Bài viết của Vương Anh, phóng viên Minh Huệ tại San Francisco
[MINH HUỆ 13-08-2023] Ngày 12 tháng 8 năm 2023, Hội nghị Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện (Pháp hội) của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Millbrae ở San Francisco, California.
17 học viên đã chia sẻ về nhiều chủ đề, từ những trải nghiệm phi thường của bản thân sau khi bước vào tu luyện, kiên trì học Pháp Luân Đại Pháp (học Pháp), và tu luyện Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho họ ra sao trong công việc và khi tham gia các hoạt động hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Đại Pháp ở Trung Quốc.
Pháp hội tổ chức tại San Francisco vào ngày 12 tháng 8 năm 2023.
Tu luyện Đại Pháp là lựa chọn suốt đời không hối tiếc của tôi
Bà Hàn Thục Hoa (韩淑华) năm nay 83 tuổi, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp gần ba thập kỷ. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, bà đã bị giam giữ tại các trung tâm tẩy não bảy lần, bị lục soát nhà năm lần và bị bỏ tù ba lần. Bà bị kết án ba năm tù nhưng được hưởng án treo, con trai bà đã chết vì bị bức hại. Bà di cư sang San Francisco vào tháng 9 năm 2015.
Năm nay, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý đã công bố hai bài viết, “Vì sao có nhân loại” và “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh”. Bà Hàn tin rằng đây là khúc dạo đầu của Pháp Chính Nhân Gian, rằng thời gian tu luyện sắp kết thúc và thời gian hiện giờ rất cấp bách.
Bà Hàn hỗ trợ dọn dẹp văn phòng và làm việc trong nhà bếp cho một hạng mục truyền thông do các học viên lập nên. Bà cho rằng đây là môi trường tu luyện tuyệt vời. Hễ thấy mọi người làm việc vất vả và phó xuất vô tư cho công việc, bà lại có động lực để tu luyện tinh tấn.
Bà cho biết, cho dù bà gặp phải khó khăn gì, Pháp Luân Đại Pháp luôn cắm rễ sâu trong tâm bà. Mặc dù đã bị bức hại vì tu luyện Đại Pháp, bà chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ đức tin của mình. Bà cho biết, Pháp Luân Đại Pháp đã dạy bà làm sao để trở thành một người tốt hơn, và đó là lựa chọn suốt đời không hối tiếc của bà.
Đại Pháp khai trí khai huệ và tăng cường năng lực cho tôi
Bà Hoàng Thập Muội (黄十妹) là một người Việt gốc Hoa, di cư đến Hoa Kỳ từ Việt Nam. Năm nay, bà 66 tuổi và đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn ba năm. Bà bỏ học khi mới học lớp ba. Bà Hoàng cho biết trong bài chia sẻ của mình: “Đại Pháp đã cải thiện tâm và thân của tôi rất nhiều. Tôi rất biết ơn Sư phụ.”
Bà Hoàng, từ một người bị bệnh nặng đến mức tự chăm sóc bản thân cũng khó khăn, mà chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành người như bà miêu tả là “luôn nở nụ cười trên môi và hay cười”. Từ khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, bà không còn phải uống thuốc nữa.
Bà nói: “Nhờ có Đại Pháp, tôi đã khỏe mạnh hơn. Đại Pháp ban trí huệ và nâng cao năng lực cho tôi.” Vì bà Hoàng không thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Trung nên bà không thể giao tiếp với các học viên khác. Giờ đây, bà có thể nói chuyện với mọi người bằng tiếng Trung và thậm chí đọc được tin nhắn trên các nhóm trò chuyện. Bà cũng là phiên dịch viên cho các học viên mới người Việt Nam. Trước đây, bà thậm chí không biết viết tên của mình, nhưng giờ bà có thể đọc sách Đại Pháp cùng với các học viên khác.
Chứng kiến những thay đổi của bà Hoàng, ba người con, họ hàng và hàng xóm của bà cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bà nói: “Tôi bắt đầu tu luyện từ năm 60 tuổi, tôi phải trân quý cơ duyên này.”
