Bài viết của Chung Nham

[MINH HUỆ 16-09-2020] Nhân dịp kỷ niệm 600 năm hoàn thành xây dựng Tử Cấm Thành, và kỷ niệm 95 năm thành lập Bảo tàng Cố Cung, Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh đã long trọng phát động cuộc thi “Nhân vật phong lưu thiên cổ – Triển lãm thư họa chủ đề Tô Thức của Bảo tàng Cố Cung“ trong 2 tháng, trưng bày các tác phẩm đích thực của Tô Thức và những người cùng thời với ông Âu Dương Tu, Hoàng Đình Kiên và những người khác, thu hút nhiều khách tham quan.

Khi Tử Cấm Thành trưng bày toàn bộ cuộn tranh “Thanh Minh thượng hà đồ” vào năm 2015, khán giả nhiều như nước thủy triều, đến mức họ phải xếp hàng tới 6 tiếng đồng hồ mới có thể được xem những tác phẩm bút tích thực. Năm kia, Tử Cấm Thành đã trưng bày bức tranh “Thiên lý giang sơn đồ”, trong 50 năm mới trưng bày một lần để bảo vệ các di tích văn hóa, mỗi lần chỉ có vài chục người được vào, khán giả nhiều như biển người, hẹn trước nhưng cũng chưa chắc đã được xem. Triển lãm Hoa và Chim thời nhà Tống năm ngoái cũng như thế. Có thể thấy sự quan tâm và khát vọng của người dân Trung Quốc đối với văn hóa truyền thống như thế nào.

Lần này, bức tranh “Chân dung Tô Thức của Lý Công Lân” do Chu Chi Phiên, một họa sĩ thời nhà Minh, vẽ lại, được trưng bày trong Tử Cấm Thành lần này là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Lần trước khi bức tranh được trưng bày là thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc. Tô Thức bị giáng chức xuống Hải Nam vào những năm cuối đời, trên đường đi thăm bạn thì trời mưa, ông đã mượn mũ tre và guốc gỗ của nông dân, những người nông dân tranh nhau xem ông và cười, nhưng Tô Thức vẫn điềm nhiên như không. Chân dung mũ tre guốc gỗ này thường được đời sau nhắc đến khi khắc họa hình ảnh Tô Thức.

Cũng được trưng bày còn có bức thư pháp bút tích chân thực của Tô Thức là “Trị bình thiếp”, đây là một bức thư do Tô Thức viết. Bức thư pháp “Hàn thực thiếp” được mệnh danh là “đệ nhất thư pháp của Tô Thức” và “Thiên hạ đệ tam hành thư”, nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cố Cung Quốc lập Đài Loan.

Năm 2009, Bảo tàng Cố Cung Quốc lập Đài Loan đã tổ chức triển lãm đặc biệt “Cuốn ngàn đống tuyết – Văn vật Xích Bích”, tái hiện “Trận chiến Xích Bích” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc từ góc độ lịch sử, nghệ thuật và văn học. Trong số đó phải kể đến bài thư “Tiền Xích Bích phu” quý giá của Tô Thức.

Người ta nói Cố Cung Bắc Kinh “có bảo tàng nhưng không có bảo vật”, còn Cố Cung Đài Bắc “có bảo vật nhưng không có bảo tàng”, tại sao lại như vậy? Cố Cung ở hai nơi đều mang trong mình nền văn hóa huy hoàng và lâu đời của Trung Quốc, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng có thái độ hoàn toàn khác nhau đối với văn hóa và di tích văn hóa.

Cứu hộ quốc bảo chuyển đi vạn dặm

Hitler ra lệnh chiếm Paris vào năm 1940. Hàng triệu người dân vội vã chạy trốn và Paris ngay lập tức trở thành một thành phố trống rỗng. Để bảo tồn kho tàng văn hóa, giám đốc bảo tàng Louvre lúc bấy giờ là Jacques Jozat đã chuyển giao 1.862 hòm di vật văn hóa quý giá, trong đó có “ba báu vật của bảo tàng” – “Mona Lisa”, Nữ Thần chiến thắng có cánh và Nữ Thần Vệ nữ, 4.000 Kho báu nghệ thuật này đã được chuyển qua đêm trên 203 xe tải đến nhiều lâu đài khác nhau để cất giấu. Vào ngày bộ sưu tập cuối cùng rời khỏi Louvre, Paris đã bị Đức Quốc xã chiếm giữ, và kế hoạch “Chiếm Louvre” của Hitler đã thất bại. Lịch sử ly kỳ và đáng ghi lại này sau này đã được dựng thành phim “Chiếm Bảo tàng Louvre”.

