[MINH HUỆ 16-07-2023] Có một câu chuyện nhỏ từ nhiều năm trước đến tận hôm nay vẫn in đậm trong ký ức tôi: Đồng nghiệp dẫn đứa con gái nhỏ mới hai, ba tuổi của cô ấy đến sân bóng, mọi người cũng vây quanh trêu đùa đứa bé. Lúc này, có một con sâu nhỏ bò qua. Đồng nghiệp nói: Con giẫm chết nó đi. Đứa trẻ duỗi bàn chân nhỏ bé ra, giẫm một cái lên nó. Cô ấy liền khen con: Con thật là dũng cảm! Cô vui mừng ôm lấy con, xem con như một anh hùng.
Lúc đó, tôi có chút ngạc nhiên: đứa trẻ còn nhỏ như vậy, tựa như một trang giấy trắng, lẽ ra nên giáo dục bé biết yêu thương quý tiếc sinh mệnh, yêu quý bảo vệ cây cỏ hoa lá, đừng cố ý làm tổn thương những sinh linh bé nhỏ, thương xót những sinh linh nhỏ bé, sao có thể bảo đứa trẻ tùy ý sát sinh chứ?
Ngẫm nghĩ một hồi, tôi cũng hiểu ra, người ta đều muốn dạy dỗ để đứa trẻ thành kẻ mạnh, dưới lý niệm của văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đều rót vào tư tưởng con trẻ những thứ như: cá lớn nuốt cá bé, không từ thủ đoạn mà cạnh tranh giành chiến thắng. Đồng nghiệp cũng chính vì bị ảnh hưởng bởi điều này, nếu không, sao cô ấy lại có thể giáo dục đứa con nhỏ của mình vô cớ sát sinh tạo nghiệp như vậy chứ?
Ngẫm lại bản thân mình, sống trong bầu không khí văn hóa Đảng của Trung cộng, có một số chuyện nhỏ mà tự mình cũng không ý thức được. Hồi tôi chưa đắc Pháp tu luyện, cũng thường tự cho mình là trung tâm, không hiểu được thế nào là chung sống hòa hợp với thiên nhiên, cũng thường có chuyện không thương xót các sinh linh nhỏ bé. Ví như thấy người khác đi trên cỏ, có lúc bản thân muốn đi cho tiện, đi tắt, cũng giẫm lên cỏ mà đi. Trước đây, tôi không cảm thấy làm sao, hiện tại ngẫm lại: đây chính là hành vi xấu không có đạo đức.
Còn có lần, tôi mua rau và trái cây nhiều quá, thế là có thứ chưa kịp ăn, đã bị hỏng mất. Hành vi này cũng là không tốt, là lãng phí tài nguyên, cũng là không trân quý những sinh mệnh này. Thử nghĩ, nếu rau và trái cây này, trải qua biết bao mưa nắng sương gió, xuân đơm hoa, thu kết trái, cuối cùng được thu hoạch làm thực phẩm cho mọi người, chính là đến lúc được phát huy tác dụng, chúng chắc có lẽ rất vui mừng. Thế mà chỉ vì sự sơ ý, chểnh mảng của tôi, chúng chưa kịp phát huy tác dụng mà đã bị hỏng mất phải vứt bỏ, chẳng phải chúng rất đau lòng sao. Bất kỳ việc gì chúng ta cũng nên bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhặt, quy phạm lại hành vi của chính mình.
Những người sống ở Trung Quốc Đại lục, từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi văn hóa Đảng. Văn hóa Đảng của Trung Cộng tuyên dương những thứ như: thuyết vô thần, thuyết tiến hóa, thuyết duy vật, v.v. Tôn sùng những điều như: cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua, luật rừng kiểu thích nghi được thì sinh tồn của cầm thú. Trung Cộng cỗ vũ người ta đấu đá lẫn nhau, tranh giành không từ thủ đoạn, xúi giục con người không sợ trời, không sợ đất, chiến với trời đấu với đất. Người đã tiếp nhận những tư tưởng loại này sẽ không tin vào “Con người có kiếp sau” không tin vào “Lục đạo luân hồi”, không tin vào “Thiện ác hữu báo”. Lại cũng không kính trời trọng đất, không chung sống hòa hợp cùng thiên nhiên, lại không có trái tim từ ái, không có sự ước thúc về đạo đức. Như thế thì việc xấu nào cũng dám làm, có thể không kiêng dè gì mà phá hoại thiên nhiên, làm tổn thương người khác.
