Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 15-01-2024] Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã được tổ chức tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Darda ở Nagpur từ ngày 23-25 ​​tháng 12 năm 2023. Đây là lần đầu tiên triển lãm nghệ thuật này được tổ chức tại Nagpur.

24 bức tranh do các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới sáng tác đã được trưng bày. Các tác phẩm nghệ thuật mô tả những câu chuyện tu luyện cá nhân của các học viên, những điều kỳ diệu đã trải qua trong quá trình tu luyện, cũng như lòng dũng cảm và sức mạnh của các học viên ở Trung Quốc trong việc phản đối cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với đức tin của họ.

Nhiều người có sức ảnh hưởng ở Nagpur đã được mời đến phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm. Trong ba ngày sự kiện, khách tham quan đã được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật và tìm hiểu bối cảnh cũng như câu chuyện đằng sau mỗi bức tranh.

Một số người tham dự cho biết các tác phẩm nghệ thuật rất đẹp và họ cảm nhận được năng lượng tích cực toát ra từ chúng. Nhiều vị khách đã bị sốc trước sự tàn bạo của cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) ở Trung Quốc, những người hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn một cách ôn hòa.

12ff85a45fc75509efb92ffd7d336437.jpga7d3416bd1a1ede61df5f19484e0326a.jpg

Các học viên giải thích Pháp Luân Đại Pháp là gì và phổ biến về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc thông qua việc kể lại những câu chuyện đằng sau mỗi bức tranh.

bb77e08a09654b9b8aef3cf6761b403c.jpgdfa902e35f92184528c0af5955ccc6aa.jpg33f9d61ba649523e717259551c46b9e9.jpg

Người dân từ các thành phần xã hội đã đến xem triển lãm nghệ thuật.

Báo chí đưa tin về Triển lãm

Các phương tiện truyền thông ở cấp độ địa phương và cấp độ quốc gia có trụ sở tại Nagpur đã đến triển lãm và đưa tin về sự kiện này. Ấn bản tiếng Nagpur của tờ Times of India, thời báo lớn thứ tư ở Ấn Độ, nhận xét: “Các tác phẩm nghệ thuật đều nói về vẻ đẹp nội tâm, sức mạnh và pháp môn thiền định,” “với bố cục tao nhã, màu sắc tươi sáng và cách sử dụng các mảng màu sáng tối một cách hoàn hảo, các bức tranh để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí mọi người.”

Các phương tiện truyền thông khác tham dự triển lãm bao gồm Lokmat Samachar Nagpur, cả tiếng Hindi và Marathi, The Hitwada và Dainik Bahujan Saurabh.

e4a679e992df2b6d66c55b698043d782.jpg

Hãng thông tấn Dainik Bahujan Saurabh đăng một bài viết về triển lãm (Ảnh chụp màn hình do Dainik Bahujan Saurabh cung cấp).

37c146a0f2aa9453a8d2ae5d456a3f00.jpg

Bài viết về cuộc triển lãm bằng tiếng Hindi trên tờ Lokmat Samachar Nagpur (Ảnh chụp màn hình do Lokmat Samachar Nagpur cung cấp)

3dee2082b3b1e3aa5262f58d33db410c.jpg

Bài viết về cuộc triển lãm bằng tiếng Hindi trên tờ Lokmat Samachar Nagpur (Ảnh chụp màn hình do Lokmat Samachar Nagpur cung cấp)

59c57e7c5ba2860c5f8e6d2c619278d1.jpg

Một bài viết về cuộc triển lãm được đăng trên tờ The Hitwada (Ảnh chụp màn hình của The Hitwada)

81b3b210977a1ba4585641c2ccdeeeee.jpg

Tờ Times of India đã đăng một bài bình luận về buổi triển lãm trên ấn bản tiếng Nagpur vào ngày 25 tháng 12 năm 2023 (Ảnh chụp màn hình do The Times of India cung cấp).

6ba6ae4a487fc2f8f29452d778d4e11a.jpg

Nhóm phóng viên của The Times of India chụp ảnh tại triển lãm.