Trung Quốc cũng trải qua loại lịch sử này trong Chiến tranh chống Nhật và Nội chiến, nó kéo dài lâu hơn và câu chuyện cũng quanh co hơn. Tháng 1 năm 1933, quân Nhật đột phá Sơn Hải Quan. Là người trung thành kế thừa và là người bảo vệ văn hóa dân tộc, Tưởng Giới Thạch đã cử người di chuyển các di tích văn hóa trong thời kỳ Nhật ném bom nhằm bảo vệ kho báu quốc gia khỏi bị phá hủy.

Ngày 5 tháng 2 năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 22 (năm 1933), trong một đêm giông bão tối tăm, lệnh giới nghiêm bất ngờ được ban bố trong Tử Cấm Thành. Một đội xe pallet chở 2.000 hòm gỗ kín nối đuôi nhau lẻn ra khỏi cổng Thần Vũ, đi vòng vèo uốn lượn, những người hộ tống đều mặc đồ đen, quân đội và cảnh sát hai bên đều trang bị đạn thật. Một cuộc di chuyển lớn các di tích văn hóa với quy mô lớn nhất, thành công nhất và tác động lịch sử sâu rộng nhất trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc đã bắt đầu.

Hai chuyến tàu chở 19.557 hòm di vật văn hóa đã đi vòng qua Thiên Tân, chuyển từ Tuyến Bình Hán đến Lũng Hải rồi chuyển đến Tuyến Tân Phố, và đến Thượng Hải. Cuộc vận chuyển này này bao gồm các thư tịch thư họa cổ và đồ cổ có giá trị bằng nhiều thành phố, như toàn bộ “Tứ khố toàn thư” của Văn Uyên Các, bức thư họa “Khoái tuyết thời tình thiếp” của Vương Hi Chi, bắp cải ngọc lục bảo cùng các sách và tranh cổ khác.

Vào thời điểm đó, sự đầu tư của Quốc dân đảng vào quân nhu và chi phí cho cuộc kháng chiến chống Nhật là vô cùng cao, khi tài sản và phương tiện đi lại rất eo hẹp, Tưởng Giới Thạch đã đích thân bố trí các đoàn tàu và xe chở hàng, chia làm ba đường Bắc, Nam và Trung, trải qua gian nan nguy hiểm và chiến loạn để vận chuyển bảo vật quốc gia từ Nam Kinh đến các nơi bảo tồn tạm thời ở Lạc Sơn, Nga Mi, Tứ Xuyên, An Thuận, Quý Châu và những nơi khác. Vận chuyển dọc theo đường cao tốc Tứ Xuyên-Thiểm Tây phải thay đổi chuyển sang dùng xe tải, và mỗi phương tiện chỉ được phép chở hơn 20 hòm văn vật. Con đường phía Bắc di chuyển di tích văn hóa về phía Tây đặc biệt khó khăn do nền đường bị nước cuốn hỏng và cầu gãy.

'当年文物西迁的艰辛'
Hình ảnh: Những khó khăn trong việc di chuyển di tích văn hóa về phía Tây năm xưa.

Cuộc chiến chống Nhật kết thúc và nội chiến lại tiếp tục. Khi Tưởng Giới Thạch lên kế hoạch rút lui về Đài Loan vào năm 1948, ông đã làm hai việc gây ảnh hưởng sâu rộng: Một là “cướp người”, đưa các đại sư nghiên cứu Trung Quốc từ thời Trung Hoa Dân Quốc đến Nam Kinh rồi đến Đài Loan; việc còn lại là hộ tống bảo vật quốc gia của Tử Cấm Thành về phía Nam. Các di tích văn hóa trong Tử Cấm Thành đã trải qua bao thiên tai mà không hề bị hư hại, đó là công lao to lớn của Tưởng Giới Thạch. Hầu hết những thứ còn lưu lại, dù là các đại sư cấp bảo vật quốc gia, hay văn vật cấp bảo vật quốc gia, đều phải chịu nạn trong Cách mạng Văn hóa.

Từ ngày 21 tháng 12 năm 1948 đến ngày 9 tháng 12 năm 1949, bảo vật quốc gia của Trung Quốc đã trải qua tổng cộng năm lần di dời lớn, ba lần đầu tiên được vận chuyển bằng tàu, và hai lần cuối cùng được vận chuyển bằng đường hàng không. Tưởng Giới Thạch ra lệnh “gấp rút vận chuyển bằng mọi giá”. Sau khi trải qua vô số gian khổ, 680.000 bảo vật quốc gia Trung Quốc cuối cùng đã được chuyển đến Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc.

