Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 26-04-2023]

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2020 và tôi xin chia sẻ về một số trải nghiệm của bản thân mình.

Thể ngộ của tôi về việc ngủ

Hồi tôi mới bước vào tu luyện, tôi thường dậy sớm vì tôi muốn luyện công vào buổi sáng. Ngay cả thời gian đầu khi chủ yếu luyện công một mình, tôi vẫn luôn nỗ lực để dậy sớm. Tuy nhiên, tôi thường cảm thấy buồn ngủ trong lớp và những thời điểm bất chợt trong ngày.

Tôi đã nghe nhiều câu chuyện thần kỳ về việc các học viên buông bỏ chấp trước vào việc ngủ và nghĩ rằng mình đang làm đúng. Ví như một số học viên nói rằng họ chỉ ngủ khoảng ba hoặc bốn tiếng mỗi ngày và duy trì một thời gian biểu nghiêm ngặt. Trong suốt một thời gian dài, tôi đã nghĩ điều đó thật tuyệt vời.

Nhưng rồi tôi nhận ra rằng mình có chút cực đoan trong khi tổng thời gian ngủ thì vẫn như trước. Dạo mới tu luyện lịch học của tôi tương đối nhẹ nhàng, tôi cũng không tốn thời gian để làm các việc. Sau khi kết thúc năm học và bắt đầu nghỉ hè, tôi bắt đầu buông lơi chỉ đơn giản vì tôi không cần phải dậy sớm. Tôi nghĩ rằng mình cần phải ngủ bù vì vậy tôi bắt đầu ngủ nhiều hơn và còn ngủ nướng.

Trường đại học bắt đầu vào tháng 9 và tôi lại ở một mình trong một thời gian. Tôi bắt đầu dậy sớm vào buổi sáng để luyện công và duy trì một thời gian biểu đều đặn trong tuần. Tuy nhiên, tôi phải dựa vào việc uống nhiều cà phê để giữ cho tinh thần tỉnh táo vào buổi sáng, khi mà lẽ ra năng lượng của tôi phải ở thời điểm sung mãn nhất. Tôi thức rất khuya để rồi sáng hôm sau lại ngủ gật trong lớp dù biết rằng việc này dường như không đúng.

Trong Giảng Pháp tại thành phố New York, Sư phụ giảng:

“Bản thân ngủ không phải là ma, nó là một loại nhân tố con người ắt phải nghỉ ngơi; đó cũng là một thứ, một loại nhân tố cấu thành của vũ trụ này. Nhưng là người tu luyện mà giảng, đang tu luyện mà chư vị ngủ, vậy nó có thể khởi một loại tác dụng của ma, không cho chư vị tu luyện. Bản thân nó không là ma, [nhưng] nó có thể có loại tác dụng ấy. Nhưng xoay lại mà giảng nó lại có tác dụng để gia cường ý chí của chư vị, ý chí ấy chư vị không tự mình [cần] tu sao? Cần gia cường ý chí của mình, khắc chế nó chính là gia cường ý chí, cũng là tu. Lúc luyện công mà buồn ngủ thì bản thân nó cũng là do nghiệp tư tưởng khởi tác dụng.” (Giảng Pháp tại thành phố New York [1997])

Lần đầu tiên khi tôi bắt đầu đọc hết một lượt các kinh sách của Sư phụ, tôi thường gà gật. Điều này cũng xảy ra khi tôi học Pháp nhóm hay lúc trên tàu. Tôi chỉ nghe hoặc đọc Pháp được một lúc là lại buồn ngủ. Đôi khi, tôi lấy những điều mà Sư phụ giảng Pháp tại Quảng Châu để làm cái cớ, trong đó Sư tôn đề cập rằng có người ngủ suốt trong quá trình Ngài giảng bài nhưng vẫn nghe được hết. Chỉ là họ có nghiệp lực và Sư phụ cần tiêu trừ nó. Tuy nhiên, không có bất kể lý do gì để ngủ gục trong khi học Pháp cả. Sau một khoảng thời gian, tôi đã vượt qua can nhiễu này và không còn buồn ngủ nữa, ít nhất là trong khi học Pháp.

