Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 11-06-2023] Tôi sống ở quận Sarnath, thuộc thành phố Varanasi, Ấn Độ. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2002. Vào tháng 8 năm 2002, tại lễ hội phụ nữ địa phương thường niên ở thành phố Leh thuộc vùng Ladakh, tôi tình cờ gặp hai học viên Pháp Luân Đại Pháp – một người Mỹ gốc Hoa cùng với một người Tây Tạng địa phương – cả hai đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

Ngày hôm sau, tôi đã bắt đầu luyện, nhưng phải mất vài năm tôi mới thật sự bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau nhiều năm thực hành một số môn tu luyện và đọc nhiều sách cũng như giao lưu với những người có các nền tảng tôn giáo khác nhau, tâm trí tôi chứa đầy những quan niệm và suy nghĩ tâm linh. Giờ đây tôi mới nhận ra trước đây trong vô thức mình vẫn luôn tìm kiếm một con đường tâm linh thực sự.

Tâm tôi đầy hoài nghi và có rất nhiều câu hỏi, đến nay tôi vẫn chưa thấy có học viên Pháp Luân Đại Pháp nào đa nghi và hay phê bình như tôi. Sau này tôi mới nhận ra mình có duyên tiền định để bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Những người có nhiều mối hoài nghi và câu hỏi như vậy có lẽ sẽ không bao giờ đặt chân vào cuộc hành trình này, hoặc nếu bước vào thì cũng sớm từ bỏ.

Những năm đầu, tôi dành hầu hết thời gian sống ở Sarnath, gần Varanasi, và tới Ladakh vào mùa Hè. Tôi cũng may mắn được sang Mỹ vài lần đề tham dự Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng các hoạt động liên quan khác và xem chương trình Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Những lần tới Mỹ đã giúp tôi rất nhiều để vượt qua hoàn cảnh của mình ở Sarnath, nơi còn vô vàn khó khăn hiện hữu, ví dụ mâu thuẫn gia đình liên tục xuất hiện, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và rất nhiều những vấn đề khác tại địa phương, cùng với can nhiễu từ các không gian khác.

Tất cả những yếu tố này kết hợp lại dường như khiến người ta khó có thể chịu đựng được. Tôi thường cảm thấy chúng như vượt ngoài khả năng chịu đựng của mình. Nhưng kỳ diệu thay, chính sức mạnh của Pháp Luân Đại Pháp đã khiến tôi có thể tồn tại được trong hoàn cảnh phức tạp và khó khăn nhất này.

Sư phụ giảng:

“Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành.” (Bài giảng thứ chín, chuyển Pháp Luân)

Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tới các trường học

Trong thời gian tới thăm Ladakh, tôi có thể cảm nhận được Sư phụ từ bi đã có những an bài hoàn hảo, mang đến cho tôi cơ hội để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở khu vực này.

Người dân địa phương Ladakh rất có hứng thú đối với Pháp Luân Đại Pháp và cũng bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Người dân ở đây rất thực tế, họ luôn luôn đưa ra những ý tưởng và đề xuất hữu ích, ví dụ như tôi có thể làm gì, tôi nên tới gặp ai, đến trường nào, v.v. Tôi cũng có cơ hội dán rất nhiều poster trong thành phố Leh với những thông tin về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra.

Trong vài năm đầu, tôi đã thực hiện những buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp, đối tượng tham gia hầu hết là những du khách; sau đó tôi tổ thức trưng bày thông tin ở khu phố chính của thành phố Leh cũng như các khu vực khác.

Những năm qua, tôi may mắn có nhiều cơ hội để giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp đến các trường học khác nhau. Buổi giới thiệu đầu tiên mà tôi thực hiện là ở thành phố Leh, thuộc Ladakh, vào năm 2008, có rất nhiều giáo viên và học sinh đã tham dự. Từ năm 2010, đã có thêm nhiều buổi giới thiệu tại các trường học ở Ladakh.

Trở lại Sarnath, điểm luyện công nằm trong một khu vườn hoa của địa phương. Từ năm 2010, mỗi năm chúng tôi đều tổ chức triển lãm thông tin Pháp Luân Đại Pháp trong thời gian 5 đến 6 tháng. Tôi chỉ có thể đến thăm một vài trường học do những ràng buộc với gia đình, cũng như những khó nạn xuất hiện không ngừng.