Lần cuối cùng là vào ngày 9 tháng 12 năm 1949, bay khỏi sân bay Tân Tân ở Thành Đô. Đại sư vẽ tranh Trung Quốc Trương Đại Thiên đã đem 78 bộ sưu tập tư nhân tranh tường sao chép Đôn Hoàng và lao như bay tới sân bay trên xe của Thống đốc Tây Nam Trương Quân, nhưng máy bay đã quá tải và không thể nhận thêm trọng lượng tranh bích họa được nữa. Trong cơn tuyệt vọng, Hàng Lập Vũ, Thứ trưởng Bộ giáo dục của Quốc dân đảng lúc bấy giờ đã chủ động từ bỏ hơn 20 lạng vàng mà ông tích lũy được trong suốt cuộc đời để đổi lấy việc những bức tranh tường được lên máy bay, điều kiện là Trương Đại Thiên phải tặng 78 bức tranh tường này cho quốc gia sau khi ông đến Đài Loan. Sau này Trương Đại Thiên đã không thất hứa.

'被保存下来的敦煌壁画'
Hình ảnh Tranh tường Đôn Hoàng được bảo tồn.

Mọi người thường cho rằng các văn vật luôn mong manh và dễ bị tổn thương về mặt vật chất. Nhưng trong hành trình gập ghềnh và mạo hiểm đưa những báu vật của Cố Cung di chuyển về phía Nam, người ta đã chứng kiến ​​khía cạnh kỳ diệu của các cổ vật du hành xuyên thời không hàng nghìn năm mà không bị hư hại. Trong quá trình vận chuyển trong môi trường khắc nghiệt, mỗi lần xảy ra sự cố đều rất gay cấn, nhưng kết quả lại hoàn toàn an toàn, như thể trong cõi vô hình, Trời có cảm ứng, Thần đều hay biết vậy.

Na Chí Lương, thế hệ đầu tiên của Cố Cung từng tham gia hộ tống bảo vật quốc gia, nhớ lại: “Tại sao luôn có thể rời đi an toàn vào thời điểm ngàn cân treo sợi tóc khi máy bay địch ném bom, và làm sao khi lật xe lật thuyền mà vẫn bình an vô sự? Giờ đây tôi mới bắt đầu tin rằng cổ vật hữu linh”. Sau này, ông viết “70 năm bảo vệ báu vật quốc gia Cố Cung”.

Từ năm 1961 đến năm 1962, đúng lúc nhân dân Trung Quốc đang phải gánh chịu “Nạn đói lớn” do ĐCSTQ tạo ra, và trước thềm Cách mạng Văn hóa điên cuồng đập phá các di tích văn hóa để “Phá Tứ Cựu”, một số bảo vật quốc gia mà Tưởng Giới Thạch chuyển đến Đài Loan đã được đưa đến Washington trên chiến hạm USS Brace. Một cuộc triển lãm luân lưu được tổ chức tại năm thành phố trong đó có Washington, D.C., với tổng số 470.000 du khách. Một tháng sau, đồ sứ cổ kính và lộng lẫy của Trung Quốc xuất hiện trên tạp chí “Time” của Mỹ, người Mỹ chân thành tán thán: “Hóa ra dòng chính và trung tâm của văn hóa phương Đông không phải ở Nhật Bản mà ở Trung Quốc”.

Khi đó, Trương Đại Thiên gặp Picasso ở châu Âu, Picasso cho ông xem những bức tranh của Tề Bạch Thạch mà ông đã sao chép và khen ngợi: “Tranh Trung Quốc thật là kỳ diệu. Ông Tề vẽ cá trong nước không tô màu, chỉ dùng một đường để vẽ nước khiến người ta có cảm giác như nhìn thấy dòng sông, ngửi thấy mùi thơm của nước… Tôi không hiểu tại sao người Trung Quốc vẫn đến Paris để học nghệ thuật?”

2020-9-15-i083408_03.jpg
Hình ảnh: Trương Đại Thiên và Picasso giao lưu Đông Tây.

ĐCSTQ “Phá Tứ Cựu”, vô số bảo vật quốc gia bị phá hủy

Những năm 1960 ở Trung Quốc Đại lục là một màu đỏ gầm thét. Ngày 1/6/1966, Nhân dân Nhật báo đăng xã luận “Quét hết ma trâu thần rắn”, đưa ra khẩu hiệu “Phá bỏ hết thảy tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, thói quen cũ đầu độc nhân dân do giai cấp bóc lột tạo ra suốt hàng ngàn năm“. Sau này, Điều 16 quy định rõ ràng rằng “Phá Tứ Cựu” và “lập tứ tân” là mục tiêu quan trọng của Cách mạng Văn hóa.