Gần đây, tôi lại bắt đầu gặp một số can nhiễu khi học Pháp. Tôi cố gắng thanh tỉnh khi học Pháp nhưng tôi lại buồn ngủ sau đó. Tôi nghĩ: “Ít nhất thì mình đã không ngủ thiếp đi trong khi học Pháp.” Nhìn lại thì đó là một hình thức can nhiễu khác. Tôi nhận ra rằng dạng can nhiễu này đã gây lãng phí đáng kể thời gian trong ngày của tôi và ngăn trở tôi làm các việc.

Tôi đã giải quyết vấn đề này giống như cách tôi đã giải quyết khi mới bắt đầu tu luyện: Tôi đã đứng trong khi học Pháp. Tôi không nghĩ rằng có giải pháp nào tốt nhất cho vấn đề này nhưng việc đứng trong khi học có vẻ hiệu quả đối với tôi. Tôi nghĩ vấn đề buồn ngủ xảy ra trong khi học Pháp là khi tôi không đủ xem trọng việc học Pháp. Một học viên đã chia sẻ với tôi rằng việc buồn ngủ tồn tại là do tôi không muốn đối mặt với những chấp trước của mình hay với thế giới này. Giống như Sư phụ đã giảng rằng việc ngủ có thể khởi tác dụng của ma trong quá trình tu luyện; đối với tôi, nó mang rất nhiều tên gọi như: tự mãn, an dật, tránh né, v.v…

Tôi nghĩ rằng, đối với rất nhiều vấn đề mà chúng ta gặp phải trong tu luyện, trước tiên cần phải có đó chính là nguyện ý muốn đề cao. Khi tôi thực sự muốn buông bỏ chấp trước của mình hoặc bài trừ can nhiễu, việc vượt quan trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tôi nhận ra rằng mình thực sự không muốn thức dậy vào ngày hôm sau. Tôi biết chủ ý thức của mình cần phải mạnh hơn để tôi có thể dậy sớm.

Tôi nhận ra rằng mình không bao giờ có thể ngủ đủ giấc và tôi đã bị chấp trước vào việc ngủ ngon giấc là như thế nào. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng có rất nhiều việc quan trọng hơn đang chờ tôi làm nên điều quan trọng là tôi phải dậy sớm để luyện công buổi sáng. Quyết tâm đột phá quan này của tôi cần phải mạnh mẽ hơn nữa. Đối với tôi, một số chấp trước như việc chơi điện tử không quá khó để từ bỏ vì tôi hiểu lý do tại sao mình cần phải loại bỏ chúng. Nhưng một số chấp trước khác, như ham muốn và dục vọng thì khó khăn hơn nhiều.

Lý do tôi quyết định tu luyện và thể ngộ của tôi về tình

Đầu năm 2020, tôi bắt đầu tu luyện vì cô gái mà tôi thích là một học viên. Tôi đã rất cố gắng để làm thân với cô ấy và thậm chí còn nghĩ rằng việc trở thành một học viên sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho tôi. Tất nhiên việc này không thành, nhưng tôi tin rằng chấp trước căn bản này đã đưa tôi đến với tu luyện vào thuở ban đầu.

Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra rằng tâm thái khi bước vào tu luyện của tôi không thuần tịnh và tôi cần phải buông bỏ chấp trước căn bản này.

Thực sự Sư phụ đã giảng rất minh bạch rằng tình là gì. Tôi ngộ rằng đó là một chủng vật chất cho phép con người có thể sống trong không gian này theo quy luật của tam giới. Là một học viên, tôi tin rằng việc xem nhẹ nó chính là cách tốt nhất mà tôi có thể làm để xả bỏ cái tình này.

