.

Có một học viên, từ nhỏ thiên mục được khai mở một phần, thường có thể nhìn thấy cảnh tượng của không gian khác. Khi học “Chuyển Pháp Luân”, bà ấy nói Sư phụ nói thật đúng, nhưng tình với con gái của bà rất nặng, bị cuộc hôn nhân bất hạnh của con gái làm cho tâm thần bất định, ba đứa con đều ly hôn, rồi lại tái hôn. Vì thế mà bà ấy hao tổn tâm sức, nổi giận không ít, khiến thân thể đầy bệnh. Bà ấy nói: Những gì Đại Pháp giảng đều tốt, nhưng ai có thể làm được chứ? Chuyện của con gái có thể buông tay không quan tâm sao? Tôi không buông cái tâm đó xuống được. Sau này, bà ấy dứt khoát không học không luyện nữa, hiện tại cả ngày chăm con chăm cháu, mất đi lòng tin vào cuộc sống.

Cũng có học viên Đại Pháp lâu năm, tuổi đã cao, cảm thấy tay chân không linh hoạt nữa, thị lực kém đi, tóc bạc trắng cả, răng cũng rụng, lưng cũng còng, thời gian lâu dần, cũng sinh ra cảm giác tự ti, không biết nguyên nhân ở đâu, nhưng lại không hề tinh tấn. Thấy các đồng tu quen thuộc xung quanh rời bỏ thế gian, tâm tình càng trầm trọng, cho rằng bản thân không tu tốt như người ta. Có lẽ mình vẫn chưa tu xuất khỏi tam giới, có lẽ tương lai sẽ khai ngộ ở tiểu đạo thế gian, vì không nắm rõ Pháp lý mà mất đi tín tâm tu luyện. Thực ra, ai tu luyện như thế nào thì ai cũng không thấy rõ, vì bộ phận tu tốt của chúng ta đã được cách khai rồi, điều chúng ta thấy đều là phần chưa tu được tốt biểu hiện tại nhân gian, là phần chịu sự chế ước của trường thời gian mà thành, đương nhiên cũng có bức hại do niệm bất chính của chúng ta chiêu mời đến. Nếu chúng ta cho rằng mình già rồi, suốt ngày nói đến chuyện già, cựu thế lực nhìn thấy bạn nghĩ đến già, muốn già, thế thì sẽ làm bạn thật sự thành già. Đó là điều bạn tự muốn.

Tôi đơn cử vài trường hợp như trên, cũng là một số hiện tượng tồn tại phổ biến hiện nay. Qua đó, tôi nhận thức rằng “tự ngã” và “tự ti” đều là do quan niệm biến dị hình thành lúc hậu thiên, nó là chướng ngại lớn ảnh hưởng đến sự tinh tấn tu luyện của chúng ta. Bởi vậy, chúng ta phải xem trọng, nắm bắt thời gian để tu bỏ đi, cũng phải nhìn rõ các loại nhân tâm đằng sau khiến hình thành những quan niệm này, như tâm cầu danh, tâm hiển thị, tình, v.v.. Chỉ có tu khứ các loại nhân tâm, chấp trước, thì mới có thể tìm được tự ngã chân chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/21/471164.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/29/216038.html

Đăng ngày 14-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share