Cựu Nghị sĩ: Cái ác không ngăn được lòng tốt, công lý sẽ chiến thắng

Trong lễ khai mạc diễn ra vào ngày 23 tháng 12 năm 2023, một số khách mời từ các lĩnh vực chính trị, giáo dục và khoa học đã tham dự. Trong đó có ông Jogendra Kawade, cựu Nghị sĩ Quốc hội, Tiến sĩ Milind Mane, cựu thành viên Hội đồng Lập pháp Maharashtra, Tiến sĩ JM Khobragade, giám đốc của Viện Khoa học Nagpur và ông Suresh Gaikwad, người sáng lập Viện Giáo dục Hirabai Gaikwad.

ccb2bd9c4078e9c496e20fa9b34585c3.jpg

Các vị khách quý cắt băng khai mạc triển lãm.

df73c0e22e59d4bff04c81fbae099943.jpg

Tiến sĩ JM Khobragade, Tiến sĩ Milind Mane cùng vợ ông là bà Sarita Mane, và ông Jogendra Kawade (từ phải sang trái) lắng nghe khi một học viên giải thích bối cảnh đằng sau mỗi bức tranh.

Ông Jogendra Kawade, cựu nghị sĩ Hạ viện Ấn Độ đại diện cho bang Maharashtra, cho rằng các tác phẩm trong triển lãm cho thấy trong thế giới này, công lý cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác.

Ông cho biết: “Sau khi xem tất cả các tác phẩm nghệ thuật, tôi nghĩ, sự bất công, bóc lột, tàn ác và áp bức không thể kéo dài lâu.” “Cái ác không thể ngăn cản lòng tốt, những thông điệp này của Pháp Luân Đại Pháp không chỉ được truyền tới Trung Quốc mà còn có ý nghĩa cho toàn thế giới.”

Ông cũng cho biết nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp được thể hiện trong từng tác phẩm của mỗi nghệ sĩ. “Nếu bạn bị tổn thương, tôi có thể cảm nhận được nỗi đau; nếu bạn gặp khó khăn, tôi sẽ giúp bạn bước ra khỏi hoàn cảnh gian nan đó, đây là lòng nhân ái! Tôi nghĩ đây là điều Pháp Luân Đại Pháp nhấn mạnh.”

Ông ca ngợi Pháp Luân Đại Pháp và các nghệ sĩ đã phơi bày sự thật về cuộc bức hại ở Trung Quốc thông qua các biện pháp ôn hòa: “Triển lãm này phản đối cuộc bức hại, một cuộc kháng nghị ôn hòa hiện đang diễn ra, thông điệp mà cuộc triển lãm truyền tải là: Chúng tôi có thể chịu đựng bất cứ điều gì nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ các nguyên tắc của mình! Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ lẽ phải!”

63123a80cedd821b4824b492990c6239.jpg

Cựu Nghị sĩ Quốc hội, ông Jogendra Kawade chia sẻ cảm nghĩ sau khi chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật.

Cựu thành viên Hội đồng lập pháp : Pháp Luân Đại Pháp truyền cảm hứng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn

3af7bcc04b5c8fa1c6fd54d745776331.jpg

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc, Tiến sĩ Milind Mane cho biết Pháp Luân Đại Pháp có khả năng cải thiện sức khỏe. Ông hy vọng các học viên sẽ thành công trong việc giới thiệu môn tu luyện đến nhiều người hơn ở Ấn Độ.

Tiến sĩ Milind Mane là một bác sĩ và cũng là cựu thành viên của Hội đồng Lập pháp Maharashtra. Ông cho biết ông rất cảm động bởi cuộc triển lãm: “Tôi đã xem tất cả các tác phẩm tại cuộc triển lãm một cách kỹ càng, tôi hiểu và đồng tình với thông điệp đằng sau chúng”.

Ông đã biết đến nhiều hình thức tra tấn tàn bạo mà các học viên ở Trung Quốc hiện đang phải chịu đựng. Họ bị sát hại và nội tạng của họ bị mổ lấy một cách không nguyện ý, sau đó chúng được bán cho cấy ghép nội tạng để thu lợi nhuận khổng lồ. Với tư cách là một bác sĩ, ông cho rằng thu hoạch nội tạng là hành vi cực kỳ “vô nhân đạo” và “gây sốc”. Ông cũng cho biết: “Cuộc triển lãm này là một tiếng còi báo động cho toàn thế giới”.