Ngày 18 tháng 8 năm 1966, sau khi Mao Trạch Đông gặp Hồng vệ binh tại Quảng trường Thiên An Môn, Hồng vệ binh ở Bắc Kinh bắt đầu xuống đường để “Phá Tứ Cựu”. Có một thời gian, các đền chùa, Đạo quán, tượng Phật, di tích lịch sử, thư pháp, tranh vẽ và đồ cổ đã bị phá hủy hoàn toàn, và sự tàn phá các di tích văn hóa đã lên đến đỉnh điểm.

'中共史无前例的“破四旧”,意在摧毁中国传统文化'
Hình ảnh: “Phá Tứ Cựu” chưa từng có của ĐCSTQ nhằm mục đích tiêu diệt văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Lương Sấu Minh, một đại sư nghiên cứu Trung Quốc được mệnh danh là “Nhà Nho vĩ đại cuối cùng ở Trung Quốc”, nhớ lại: “Họ xé thư pháp và tranh vẽ, đập phá đồ cổ và chửi bới là ‘đồ chơi phong kiến’. Cuối cùng là một mệnh lệnh, đem tất cả những cuốn sách, thư pháp và tranh vẽ mà ba đời nhà tôi, từ cụ tằng tổ, ông nội, và cha tôi khi làm quan nhà Thanh mua được, cũng như những thứ tôi cất giữ, đều chất thành đống trong sân rồi đốt cháy và hô khẩu hiệu.”

Trong quá trình “Phá Tứ Cựu”, tổng cộng hơn 10 triệu ngôi nhà trên khắp cả nước bị lục soát. Vô số bảo vật quý hiếm, thư pháp và tranh vẽ, sách, tạp chí định kỳ, đồ dùng, đồ trang trí và sách cổ nằm rải rác trong nhân dân khắp đất nước đã biến mất trong những đống lửa. Trong số 6.843 di tích văn hóa được bảo tồn trong cuộc điều tra di tích văn hóa đầu tiên của Bắc Kinh năm 1958, 4.922 di tích đã bị phá hủy hoàn toàn vào tháng 8 và tháng 9 năm 1966. Ngoài ra, mộ Khổng Tử ở Sơn Đông bị đào lên, hài cốt Khổng Tử bị nghiền nát thành bụi, hơn 5.300 tác phẩm cổ thư, thư pháp và tranh vẽ, di tích văn hóa hạng nhất quốc gia và bia đá của các triều đại trước đây đã bị đốt cháy phá hủy trực tiếp trong cuộc “nổi loạn chống Khổng Tử”.

Toàn bộ tường thành nội ngoại thành Bắc Kinh, và 20 ngôi lầu thành đã bị ĐCSTQ phá bỏ kể từ năm 1952, lại tiếp tục bị tháo dỡ, chỉ còn lại Thiên An Môn, Chính Dương Môn, Đức Thắng Môn và Vĩnh Định Môn được xây dựng lại sau này. Thành cổ Bắc Kinh là trung tâm chính trị và văn hóa của Trung Quốc kể từ thời nhà Liêu đã không bị chiến tranh tàn phá nhưng lại bị ĐCSTQ phá hủy.

Tháng 1 năm 1958, Mao Trạch Đông phát biểu tại Hội nghị Nam Ninh: “Tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn những ngôi nhà ở Bắc Kinh và Khai Phong.” Ông ta cũng chỉ trích những người ủng hộ việc bảo vệ các công trình cổ, nói rằng: “Bắc Kinh phá bỏ các cổng vòm, tạo ra các lỗ trên cổng thành, và họ khóc. Đây là một vấn đề chính trị“.

ĐCSTQ đã trở thành kẻ bức hại các di tích văn hóa Trung Quốc lớn nhất, sức sát thương của nó vượt xa Liên quân 8 nước và Quân đội Nhật Bản. Các di tích văn hóa và di tích lịch sử bị cố ý phá hủy vượt xa bất kỳ thế lực hủy diệt nào khác trong lịch sử, 100 Viên Minh Viên cũng không thể sánh được, và nó cũng gấp hơn trăm lần sự tàn phá của quân xâm lược Nhật Bản (theo thống kê, 741 di tích của Trung Quốc đã bị quân đội Nhật Bản phá hủy khi xâm lược Trung Quốc).

Điều không thể chấp nhận hơn nữa là Lâm Bưu, Trần Bá Đạt và những người khác, trong khi giương cao biểu ngữ “Phá Tứ Cựu”, đã bừa bãi cướp bóc các văn vật, thư pháp và tranh vẽ bị liệt vào “Tứ Cựu”.

