Bài chia sẻ của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-03-2012] Hôm nay trong lúc chúng tôi đang chia sẻ, một học viên đã không ngừng bình luận về những người khác. Bà ấy đã nói một người không giữ vệ sinh tốt, một người khác thì quá bướng bỉnh, người này thì ăn mặc luộm thuộm, và người khác nữa thì không tinh tấn và cũng không lý trí. Bà ấy đã chỉ trích hết thảy mọi người, từ cô con gái chưa kết hôn tới người con rể của bà. Bà dường như không thích và không chấp nhận mọi người xung quanh mình. Tôi đã chỉ ra cho bà ấy về những điều đó, và bà nói rằng tôi đã đúng. Bà nói rằng bà không thể ngừng nói về những người khác, sau đó bà ấy bắt đầu phê phán cháu trai của bà. Tôi lại nhắc bà, “Khi bà không hài lòng về người khác, điều đó có nghĩa là bà vẫn còn tâm tật đố. Bà bị động tâm khi lời lẽ và hành xử của người khác không phù hợp với quan niệm của bà.”

Học viên này đột nhiên nhận ra, “Ồ, khi tôi không chấp nhận người khác, điều đó có nghĩa rằng tôi vẫn còn tâm tật đố. Chẳng ngạc nhiên gì khi tôi cảm thấy khó xử mà không biết vì sao.” Sư Phụ đã giảng trong cuốn “Pháp Luân Công” rằng, “Người tật đố muốn hơn mọi người và không bằng lòng để ai hơn mình …” (“Bỏ tâm tật đố (ganh tỵ)”, Pháp Luân Công) Chúng tôi đã ngộ ra điều sau sau khi chia sẻ: “Khi chúng ta coi thường người khác và đánh giá không tốt cách cư xử, tư tưởng, và lời nói của họ, hoặc khi lời nói và hành xử vô ý của họ làm chúng ta khó chịu và khiến chúng ta trở nên bất bình hoặc tranh đấu, đó là bởi vì chúng ta còn tâm tật đố. Sau khi hướng nội tìm, chúng ta có thể nghĩ rằng đó là vì chúng ta chưa tu khẩu hay vì chúng ta không nhẫn. Thực tế, đó là vì chúng ta không tìm ra được gốc rễ của các chấp trước – tâm tật đố. Tật đố có thể biểu hiện là ‘không muốn thấy người khác có khả năng hơn hoặc tốt hơn so với bản thân chúng ta,’ nhưng cũng có thể biểu hiện là ‘coi thường người khác’ mà có thể đã bị ẩn sâu.

Khi chúng ta tật đố, chúng ta sẽ coi thường hết thảy mọi người, gồm cả người xấu, người tốt, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, và người thân. Thước đo chúng ta dùng để đo lường người khác là những quan niệm mà chúng ta cần loại bỏ. Làm sao mà những quan niệm đó có thể được dùng như là một tiêu chuẩn để đo lường những người khác? Chúng ta có thể cứu họ thế nào nếu chúng ta coi thường họ? Khi giọng điệu của chúng ta biểu hiện sự phản đối, làm sao chúng ta có thể truyền tải thông điệp muốn cứu họ? Nếu không, mọi người sẽ không lắng nghe chúng ta ngay cả khi chúng ta nói một cách lý trí. Nếu chúng ta coi thường người khác thì hiệu quả của việc cứu độ chúng sinh sẽ không được tốt.

Các học viên đã thảo luận, “Ngày hôm nay tôi đã ngộ được nhiều điều! Lúc này tôi đã tìm ra được nguyên nhân căn bản của chấp trước. Khi tôi ngừng coi thường người khác và loại bỏ tâm tật đố, mọi việc đều tốt đẹp và tôi trở nên khoan dung hơn. Tôi không còn cảm thấy khó chịu khi nói chuyện với người khác. Mọi việc sẽ tốt hơn khi tôi được đồng hóa với đặc tính của vũ trụ. Một người không thể viên mãn nếu tâm tâm tật đố không được loại bỏ. Khi tôi đề cao tâm tính thì mọi thứ cũng được đề cao lên!

Xin mọi người chỉ ra những điều chưa phù hợp


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/3/20/去掉看不上别人的心-254447.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/3/132527.html#.T3sATW-SL4Y

Đăng ngày 17-4-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share