Ông đã chứng kiến ​​những lợi ích sức khỏe của việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp: “Là một bác sĩ, bệnh nhân của tôi đã khỏi bệnh sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vì những lợi ích sức khỏe mà pháp môn mang lại.” Ông nói: “Pháp Luân Đại Pháp có sức mạnh to lớn và truyền cảm hứng cho mọi người hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.”

Ông cũng cho hay Pháp Luân Đại Pháp đang trở nên phổ biến hơn ở Nagpur. Ông hy vọng các học viên có thể truyền bá Pháp Luân Đại Pháp rộng rãi hơn nữa.

Giám đốc Viện Khoa học: Tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

7d3dfb555ea2a83c1c5144e7bbbcb2fa.jpg

Tiến sĩ JM Khobragade xem tác phẩm “Bảo vệ sách Pháp” trong khi một học viên giải thích câu chuyện đằng sau bức tranh.

Nhiều khách mời tại lễ khai mạc đã ngưỡng mộ ý chí kiên cường đến khó tin của các học viên ở Trung Quốc khi đối mặt với muôn vàn nguy hiểm. Ông JM Khobragade, giám đốc Viện Khoa học Nagpur, cho biết ông “yêu mến các tác phẩm nghệ thuật” và sự kiên định của các học viên được miêu tả trong các bức tranh khiến ông muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.

“Những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sẽ có được sức mạnh và linh cảm như thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật.” Ông đã đọc sách Pháp Luân Đại Pháp và hy vọng “sẽ có nhiều người hơn nữa học Pháp Luân Đại Pháp”.

Người sáng lập Viện Giáo dục: Học sinh được thụ ích từ việc tu luyện Pháp Luân Công

Giống như ông JM Khobragade, ông Suresh Gaikwad cũng hy vọng sẽ có nhiều người hơn học Pháp Luân Công. Với tư cách là người sáng lập một viện giáo dục, ông đã giới thiệu cho học sinh về môn tu luyện tại buổi tập trung buổi sáng của trường và nói: “Các em rất hào hứng [học Pháp Luân Đại Pháp].”

Ông cho hay ông đã tập các bài công pháp của Pháp Luân Công lần đầu tiên trong đợt bùng phát dịch COVID năm 2020.

Ông nói: “Dạo đó sức khỏe của tôi rất tệ. Một học viên đã giới thiệu Pháp Luân Công cho vợ tôi và tôi cũng bắt đầu tập luyện.” “Qua việc luyện công, thể chất của tôi trở nên khỏe mạnh hơn, tôi là một tấm gương sống động về lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công trước mặt các bạn. Tôi không cần phải dùng bất cứ loại thuốc nào.”

Ông khuyến khích các học viên: “Khi các bạn bắt đầu thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình, các bạn sẽ gặp khó khăn nhưng chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ các bạn.”

2bd62b8108281307e785ff5ca658bc5a.jpg

Ông Suresh Gaikwad, người sáng lập một viện giáo dục, cho biết ông đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho các học sinh của mình và hy vọng các em sẽ được thụ ích từ môn tu luyện.

Người sáng lập Nhóm Dân quyền: Tôi hy vọng mọi người ủng hộ Pháp Luân Công

Nhiều vị khách bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công và cảm thôngvới các học viên ở Trung Quốc. Bác sĩ Milind Jiwane là cựu nhân viên y tế và là người sáng lập Tổ chức Bảo vệ Dân quyền ở Nagpur. Ông và các thành viên trong tổ chức của mình đã tham dự triển lãm. Ông cho hay các tác phẩm nghệ thuật rất “đáng được đánh giá cao” bởi các nghệ sĩ đã dám thể hiện hoàn cảnh thực sự của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

“Các thành viên trong tổ chức của tôi cũng cho rằng triển lãm rất xuất sắc. Chúng tôi xin chúc các học viên Pháp Luân Công mọi điều tốt đẹp nhất và luôn ủng hộ họ. Chúng tôi hy vọng các bạn có thể tổ chức triển lãm này thường xuyên hơn.”

bbfbc5558fbb272047e4d5e3ed855469.jpg

Tiến sĩ Miline Jiwane (thứ hai bên phải, áo xanh) và các thành viên trong tổ chức của ông đã tham dự triển lãm.