Tôi mãi mãi biết ơn một đồng tu ở Bangalore, đồng tu đó đã cùng tôi đi đến một số trường học vào năm 2011. Trong quá trình đó, tôi đã nhận ra tiềm năng to lớn của các trường học tại Ấn Độ và chúng tôi cũng có thể làm “tất cả trong một chương trình”: giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp, hướng dẫn 5 bài công pháp và nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ – tất cả gói gọn trong một chương trình dài khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Ban đầu tôi không quan tâm lắm tới việc đi tới các trường học, vì tôi nghĩ các học viên chỉ có thể trình diễn các bài công pháp, trong khi tôi quan tâm hơn tới vấn đề vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc. Sau khi nhận ra khả năng làm “tất cả trong một chương trình”, hành trình tới các trường học của tôi bắt đầu, bao gồm cả trường cao đẳng và đại học. Với sự gia trì của Sư phụ từ bi, hành trình này vẫn đang tiếp tục.

Tôi luôn cảm động khi đọc các bài giảng của Sư phụ về các dân tộc khác nhau trên thế giới và lời nhắc nhở của Ngài đối các học viên về lời thệ ước của họ đi cứu chúng sinh thuộc các dân tộc khác nhau này.

Sư phụ giảng:

“Dẫu thế nào đi nữa, chư vị là hy vọng của các sinh mệnh ở đó! Sau này chư vị sẽ thấy. (vỗ tay) Hiện nay dân tộc nào, quốc gia nào mà không có đệ tử Đại Pháp, đối với họ mà xét, thì sẽ tạo thành khó khăn rất lớn, ít nhất là như vậy. Do đó ở nơi đó bất kể là có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp, thì đối với dân tộc đó mà xét, đó chính là hy vọng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003] , Giảng Pháp tại các nơi III)

Bởi vì tôi đã sống nhiều năm ở Ladakh, rất nhiều người dân ở đó biết về Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó tôi quyết định đi du lịch đến nhiều nơi xa xôi hơn: ví như các bang ở vùng Đông Bắc, các bang Himachal Pradesh và Uttarakhand, tới thăm các trường học Tây Tạng ở Ấn Độ, khu vực Darjeeling thuộc Tây Bengal, Sikkim, Quần đảo Andaman, v.v. Trong những chuyến đi của tôi, luôn có cả thử thách và niềm vui.

Một số thử thách mà tôi thường phải đối mặt:

1. Tôi thường chỉ có thông tin liên hệ của nơi ở, không có thông tin liên hệ của bất kỳ ai khác hay bất kỳ trường học nào.

2. Gặp những khó khăn về tài chính liên quan đến nơi ở, giao thông, đồ ăn và các yếu tố khác.

3. Đường đi rất khó khăn, thông thường phải đi bộ, nhưng tôi vẫn phải đảm bảo sự an toàn của những tài liệu chân tướng quý giá mà tôi luôn mang bên mình.

4. Thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, mưa gió, ẩm ướt, nguy hiểm lở đất, đường đi ngoằn nghèo ở vùng đồi núi.

Tương ứng với những cái “mất” là những cái “được” quý báu như:

1. Gặp được những người hữu duyên trên đường đi.

2. Những người hữu duyên này và nhiều người khác thực sự đã trợ giúp tôi bằng nhiều cách khác nhau: Đôi khi những người tốt bụng mà tôi gặp đã giảm giá tiền phòng, chi phí đi lại, hoặc chi phí photocopy các tài liệu thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

3. Vô số những cuộc gặp bất ngờ, thường theo những cách thức hay tại những nơi không ngờ tới. Đó đều là những điều kỳ diệu trên hành trình khiêm tốn trợ giúp Sư phụ từ bi của chúng ta trong việc cứu độ chúng sinh.

Tôi cảm nhận được một cách rõ ràng Sư phụ đã mở đường sẵn cho tôi và an bài trước mọi việc. Thực sự có đi được bước đầu tiên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.

Những nghi ngờ và thắc mắc trong tâm đã không ngừng can nhiễu tôi, ví dụ những điều tôi đang làm liệu có phải là “điều đúng” hay không, hoặc tôi có nên làm những việc khác, hoặc đi đến nơi khác hay nên ở nhà. Nhưng cuối cùng tôi luôn quyết định là chỉ cần bước đi và làm tốt nhất có thể. Tôi nhận ra rằng cuối cùng dường như việc chúng ta đi đâu hay làm gì đều không quá quan trọng, mà điều quan trọng nhất là tâm thuần tịnh, vô tư, và mong muốn cứu độ chúng sinh của chúng ta.

Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi đối mặt với những khổ nạn lớn nhất trong cuộc đời

Tôi đã phải đối mặt với những tình huống sinh tử, hầu hết là dưới dạng nghiệp bệnh.

Điều khó nhất đối với tôi là trong quá trình trải qua những nghiệp bệnh nghiêm trọng này, tôi không thể cảm nhận rõ ràng sự hiện diện hay sự dẫn dắt của Sư phụ, cũng như không có bất cứ trải nghiệm siêu thường nào như các đồng tu khác đã trải qua. Hoàn toàn không có. Tôi tự mình đối mặt tất cả những khổ nạn của bản thân. Ngay cả việc cầu xin Sư phụ từ bi giúp đỡ, nhìn vào ảnh của Sư phụ và “những nỗ lực” khác của tôi không có được kết quả mà tôi vô cùng mong đợi. Nhưng cho dù tôi hay “cái tôi giả” cảm thấy như thế nào, sự thật là chính Sư phụ và Đại Pháp đã cứu tôi, mỗi lần đều như vậy. Cho dù vào những thời điểm khó khăn nhất, tôi luôn luôn bằng cách nào đó có thể có được can đảm và tiếp tục bước đi.

Tôi đã tìm được sự dẫn dắt thông qua việc đọc các bài giảng, chia sẻ với các đồng tu, nghe các bài giảng của Sư phụ, nghe nhạc Phổ Độ, Tế Thế, nhạc giao hưởng Shen Yun và một số điều khác liên quan đến Pháp. Trang web Minh Huệ đã trở thành người bạn đồng hành thường xuyên và là nguồn cảm hứng đã dẫn dắt tôi trong nhiều năm qua. Trong suốt cuộc hành trình khiêm tốn của mình từ trước tới nay, tôi đã trải qua vô số điều. Đôi khi chúng thật đau lòng, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì một số bài chia sẻ của tôi đã được chọn đăng trên Minh Huệ. Tôi muốn tóm tắt lại những gì mình đã ngộ ra trên con đường tu luyện của bản thân.

1. Dù một người đi du lịch vòng quanh thế giới, sống ở nhiều quốc gia khác nhau và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, tôn giáo và khái niệm tâm linh khác nhau (trong trường hợp của tôi, tôi từng sống ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, và châu Á, từng đặt chân tới hơn 55 quốc gia trong những năm qua), họ vẫn mang theo một chiếc valy chứa đầy cảm xúc của riêng họ – trừ khi và cho đến khi họ may mắn gặp được một con đường tâm linh chân chính có thể giúp họ thật sự trút bỏ gánh nặng của “hành lý nghiệp lực.”

2. Trong mâu thuẫn và trong rất nhiều tình huống, tôi có xu hướng ngay lập tức và tự động trở nên cáu giận, căng thẳng và lo lắng, bắt đầu trách móc bản thân và sau đó cảm thấy khó khăn để loại bỏ đi cảm xúc oán hận. Điều này một phần có thể là do những trải nghiệm từ khi còn nhỏ, một phần do những trải nghiệm của mình trong những đời trước. Tôi vẫn còn những phản ứng như vậy vẫn đang cố gắng cải thiện.

Có lần khi tôi nghĩ cuối cùng mình đã buông bỏ được một chấp trước hay một sự oán hận cố hữu nào đó, một tình huống sẽ phát sinh làm kích động rất nhiều cảm xúc của tôi, nó như một trận lở đất ập lên đầu tôi, chỉ khi đó tôi mới nhận ra rằng mình vẫn chưa hoàn toàn buông bỏ được nó.

Sau khi lùi lại, quan sát và phân tích các tình huống và phản ứng khác nhau của bản thân, tôi mới nhận ra rằng tôi hoàn toàn không cần thiết phải trở nên căng thẳng, lo lắng, tự trách bản thân, v.v. Tất cả đều sẽ ổn nếu tôi chiểu theo các tiêu chuẩn của Pháp. Tất cả những gì tôi cần làm là sử dụng “Pháp bảo” hướng nội, và xét xem mình có đạt được tiêu chuẩn về tâm tính hay không !

3. Tôi thấy tâm mình đang nổi loạn chống lại nguyên tắc “bất thất bất đắc”, vì bằng cách nào đó tôi không bằng lòng chấp nhận phần “mất” và chỉ muốn phần “được”. Theo như thể ngộ hữu hạn của bản thân về “bất thất bất đắc”, chúng không thể tách rời nhau – tôi thật ngốc nghếch khi chỉ muốn “được”.