Trung Cộng là u linh đến từ phương Tây, nó chính là đến để phá hoại, chẳng phải vậy sao? Có người nói: Sở trường mạnh nhất của Trung Cộng chính là phá hoại. Từ phá hoại thiên nhiên đến phá hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc, rồi tới phá hoại luân lý đạo đức truyền thống, phá hoại mọi phương diện từ vật chất cho đến tinh thần.
Những ví dụ về việc Trung Cộng đấu với trời đấu với đất, phá hoại núi non sông nước, phá hoại đại tự nhiên thì đâu đâu cũng có. Chưa cần nói đến phá hoại núi cao sông rộng, danh lam thắng cảnh, di tích cổ xưa, mà ngay cả đến một thôn làng nhỏ cũng không được tha.
Nhớ ngày còn nhỏ, tôi sống ở một làng quê xinh đẹp, mỹ lệ, ba mặt thôn được bao quanh bởi một con sông nhỏ. Hè đến, nước trong sông trong xanh, nhìn thấy đáy, có lúc còn nhìn thấy cả cá bơi lượn, có cả cá nheo, cá diếc, v.v. Hai bên bờ cỏ xanh hoa tươi khoe sắc, chim hót ríu rít, hoa thơm ngào ngạt. Nhìn ra xa xa là những cánh đồng lúa bát ngát. Hồi đó, đồng lúa không hề phun thuốc trừ sâu, cũng không bón phân hóa học, khi đi trên những thửa ruộng ấy thường thấy cá nhỏ bơi tung tăng, còn nghe được thanh âm quẫy nước “rẹt rẹt” khi chúng bơi lượn.
Đặc biệt là phía Bắc thôn có hai con sông nhỏ, bao quanh là mô đất trũng rộng, có gò đất hình tháp vô cùng trân quý, bởi nó là một loại hóa thạch hình thành bởi thực vật thiên nhiên sinh trưởng rồi hủ lạn trong bùn đất. Nghe nói phải mất hàng trăm năm, hàng nghìn năm (thậm chí trăm ngàn năm) mới có thể hình thành được vùng đất trũng như thế. Ở đây, cỏ thủy sinh sinh trưởng rậm rạp, tràn đầy sức sống, nhiều loại thực vật và chim chóc cũng sinh trưởng ở nơi này. Các loại cây cỏ thủy sinh mà tôi biết có lau sậy, hành nước, bồ thảo – cỏ bồ thảo kết ra hoa hương bồ, hoa hương bồ là hoa mà trẻ con thích nhất, vừa đẹp vừa chơi được; người già cũng thích bồ thảo, dùng cỏ bồ thảo để bện giày cỏ, đan thúng, đan giỏ, hoặc bện thảm. Các loại chim cũng thường bay đến đây, hay thấy nhất là gà lôi, vịt trời, tôi cũng thường thấy những chiếc tổ đầy trứng vịt trời. Còn có ao củ ấu nước, khi củ ấu chín, người lớn, trẻ con sẽ đi mò củ ấu, luộc chín lên sẽ thành một món ăn mỹ vị hiếm có. Mấy chị em tôi thường hay ra con sông nhỏ giặt quần áo, tôi giúp các chị phơi đồ. Ngâm mình trong dòng nước mát mà tắm rửa, chơi đập nước rất khoái.