Theo tài liệu tiết lộ được viết bởi nhân viên di tích văn hóa của Văn phòng Quản lý Di tích Văn hóa Bắc Kinh sau đó, Lâm Bưu và Diệp Quần đã lấy đi 1.858 di vật văn hóa, thư pháp và tranh vẽ, cùng 5.077 cuốn sách. Trần Bá Đạt đã lấy đi 432 di vật văn hóa, 127 bức thư pháp và tranh vẽ, 301 cuốn sách sao chép và 5.355 cuốn sách. Năm 1990, những di vật văn hóa do Khang Sinh (từng là Phó chủ tịch ĐCSTQ) vơ vét được chuyển vào Cố Cung để “triển lãm nội bộ”, lúc đó người ta mới biết Khang Sinh cũng đã đích thân cướp bóc hàng ngàn bảo vật vô giá.

Vào mùa thu năm 1970, Giang Thanh hẹn Khang Sinh đến Văn phòng Quản lý Di tích Văn hóa để chọn bảo vật. Bà ta chọn một chiếc đồng hồ bỏ túi của Pháp bằng vàng 18K, được khảm gần trăm viên ngọc trai và đá quý, trang bị bốn dây chuyền vàng, và chỉ trả 7 Nhân dân tệ.

Số phận của đại sư cấp báu vật quốc gia

Năm 1956, trưởng phái đoàn doanh nghiệp Trung Quốc hỏi Trương Đại Thiên trong một bữa tiệc ở nước ngoài: “Ông đứng về bên nào? Hôm nay tốt nhất nên thể hiện thái độ của mình”. Trương Đại Thiên vỗ bàn, đứng dậy và nói: “Tôi, Trương Đại Thiên, đi không đổi tên, ngồi không đổi họ, xưa nay đứng về bên nào thì vẫn luôn đứng về bên đó”.

Khi đó, chức vụ hiệu trưởng Học viện Mỹ thuật Bắc Kinh được dành cho ông, nhưng Trương Đại Thiên, người đang phiêu bạt ở nước ngoài và nhớ quê hương da diết, nhưng vẫn không trở về Trung Quốc, ông không thừa nhận khẩu hiệu mà ĐCSTQ đưa ra rằng nghệ thuật phải phục vụ công nhân, nông dân và binh lính. Bi kịch xảy ra sau đó đã chứng minh sự lựa chọn của ông là đúng đắn. Các họa sĩ Từ Bi Hồng, Diệp Thiển Dư và Tạ Trĩ Liễu và những người khác từng đã thuyết phục Trương Đại Thiên trở về Trung Quốc thì đều bị bức hại, ngay cả Tề Bạch Thạch đã qua đời cũng bị Giang Thanh nêu tên và chỉ trích.

Hồng vệ binh ở Bắc Kinh đã đập phá mộ của Tề Bạch Thạch và “Phòng tranh Bạch Thạch”. Chu Dĩ Chiêm, một họa sĩ của Học viện Nghệ thuật Thượng Hải, bị lục soát và bị lấy đi tất cả các bức tranh và thư pháp nổi tiếng được ông sưu tầm trong nhà, hơn 70 ấn chương do Tề Bạch Thạch khắc cho ông cũng không còn sót lại cái nào.

Năm 1952, vợ cũ của Trương Đại Thiên là Dương Oản Quân đã cống hiến toàn bộ 260 bức tranh tường thời nhà Đường được Trương Đại Thiên sao chép tại Hang động Đôn Hoàng ở Cam Túc cho quốc gia, bà chỉ giữ lại 14 bức tranh mà Trương Đại Thiên đã vẽ cho bà, nhưng cuối cùng vẫn bị Hồng vệ binh cướp đi, từ đó hoàn toàn không biết tung tích. Nếu lúc đó Trương Đại Thiên không đem những bức tranh tường ở Đôn Hoàng mà ông đã sao chép đi thì chúng cũng đã bị cướp phá sạch rồi.

ĐCSTQ phát động Cách mạng Văn hóa nhằm cắt đứt “gốc rễ” của văn hóa Trung Quốc, phá hủy sự kế thừa của văn hóa truyền thống Trung Quốc, gây ra sự thoái trào lớn của toàn bộ nền văn minh dân tộc, tác động và mất mát này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Khi ĐCSTQ phát động Cách mạng Văn hóa năm 1966, Tưởng Giới Thạch đã nói: “Bản chất tà ác và thú tính của kẻ gian tặc Mao tặc tuyệt đối không phù hợp Đạo thống của các nội Thánh ngoại vương trong văn hóa Trung Hoa và Tam Dân của Trung Quốc! Do đó chúng vọng tưởng có được một khắc hồi quang phản chiếu của thây ma đó, nên đã tiêu diệt nền văn hóa Trung Hoa 5.000 năm đã ăn sâu vào lòng người dân chúng ta, và do đó bất chấp sống chết, chúng phá hủy các truyền thống văn hóa, đạo đức, dân chủ và khoa học Trung Hoa. Ngày nay, Trung Quốc Đại lục đã trở thành một nhà tù lớn nơi mà quan hệ cha con, quan hệ vợ chồng… đều bị coi là đại nghịch bất đạo, và luôn bị chỉ trích, bị đấu tố!”