Ông hy vọng mình có thể làm được điều gì đó để giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công hiện vẫn đang bị bức hại ở Trung Quốc. “Tôi còn là một nhà văn. Tôi sẽ cố gắng viết bài về chủ đề này để nâng cao nhận thức và giúp đỡ tất cả các bạn, mọi người nên ủng hộ Pháp Luân Công.”

Cuộc đàn áp của ĐCSTQ sẽ không kéo dài

Ông SK Gajbhiye, lãnh đạo của một tổ chức dân quyền, và các thành viên trong nhóm của ông đã tham dự triển lãm. Ông Gajbhiye cũng đồng thời là chủ tịch tổ chức Tiếng nói của Người bản địa vì Công lý và Hòa bình ở Nagpur.

Ông cho hay cuộc đàn áp của ĐCSTQ sẽ không kéo dài lâu, “Chế độ này đang bức hại những người đi theo chính đạo”. “ĐCSTQ không thích con đường chính đạo mà các học viên đang đi, nhưng chế độ đó sẽ không thể ngăn cản họ”.

Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, ông thấy rằng nhân loại cần “tự do” và “sự hữu hảo”, tuy nhiên, ĐCSTQ đang cố gắng phá vỡ trật tự tự nhiên này. “Đó là kế hoạch độc ác của ĐCSTQ nhằm khiến mọi người chống lại lẫn nhau. Sự đàn áp như thế này sẽ không kéo dài được lâu. Nó sẽ kết thúc sớm thôi.”

21981098bbb5509961904b0bd60094a5.jpg

Ông SK Gajbhiye (thứ hai bên phải) và các thành viên trong tổ chức của ông đang xem các tác phẩm nghệ thuật.

Người chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hoàn vũ Ấn Độ: Tôi cảm nhận được trường năng lượng thần thánh

Nhiều người tham dự đã cảm động trước sự thần thánh được thể hiện trong các bức tranh. Họ cho biết các nghệ sĩ đã chọn sử dụng những màu sắc tươi sáng và ấm áp, khiến họ cảm nhận được năng lượng thiêng liêng, tích cực khi xem các tác phẩm nghệ thuật.

d0f94e4ca26ec6a9bdaad96a86967c55.jpg

Cô Shweta Tembhurne Mate, người chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hoàn vũ Ấn Độ 2019 (Mrs. India Global 2019) cùng con trai tham dự triển lãm.

Cô Shweta Tembhurne Mate đoạt danh hiệu Mrs. India Global 2019 đã đưa con trai đến triển lãm. Cô rất thích xem các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là bức tranh có tựa đề “Chuyển Đại Pháp Luân” miêu tả khung cảnh tráng lệ trong buổi thuyết giảng của Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí tại Washington DC.

Cả cô và con trai đều cảm động trước bức tranh. Cô nói: “Tôi cảm thấy thật may mắn và được bao bọc bởi một trường năng lượng thần thánh”.

Nghệ sĩ được truyền cảm hứng bởi nghệ thuật đích thực

1a1467233936bb394dd3e30cfee05657.jpg

Cô Sae cho biết cô được truyền cảm hứng từ nghệ thuật đích thực.

Cô Sae, một nghệ sĩ, cho biết cô đặc biệt yêu thích cách phối màu trong các bức tranh với màu xanh lam tươi sáng và màu vàng làm chủ đạo. “Nó vừa có tính khai sáng vừa trầm ổn,” cô nói.

Tác phẩm yêu thích của cô là “Bảo vệ sách Pháp”. Bức tranh cho thấy giữa khung cảnh một căn nhà bị cảnh sát ĐCSTQ đột nhập, một cậu bé không hề sợ hãi mà bình tĩnh bảo vệ cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp – ChuyểnPháp Luân.

Cô chia sẻ: “Cậu bé này chọn bảo vệ cuốn sách chứ không phải những đồ đạc khác. Đối với tôi, điều này thật đẹp và cảm động. Bức tranh này cho chúng ta biết, trước lợi ích vật chất, điều quan trọng nhất là bảo trì giá trị của mỗi người”.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/15/470994.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/16/214326.html

Đăng ngày 19-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share