Sau này, nhà tôi dọn đi nơi khác, nào bận đi học, đi làm, không còn thời gian về thăm quê cũ. Đến lúc tôi về thăm quê được thì ngôi làng nhỏ đã thay đổi diện mạo, mọi người nói: Phá bỏ hết để mở nông trại rồi. Ba con sông nhỏ cũng bị phá hủy mất rồi, ao củ ấu nước cũng bị lấp bằng, toàn bộ vùng đất trũng bị khai khẩn thành đất nông nghiệp hết rồi, ngay cả gò đất hình tháp cũng không còn lại chút gì. Thôn làng nhỏ mỹ lệ hồi xưa đã bị phá hủy đến không còn nhận ra được nữa.
Những người tin có Thần thì trọng đức hành Thiện, kính trời trọng đất, trân quý sinh mệnh, đối với tự nhiên thì sử dụng một cách có thiện ý, chứ không phải là cải tạo, phá hoại.
Mọi người đều biết công trình thủy lợi Đô Giang Yển thời chiến quốc là công trình thủy lợi lớn duy nhất còn tồn tại và có niên đại dài nhất trên thế giới cho đến nay, với điểm đặc trưng là dẫn nước mà không cần dùng đập. Nó giúp cho vùng đồng bằng Thành Đô trở nên trù phú, trở thành nơi “Nước hay hạn là tùy theo người, không biết đến đói kém, mất mùa, gọi là Thiên Phù vì thiên hạ vậy”, hơn 2.000 năm vẫn không suy suyển, đến nay vẫn phát huy tác dụng, là ân trạch cho hậu thế. Năm 2000, công trình này được tổ chức UNESCO đưa vào danh sách “Di sản văn hóa thế giới”, được xưng là kỳ tích về công trình thủy lợi trên thế giới, thể hiện trí huệ của cổ nhân.
Còn Trung Cộng thì chặt rừng, ngăn sông, lấp biển, phá hoại sinh thái tự nhiên loạn lên. Đến nay, hệ sinh thái của Trung Quốc đã bên bờ sụp đổ, sông Hải Hà, Hoàng Hà bị chặt đứt dòng chảy, sông Hoài, sông Trường Giang bị ô nhiễm, cả một vùng thảo nguyên rộng lớn biến mất, cát vàng cuồn cuộn ập vào Trung nguyên đại địa. Đây chính là ác quả của việc đấu trời đấu đất của Trung Cộng.
Trung Cộng phá hoại văn hóa truyền thống về mọi phương diện. Nó phá hoại từ tầng diện vật chất nhìn thấy được như danh thắng, di tích cổ, đến phỉ báng cổ nhân, và làm cái gọi là phê phán tư tưởng của cổ nhân, thủ đoạn rất ác liệt.
Tôi và người nhà từng đi qua thành cổ Khúc Phụ, quê hương của Khổng Tử. Chị tôi nói, lần đầu tiên chị ấy biết đến Khổng Tử là từ cuộc vận động “Phê Lâm (Bưu) phê Khổng”. Đáng thương thay, thật ra rất nhiều người Trung Quốc Đại lục đều như vậy.
Tham quan Khổng phủ, Khổng miếu, Khổng lâm (khu rừng chôn cất Khổng Tử và gia tộc họ Khổng) (gọi là Tam Khổng), chị gái cảm thấy rất chấn động, kinh ngạc. Như con cháu đời sau của Khổng Tử được hưởng những đãi ngộ cấp quan nhất phẩm. Tôi dùng cách lý giải của mình để nói với chị: Văn hóa truyền thống của Trung Quốc là sự giao thoa của ba gia lớn là “Nho gia – Phật gia – Đạo gia”, Khổng Tử là người sáng lập Nho gia, dùng “Nhân” và “Lễ”, “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín” để giáo hóa, quy phạm con người, dạy cho con người biết làm người tốt như thế nào. Đây là việc tích đại phúc đức, cho nên phúc âm truyền tới đời sau! Không chỉ con cháu Viêm Hoàng được thụ ích, mà cả các quốc gia lân cận cũng đều thụ nhận lợi ích từ tư tưởng của Nho gia. Người Trung Quốc lấy tư tưởng Nho gia làm chuẩn tắc cho hành vi, giúp duy trì đạo đức con người ở mức cao nhất định trong suốt hơn 2.000 năm. Thế nên các đời hoàng để đều tôn sùng tư tưởng của Khổng Tử, ngưỡng mộ Khổng Tử, lễ bái Khổng miếu. Chị nghĩ xem, vậy chẳng phải con cháu của ông cũng đáng được hưởng đãi ngộ như thế sao? Phú quý hơn 2.000 năm không suy, không vì sự thay triều đổi đại mà bị giảm. Chị tôi gật đầu tán đồng.