Tưởng Giới Thạch tin rằng chủ nghĩa cộng sản, với tư cách là kẻ thù chung lớn nhất của nhân loại, cuối cùng sẽ diệt vong. Năm 1972, ông dự đoán chính xác rằng các nước cộng sản châu Âu sẽ tan rã vào năm 1990, và ĐCSTQ sẽ muộn hơn một bước. Điều thực sự có thể cứu Trung Quốc và đánh bại tà ác của chủ nghĩa cộng sản chính là nền văn hóa Trung Quốc đã ăn sâu vào tâm hồn người dân Trung Quốc qua nhiều thế hệ. Trong bài phát biểu của mình, ông khẳng định: “Không ai có thể tiêu diệt được văn hóa Trung Quốc! Người cuối cùng tiêu diệt được bọn cướp cộng sản Mao tặc ắt phải là chính khí đại nghĩa của ‘bản lĩnh và khả năng độc lập dân tộc’ được thể hiện bởi văn hóa Trung Hoa của chúng ta!”

蒋介石、宋美龄、蒋经国一家三口参观了在南京举办的故宫国宝展览,众多展览的珍宝中,商司母戊大方鼎和周毛公音鼎是蒋介石直赠送给故宫博物院的收藏品。'
Hình ảnh: Năm 1947, Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh và Tưởng Kinh Quốc đến thăm Triển lãm Báu vật Quốc gia của Bảo tàng Cố Cung được tổ chức tại Nam Kinh, trong số các bảo vật trong triển lãm, Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh thời nhà Thương và Mao Công Âm Đỉnh thời nhà Chu là báu vật do Tưởng Giới Thạch trực tiếp tặng Bảo tàng Cố Cung.

Sau Cách mạng Văn hóa: Giữ gìn và tổn thất

Vậy ĐCSTQ có quan tâm đến việc bảo vệ các di tích văn hóa sau Cách mạng Văn hóa không? KHÔNG.

Chu Công Hâm, Giám đốc Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng: “Trong số 2.972 hòm di vật văn hóa được vận chuyển từ Đại lục đến Đài Loan, ngoại trừ một trang giấy và một gói muối ra, mọi thứ còn lại đều đúng như trong sổ sách”.

Việc mất “một trang giấy” có nghĩa là vào năm 1969, Bảo tàng Cố cung Đài Bắc đã lên kế hoạch xuất bản “Bản gốc chữ Mãn Châu”, nhưng lúc đó chưa có công nghệ scan, và một trang đã bị thất lạc trong quá trình gửi ra ngoài để chụp ảnh. “Gói muối” thất lạc ám chỉ một gói muối hồ từ Tân Cương tiến cống, được triều đình nhà Thanh bảo quản, do để lâu nên muối đã bay hơi hết, chỉ còn lại lớp giấy gói bên ngoài.

Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc giữ gìn rất tốt các văn vật Trung Quốc, có chế độ quy định rằng: “Di tích văn hóa không được rời khỏi mặt bàn, hoặc rời khỏi hộp, chỉ được di chuyển theo chiều ngang trên bàn, cũng không được rời khỏi xe đẩy. Nhân viên thao tác phải được đào tạo đặc biệt dài hạn. Một số dịch chuyển quan trọng của văn vật cũng cần được diễn tập trước bằng bản sao. Mỗi bước di chuyển của di vật văn hóa đều có hai hoặc ba người có mặt tại hiện trường, mọi quá trình đều được giám sát bằng hồ sơ video“.

Nhìn lại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh ở Trung Quốc Đại lục, công tác bảo vệ di vật văn hóa của bảo tàng này trong những năm gần đây đã được thực hiện như thế nào? Tấm bình phong bằng gỗ đàn hương đỏ của Cung điện nhà Thanh bị hư hại do con người tạo ra, các dụng cụ nghi lễ hạng nhất của nhà Minh bị hư hại do con người tạo ra, văn vật hạng nhất quốc gia và đĩa cánh hướng dương men ngọc thời nhà Tống bị hư hại do con người tạo ra… Điều đặc biệt vô lý là không biết là do bỏ sót kiểm tra hay vì lý do nào khác, không hiểu vì lý do gì mà Phòng Cung đình của Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh khi vứt bỏ những chiếc hòm gỗ phế thải, họ cũng đã vứt đi hơn 10 bức tượng Phật quý giá. Kết quả là đơn vị đối tác sợ hãi quá đã đem trở lại Bảo tàng. Từ năm 2000 đến 2007, Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh thực sự đã mất hơn 100 cuốn sách cổ quý hiếm, bao gồm cả các bản khắc từ thời nhà Minh.