Lúc đầu, tôi gặp khó khăn vì không biết phải bắt đầu giải quyết vấn đề này như thế nào, có lẽ là do điều này đối với tôi không phải là vấn đề gì cả. Khi mới bước vào tu luyện, tôi cũng mới theo học tại một trường trung học tư thục và trường tôi có những quy định khá nghiêm ngặt về việc nam nữ không được tùy tiện tiếp xúc. Vì trước đó tôi học ở trường công nên tôi nghĩ rằng quy định này thật vô lý.

Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng có rất nhiều lý do ẩn sâu sau việc này. Sứ mệnh của trường tôi là khôi phục lại Văn hóa truyền thống trong giáo dục và dạy chúng tôi về cách hành xử chính thường giữa nam và nữ. Tôi nhận thấy thật khó để không có những ham muốn gần gũi khi ở cạnh một cô gái trong một thời gian dài. Có thể mái tóc của cô ấy thật mềm mại hay đôi mắt của cô ấy thật đẹp, những thứ như thế thực sự có thể cuốn hút bạn.

Điều này không phải nói rằng những suy nghĩ ấy là sai, tôi tin rằng chúng là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, là những học viên, chúng ta nên giữ mình ở tiêu chuẩn cao hơn và chỉ làm những điều thích hợp vào thời điểm thích hợp, đó chính là một phần của Nhẫn cũng như Văn hóa truyền thống. Thể ngộ của tôi về lý do tại sao mà Văn hóa truyền thống lại được nhấn mạnh nhiều đến vậy trong Hồng Ngâm VI bởi đây là những giá trị mà Thần ban tặng và có rất ít sơ hở để ma lợi dụng.

Đồng thời, tôi hiểu Văn hóa truyền thống là sự triển hiện của Chân-Thiện-Nhẫn ở tầng người thường này. Là người tu luyện, chúng ta phải đồng hóa với những giá trị này và triển hiện của chúng ở các tầng thứ khác nhau. Thật tuyệt khi tôi có thể phát tờ rơi trong một cuộc diễu hành, nhưng liệu điều đó còn có ý nghĩa gì khi bản chất của tôi vẫn là một người xấu?

Bị ngâm trong tình giống như một liều độc dược vô hình. Sau khi leo lên con tàu siêu tốc đó, bất kể đường ray đó cao đến đâu thì đoạn dốc trượt xuống sẽ càng dốc hơn, ngay cả đối với người thường. Hết thảy đều chỉ là lý thuyết trên bề mặt, nhưng tôi vẫn cần phải trải qua giai đoạn thanh trừ những niệm đầu bất chính của mình trên phương diện này. Tôi cũng nhận ra rằng nhiều học viên, đặc biệt là các học viên trẻ, đều đã trải qua hoặc hiện đang trải qua giai đoạn giống như vậy.

Có lần tôi đã hỏi đùa một người bạn 16 tuổi đang hẹn hò với một học viên khác về lý do tại sao anh ấy lại hẹn hò. Anh ấy nghĩ rằng tương lai họ có thể lập gia đình và anh ấy giải thích rằng điều này không đi ngược với Văn hóa truyền thống.

Thông qua các câu truyện truyền thống anh bạn tôi hiểu được rằng tình yêu trong đời thực ra chính là mối quan hệ nhân duyên, vì vậy tôi đã đặt ra các viễn cảnh cho anh ấy. Có thể anh ấy đúng khi nói cô gái này hợp ý mình, để rồi anh ấy dành cả tuổi xuân của mình cho cô ấy, cho đến khi anh ấy 40 hay 50 tuổi, thì chẳng còn chút cảm xúc nào. Nhiều năm sau, khi họ ngồi vào bàn ăn, họ có thể cũng chỉ cùng ngồi ăn trong im lặng và trải qua một cuộc hôn nhân rất tẻ nhạt.