Điều khiến chị tôi cảm thấy kinh ngạc nữa là: mộ của Khổng Tử và con cháu ông đều bị quật lên, nhiều bia đá đã bị phá hoại. Những người già ở đây nói rằng trung ương Trung Cộng đã phái những kẻ thuộc phái tạo phản của Đại học Sư phạm Phía Bắc (nhóm người Đàm Hậu Lan) kéo người đến đập phá. Mọi người đều thấy tiếc hận, cảm thấy không tưởng tượng nổi. Các triều các đại suốt 2.000 năm, một mạch đến tận thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, đều rất tôn sùng “Tam Khổng”, chỉ có Trung Cộng mới dám làm ra loại sự việc thế này. Sự phá hoại “Tam Khổng” đã thể hiện ra sự thù hận đến cực đoan của Trung Cộng đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Thiện ác hữu báo, có tư liệu ghi lại rằng, sau khi Cách mạng văn hóa kết thúc, cục công an Bắc Kinh lấy tội danh “phản cách mạng” để bắt giữ Đàm Hậu Lan; năm 1982 Đàm Hậu Lan chết trong đau khổ và hối hận ở tuổi 45.
Về phá hoại tầng diện luân lý đạo đức, Trung Cộng làm vận động “Phê Lâm phê Khổng”, nhục mạ, bôi nhọ Khổng Tử. “Nhân” và “Lễ” cũng trở thành đối tượng bị phê phán, bắt toàn thể người Trung Quốc tham gia. Chị tôi nói học sinh thời đó còn chưa biết gì về Khổng Tử, trường học lại yêu cầu mỗi người phải viết bích báo phê phán Khổng Tử, mọi người đành phải chép những thứ được đăng trên báo, người này chép một đoạn, người kia chép một đoạn, rồi đem dán đống bích báo đó khắp tường.
Nghĩ đến chuyện bức hại cao đức Đại Pháp của Phật Gia – Pháp Luân Đại Pháp, Trung Cộng chẳng phải cũng làm như thế sao? Thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Nó làm vận động quần chúng, các cơ quan, trường học kéo tất cả mọi người vào tham gia phê phán, ký tên. Có người còn chưa hiểu gì về Pháp Luân Đại Pháp, có người biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt, nhưng nó không cần biết người ta hiểu hay không hiểu, cứ bắt đi phê phán hết, giậu đổ bìm leo. Khiến cho người Trung Quốc phạm tội với Đại Pháp của vũ trụ, hòng khiến người Trung Quốc bị hủy diệt vào thời khắc cuối cùng, Trung Cộng thật quá tà ác!
Trung Cộng làm cái “phá cựu lập tân” (phá cũ lập mới), đem văn hóa chính thống nói thành cái cũ, lạc hậu, nó muốn đập tan hết thảy các cái cũ. Đây mới chỉ là bước “phá”. Nó còn cần “lập”, lập ra phương thức tư duy theo văn hóa Đảng, đem cái thứ văn hóa Đảng của nó nói là “mới”, lấy đó làm chuẩn tắc.