Điều đặc biệt đáng lo ngại là bức tranh “Tiêu Tương đồ quyển” của Đổng Nguyên, một họa sĩ vĩ đại thời Ngũ Đại, được coi là tác phẩm tiên phong về phong cảnh “Nam phái” trong lịch sử hội họa Trung Quốc, khi được trưng bày ở Bảo tàng Cố Cung năm 2008, nó bị máy tạo độ ẩm phía trên nhỏ giọt thấm ướt, vị trí hư hỏng chính là trên thuyền ở trung tâm của bức tranh. Một báu vật quý hiếm đã bị hủy hoại như thế đó!

Tại sao ĐCSTQ muốn phá hủy văn hóa truyền thống?

Vùng đất Trung Hoa được gọi là “Thần Châu”, và văn hóa Trung Hoa cũng là một nền văn hóa Thần truyền. Chữ Hán là văn tự Thần truyền, phù hợp với văn hóa đạo đức truyền thống của Trung Quốc cổ đại, thể hiện ý nghĩa thông qua sự kết hợp hữu cơ giữa hình dạng, âm thanh và ý nghĩa. Giai điệu của đàn cổ cầm tao nhã và dài, được làm theo hình phượng, toàn thân tương ứng với thân phượng. Bàn cờ vây tượng trưng cho vũ trụ, gồm có 360 thiên thể, bàn cờ vây có chiều dài 19, chiều rộng 19, tổng cộng có 361 quân cờ. Điểm trung tâm là điểm Thiên Nguyên, tức là Thái Cực, tượng trưng cho trung tâm của vũ trụ.

Văn hóa Thần truyền chắc chắn có những biểu hiện Thần tích của nó. Dưới sự an bài có chủ ý của Thần, các vị Phật, Đạo, Thần xuống trần, khai sáng cho nhân loại về mọi mặt, để lại vô số Thần tích trong mọi lĩnh vực từ những nhu cầu cơ bản của cuộc sống đến ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa, giải trí và đời sống tinh thần.

Ngô Đạo Tử, “họa Thánh” thời nhà Đường, vẽ tượng Phật đai áo bay trong gió; vẽ rồng vẫy đầu vẫy đuôi như sắp bay lên không trung. Bức “Địa ngục đồ” của ông vẽ, thế nhân xem rồi đều sợ phải vào địa ngục chịu khổ, nên không dám hành ác. Tại sao nó lại giống thực đến vậy? Tương truyền, Ngô Đạo Tử thường mang theo bên mình một bản Kinh Kim Cương để tụng niệm.

“Thư Thánh” Vương Hi Chi luyện chữ với ý chí kiên trì và cái tâm thành kính, ông đã gặp một Đạo sĩ ở núi Thiên Thai, và được truyền thụ cách viết chữ “Vĩnh”, và bảo ông khi viết chữ cần phại tịnh tâm, phải luôn luôn bảo trì thâm cảnh cao khiết. Sau khi Vương Hy Chi được chân truyền, thư pháp của ông trở nên siêu phàm nhập Thánh.

Các văn hào như Lý Bạch, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Vương Duy, Bạch Cư Dị… đều là những người tu luyện. Lý Bạch sinh ra ở làng Thanh Liên, Tứ Xuyên. Mẹ ông mơ thấy ngôi sao Trường Canh rơi vào bụng bà, ngôi sao Trường Canh chính là ngôi sao Thái Bạch Kim Tinh nên ông đặt tên là Lý Bạch, tự Thái Bạch. Lý Bạch hiệu là Thanh Liên Cư sĩ, ông đã mô tả kinh nghiệm sống của mình trong “Đáp tộc điệt tăng Trung Phu tặng Ngọc Tuyền Tiên nhân chưởng trà – Tự” rằng:

“Thanh Liên Cư sĩ trích Tiên nhân,
Tửu tứ tàng danh tam thập xuân.
Hồ Châu Cư sĩ hà tu vấn,
Kim Túc Như Lại thị hậu thân”.

Dịch thơ (Phan Kế Bính):

Thanh Liên Cư sĩ Trích Tiên đây,
Ba chục năm giời tỉnh lại say.
Tư Mã Hồ Châu bằng muốn hỏi,
Như Lai Phật ấy tức thân này.