Một viễn cảnh khác là cô gái này không phải người phù hợp với anh ấy, vậy khi gặp được người phù hợp, anh ấy sẽ làm gì? Sự hiểu biết này hoàn toàn xuất phát từ góc độ tình cảm và tôi đã chỉ ra rằng việc hẹn hò sớm không có ý nghĩa gì. Học viên này đã chấm dứt mối quan hệ với cô gái đó vài ngày sau khi chúng tôi chia sẻ thể ngộ. Điều này khiến tôi nhận ra rằng chìm đắm trong tình là một điều rất nguy hiểm bởi nó khiến chúng ta hao tổn rất nhiều năng lượng.

Sư phụ giảng,

“Mọi người thử nghĩ coi, chúng ta luyện công, khí của tinh huyết là dùng để luyện mệnh; chư vị không thể cứ mãi tiết ra như thế.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Thể ngộ của tôi về lý do tại sao Sư phụ lại giảng ra điều này và tại sao người tu luyện trước tiên phải vượt qua khảo nghiệm về sắc dục là để xem liệu chúng ta có thể tu luyện hay không. Nếu tôi cứ đắm chìm trong tình và tiêu hao năng lượng vào những cảm xúc nhất thời này, tôi sẽ không còn đủ sức để tu luyện bản thân và tiến xa hơn trong tu luyện.

Khi tôi nhận ra rằng sắc dục chính là để hao tổn năng lượng và tinh lực của chúng ta, trực tiếp ngăn trở chúng ta tu luyện, tôi đã khá sốc. Loại ma này có ảnh hưởng tương tự như ĐCSTQ, chỉ có điều nó phổ biến hơn, hiệu quả hơn và dễ gặp phải hơn so với các đặc vụ và trại giam. Nó thực sự làm hao mòn năng lượng của bạn.

Tôi hiểu rằng trong xã hội ngày nay, nơi mà việc hẹn hò hay tình dục đã trở thành những chủ đề tràn lan trong các cuộc trò chuyện, thứ văn hóa phổ biến như vậy, nếu chúng ta không giữ được chính niệm và nền tảng vững chắc trong Pháp, thì thật khó có thể cưỡng lại được.

Ban đầu, tôi khá bối rối không biết ranh giới ở đâu. Mẹ tôi bảo khi nào tôi học cấp ba tôi mới được nói chuyện với con gái. Khi tôi lên cấp 3, mẹ lại bảo tôi phải đợi đến đại học. Bây giờ tôi đang học đại học, mẹ vẫn bảo tôi hãy đợi thêm một chút nữa, cho đến khi tôi 25 tuổi. Khi tôi bước sang tuổi 25, liệu mẹ tôi có nói với tôi rằng tôi cần đợi đến khi 30 tuổi không?

Tôi dần nhận ra rằng, trong một mối quan hệ, người đàn ông phải đóng vai trò là chỗ dựa và là người mà người phụ nữ có thể dựa vào. Đây chính là một phần của những điều mà Văn hóa truyền thống đang cố gắng truyền tải cho chúng ta. Tôi thậm chí không có thu nhập ổn định hoặc một ngôi nhà. Tôi có gì để làm chỗ dựa cho người khác? Tôi nghĩ rằng các học viên cần tùy kỳ tự nhiên, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cuốn theo dòng chảy của xã hội người thường. Trước kia tôi từng bị rơi vào một cái hố rất sâu đó là so sánh bản thân với xã hội người thường thay vì chiểu theo các tiêu chuẩn của Pháp.

Từng là một người đầy tự mãn và kiêu ngạo, tôi hiểu rằng việc để ngoài tai những gì tôi đã chia sẻ hôm nay dễ dàng hơn là suy xét vấn đề một cách nghiêm túc. Nhưng là một người đã phạm nhiều sai lầm trong quá khứ và suýt mất đi mạng sống cũng như cơ duyên tu luyện do luôn tìm cho mình một cái cớ để phạm sai lầm, tôi hy vọng rằng các học viên khác, đặc biệt là các học viên trẻ, hãy nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Trình bày tại Hội nghị chia sẻ trải nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của trường Cao đẳng Fei Tian Middletown năm 2023)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/26/459208.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/2/208325.html

Đăng ngày 24-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share