Ở Đại lục, từ tiểu học đến đại học, tài liệu giảng dạy đều giảng, truyền thụ thuyết vô thần, thuyết tiến hóa, thuyết duy vật, đáp án đề thi thì phải theo những gì Trung Cộng đặt ra đằng sau, nếu không thì không thể được điểm cao, không thi được vào trường trọng điểm, không vào được trường đại học tốt. Công nhân viên chức thì phải học thứ lý luận này mỗi ngày, cưỡng chế tẩy não.
Sau khi Trung Cộng phá “tứ cựu”, còn phá cựu lập tân trong cuộc sống thường nhật của người dân. Ví như thay tên đổi họ, nếu như trong tên có chữ mang nghĩa tốt lành như “Phú Quý Hữu Phúc” thì đều phải đổi, đổi thành “Giản, Tân”, còn phải công bố trên loa. Người Trung Quốc chú trọng việc thờ cúng tổ tiên, nhà nào cũng có bộ gia phả, phần lớn cũng bị thiêu hủy. Tứ đại danh tác cổ đại mà người Trung Quốc yêu thích bị liệt vào sách cấm.
Tôi có một đồng nghiệp người Triều Tiên sang Hàn Quốc thăm người thân, lúc quay về nói: Thật cảm khái! Học sinh trung học bên Hàn Quốc đều rất yêu thích tứ đại danh tác của Trung Quốc, trình độ hiểu biết đã vượt xa học sinh Trung Quốc rồi, thật không thể tin được!
Đúng vậy, văn hóa truyền thống Trung Quốc ngày nay đã không còn trên mảnh đất Trung Quốc Đại lục nữa!
Văn hóa truyền thống 5.000 năm Trung Quốc, chính là văn hóa thần truyền, Trung Quốc được gọi là Thần Châu – quốc độ của Thần! Trung Quốc cổ đại được gọi là “Lễ nghĩa chi bang” (đất nước giàu lễ nghi), “Quân tử quốc độ” (quốc gia nhiều quân tử), được các quốc gia khác kính ngưỡng, thời Đại Đường là các nước khác đều tới triều quy phục. Người Trung Quốc xưa cũng nêu cao những tấm gương đạo đức về “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”, phong thái mô phạm của bậc quân tử. Nhưng Trung Cộng đã hủy hết thảy. Người Đại lục hiện nay trong mắt người dân thế giới đã biến thành hình tượng miệng đầy lời dơ bẩn, hành vi thấp kém, toàn nói lời giả dối, không coi trọng thành tín. Thần châu đại địa đã bị tàn phá rồi, đạo đức của người Trung Quốc đã trượt dốc nghìn dặm.
Trong cái văn hóa đảng ấy, bạn mà nhắc đến “Thiện ác hữu báo”, “Nhân quả báo ứng” thì sẽ bị nói là phong kiến mê tín, cũng bằng như kẻ lạc hậu, ngu muội, vô tri. Điều này dẫn đến việc người ta dám làm bất kể việc xấu nào, bất chấp hậu quả; khiến tình trạng tham ô hủ bại ở Trung Quốc ngày nay cực kỳ nghiêm trọng, tội lỗi tràn lan.
“Mỗi dân tộc trên thế giới trong lịch sử đều tin vào Thần. Chính nhờ đức tin vào Thần, tin vào thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, con người mới biết ước thúc bản thân từ nội tâm, mới có thể duy trì chuẩn mực đạo đức xã hội. Từ xưa đến nay, các chính giáo ở phương Tây và Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo ở phương Đông đều dạy con người ta rằng: tin Thần kính Trời, hành thiện tích phúc, biết báo đáp tri ân, thì mới có thể có được hạnh phúc đích thực” (Trích Cửu Bình Cộng sản đảng)
Bất kính với Thần ắt sẽ bị Trời phạt. Trời diệt Trung Cộng là thiên ý. Tránh xa Trung Cộng là việc thiện thiết thực!
Trừ bỏ văn hoá Đảng, giải thể Trung Cộng thì văn hoá truyền thống Trung Hoa mới có thể quay trở lại trên mảnh đất Đại lục!
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/7/16/463020.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/2/211133.html
Đăng ngày 21-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.