Ông cũng nói trong “Phụng tiễn Cao tôn sư Như Quý Đạo sĩ truyền Đạo lục tất quy Bắc Hải” rằng:

“Đạo ẩn bất khả kiến,
Linh thư tàng động thiên.
Ngô sư tứ vạn kiếp,
Lịch thế đệ tương truyền”.

Tạm dịch:

Đạo ẩn không thể thấy
Sách linh giấu động thiên
Thầy ta bốn vạn kiếp
Các đời vẫn tương truyền

2020-9-15-i083408_06--ss.jpg

Tô Thức đã viết trong “Nam Hoa Tự” rằng:

“Ngã bản tu hành nhân,
Tam thế tích tinh luyện.
Trung gian nhất niệm thất,
Thọ thử bách niên khiển”.

Tạm dịch:

Ta vốn người tu hành
Ba đời tinh tấn nhanh
Giữa chừng sai một niệm
Chịu tội khổ kiếp này

Khi ở Hàng Châu, ông từng đến thăm chùa Thọ Tinh bên Hồ Tây cùng với người bạn Tham Liêu, sau khi nhìn xung quanh, ông nói với Tham Liêu rằng: “Tôi chưa từng đến đây bao giờ, nhưng những gì tôi nhìn thấy trước mắt dường như đã tự mình trải qua điều này. Từ đây đến phòng sám hối là 92 bậc thang”. Sau khi sai người đếm, quả nhiên dúng như ông đã nói. Tô Đông Pha nói với Tham Liêu: “Tôi kiếp trước là tăng nhân ở trong núi, cũng từng ở trong ngôi chùa này.”

Thư pháp và hội họa cổ xưa coi trọng “cả hình thức và tinh thần”, chính vì họ có cảnh giới tu luyện phi thường, và thể hội được ý cảnh Thiên – Nhân hợp nhất, nên tác phẩm của họ mới có thể sống động như vậy. Và những tác phẩm mang đậm nét văn hóa Thần truyền này có thể được truyền qua các thời đại, đồng thời cũng là để cho các thế hệ tương lai duy trì mối liên hệ với Thần, và đánh thức ký ức lâu dài của con người để họ không quên nguồn gốc của mình trong khi luân hồi chuyển thế và ở trong cõi hồng trần cuồn cuộn này.

Vậy tại sao ĐCSTQ lại không tiếc công sức phá hủy các di tích văn hóa và phá hủy tinh hoa văn hóa dân tộc của mình? Nguyên nhân cơ bản là chủ nghĩa Mác-Lênin và văn hóa truyền thống Trung Hoa hoàn toàn không tương thích, hoàn toàn không ăn nhập. Điều này được giải thích rõ ràng trong Cửu Bình.

Tức là Đảng Cộng sản – Tà Ma từ phương Tây đến, biết rằng để người dân Trung Quốc từ bỏ văn hóa và tín ngưỡng truyền thống hàng nghìn năm và chấp nhận tư tưởng cộng sản từ phương Tây đến, thì không thể chỉ dựa vào sự lừa dối và cám dỗ đơn giản. Vì vậy, trong chiến dịch chính trị liên tục, ĐCSTQ đã dùng mọi thủ đoạn xấu xa, bắt đầu từ những vụ thảm sát bạo lực, tiêu diệt tinh hoa tôn giáo, đàn áp giới trí thức, rồi hủy diệt nền văn hóa truyền thống Trung Hoa từ cấp độ hiện vật (như đền chùa kiến ​​trúc, di tích văn hóa, thư pháp và đồ cổ hội họa, v.v.), cắt đứt mối liên hệ giữa Thần và con người, đạt được mục tiêu hủy diệt văn hóa truyền thống, và sau đó là hủy diệt con người.

“Phá Tứ Cựu” không chỉ phá hủy những nơi tín đồ cầu nguyện và tu hành, những công trình Thiên – Nhân hợp nhất cổ đại, mà còn phá hủy chính tín trong lòng người và chính niệm truyền thống về Thiên – Nhân hợp nhất. Kết quả của việc này là con người đã cắt đứt mối liên hệ với Thần Phật, mất đi sự che chở của Thần Phật, dần dần bước vào vực thẳm nguy hiểm do ĐCSTQ dẫn dắt.

Ngày nay, con cháu của Viêm Hoàng chỉ có thể có một tương lai tươi sáng nếu thoát khỏi tà linh cộng sản, phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa, quay trở lại truyền thống, và lấy lại quy phạm đạo đức “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/16/抢救与毁坏-两地国宝的不同命运(图)-411869.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/22/210944.html

Đăng ngày 05-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share