4. Tôi nhận ra rằng chúng ta không bao giờ biết được “tầng thứ thật sự” của chúng ta và chúng ta cũng không cần phải biết.

5. Điều khiến tôi dằn vặt là tôi chưa bao giờ làm được duy trì luyện công, học Pháp hay phát chính niệm đều đặn. Có thời gian tôi làm những việc này đều đặn trong vòng một vài ngày hoặc thậm chí vài tuần – nhưng sau đó luôn luôn quay trở lại trạng thái lộn xộn. Tôi vẫn còn cảm thấy khó khăn khi thực hành bài công pháp thứ hai trong 30 phút, vì vậy tôi chưa bao giờ dám luyện bài công pháp này trong một tiếng. Tôi không muốn có quan niệm hay ý tưởng cứng nhắc rằng mình không thể tinh tấn hơn, nhưng mặt khác tôi lại không thể tạo ra đột phá. Những trạng thái rất tương phản này đã đi theo tôi và dường như không có điểm dừng, cho dù tôi có học Pháp nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn với các đồng tu khác. Dường như hiểu ra là một chuyện, nhưng áp dụng và tạo ra những thay đổi cơ bản là một chuyện hoàn toàn khác.

6. Tôi cũng muốn bày tỏ mong muốn từ đáy lòng rằng các đồng tu ở Ấn độ hãy truyền bá Đại Pháp trên lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn. Chúng ta hãy mạnh dạn liên lạc với một vài dân tộc và bộ tộc khác. Điều đó không khó làm, không mất nhiều thời gian hay tiền bạc. Chỉ cần có tâm nguyện muốn làm, Sư phụ từ bi của chúng ta đã trải sẵn con đường để đưa Đại Pháp tới những người dân hữu duyên ở những nơi đó.

7. Cuối cùng, là đệ tử của Sư phụ, chúng ta đều biết rằng Đại Pháp là toàn năng và có thể viên dung hết thảy. Vì vậy, tất cả chúng ta — các đồng tu Ấn Độ — nên cố gắng hết sức để phối hợp một cách viên dung, từ đó có thể chứng thực Đại Pháp và giữ gìn sự tôn nghiêm của Đại Pháp. Không bao giờ được quên rằng chúng ta là một chỉnh thể hoàn hảo, chúng ta ở đây để trợ giúp Sư phụ tôn kính cứu độ chúng sinh. Để hoàn thành thệ nguyện này, các đệ tử Ấn Độ chúng ta phải phối hợp tốt với nhau, không để tâm vị tư và các quan niệm can nhiễu tới các công việc mà chúng ta cần làm. Sư phụ đã giảng cho chúng ta những Pháp lý về lý do thực sự phía sau các mâu thuẫn. Chúng ta không thể quên những gì đã học từ trong Pháp.

8. Chúng ta hãy nhớ rằng mỗi đệ tử chúng ta đều là một đóa hoa mỹ lệ và độc nhất. Vườn hoa này được tạo nên từ rất nhiều đóa hoa với những màu sắc, chủng loại, kích cỡ, hương thơm khác nhau, vẻ đẹp của vườn hoa này đến từ việc tất cả chúng ta cùng hợp lại như một chỉnh thể.

Lời kết

Con xin biểu đạt lòng cảm ân sâu sắc nhất tới Sư tôn từ bi vĩ đại, Ngài đã ban cho con mối tiền duyên để trở thành một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp này và dẫn dắt con trên con đường hoàn thành thệ nguyện trợ Sư cứu độ chúng sinh thuộc các dân tộc khác nhau trên mảnh đất Ấn Độ rộng lớn. Tôi cũng rất biết ơn các đồng tu đã khích lệ tôi trong những giai đoạn khó khăn để tôi tiếp tục bước đi, cũng như các đồng tu đã mang đến cho tôi những tài liệu thông tin Đại Pháp để tôi có thể phân phát tại các khu vực khác nhau.

Tôi xin chia sẻ bài thơ dưới đây của Sư tôn:

“Phát tâm độ chúng sinh
Trợ Sư thế gian hành
Hiệp ngô Chuyển Pháp Luân
Pháp thành thiên địa hành” (Trợ Pháp, Hồng Ngâm)

Xin hãy chỉ ra những điều chưa phù hợp, để sau này tôi có thể làm tốt hơn.

Con xin cảm tạ Sư tôn! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Ấn Độ 2023)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại,vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/11/461863.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/14/209874.html

Đăng ngày 22-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share