Học Pháp cần phải học nhập tâm từng câu từng chữ
Cô Lý Tương Nhất (李相一) từng đọc rất nhanh khi học Pháp. Cô thường cảm thấy đã quá quen thuộc với nội dung của cuốn sách, thậm chí đọc câu trước đã biết câu tiếp theo là gì. Mặc dù đã đọc đi đọc lại Pháp rất nhiều lần nhưng cô không ngộ được gì mới, không cảm thấy đề cao trong tu luyện.
Tuy nhiên, khi cùng chồng đọc Pháp một cách chậm rãi, cô Lý phát hiện ra nhiều điều mà trước đây cô chưa từng nhận ra, đôi khi trong đầu cô xuất hiện những cảnh tượng khi đọc các bài giảng. Cô bắt đầu có cảm giác mong muốn được học Pháp và cảm thấy như mình là một học viên mới.
Tu thân từng thời khắc
Cô Dương Tuyển (杨隽) nhận ra những trải nghiệm, kiến thức và kỹ năng cô tích lũy được từ công việc có thể vận dụng vào các hạng mục giảng chân tướng. Cô cũng nhận thấy trí huệ có được thông qua tu luyện, chính niệm và sự tự tin hình thành khi tham gia các hạng mục Đại Pháp, có thể ứng dụng trong công việc cũng như trong việc cứu người hữu duyên.
Cô Dương nói: “Trước đây, tôi coi tu luyện và cuộc sống hàng ngày là hai việc riêng biệt, và tôi tách bạch một cách máy móc giữa hai phương diện này. Giờ đây, tôi mỗi từng phút, từng giây trong cuộc sống hàng ngày, tôi đều bước đi trên con đường tu luyện, đều có cơ hội để tôi đề cao tâm tính, ma luyện ý chí. Tôi cảm thấy thật vinh hạnh biết bao!“
Mọi thời khắc đều không quên cứu người
Cô Trương Hồng (张虹) nhận ra mỗi học viên là những sinh mệnh do Đại Pháp tạo nên, là một lạp tử trên thân Sư phụ, cứu độ chúng sinh là sứ mệnh và trách nhiệm của chúng ta. Cho dù trong hoàn cảnh nào hay làm hạng mục nào, cô cũng không quên sứ mệnh này. Dù là gọi điện thoại về Trung Quốc, nói chuyện với mọi người ở siêu thị, đi chợ, trên Internet hay tại nơi làm việc cũng đều là cơ hội cứu người.
Khi cô nghe nói một số học viên cố gắng giúp nhiều người Trung Quốc thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bằng cách gọi điện thoại đến Trung Quốc, cô đã nhờ một học viên hướng dẫn cho mình. Ngày đầu tiên, cô đã giúp được hơn 12 người thoái ĐCSTQ. Cô nhận ra học Pháp và tu luyện là nền tảng để giúp chúng sinh hiểu được chân tướng trong một thời gian ngắn, cũng cần khả năng ứng biến, kiến thức rộng, và luôn cân nhắc đến người khác, rút kinh nghiệm từ những lần trước và cầu xin Sư phụ gia trì. Trong khi các học viên khác gọi điện thoại, cô phát chính niệm và động viên mọi người. Với nỗ lực của chỉnh thể, mọi người giúp sáu đến tám người thoái ĐCSTQ chỉ trong một giờ. Mỗi ngày, khoảng 12 người thoái trong một giờ.
Thể ngộ về trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp
Anh Ngũ Quân Tường (伍均祥) chia sẻ rằng, gần đây khi học Pháp, anh đã ngộ ra những Pháp lý mới mà trước đây chưa ngộ ra, đồng thời nhận ra những gì Sư phụ đã giảng trước đây và gần đây đều có xâu chuỗi thông suốt với nhau . Anh nói: “Giờ tôi mới thể hội được sâu sắc rằng ba việc mà Sư phụ dạy đệ tử Đại Pháp làm là trợ Sư chính Pháp. Tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của việc giảng chân tướng.”
Đặc biệt, sau khi đọc hai kinh văn mới đây của Sư phụ – “Vì sao có nhân loại” và “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh”, anh cảm thấy việc cứu người càng cấp bách hơn. “Tôi cũng cảm thấy trọng trách mà đệ tử Đại Pháp chúng ta cần phải gánh vác là rất lớn. Chúng ta cần giảng chân tướng cho nhiều người hơn. Ngộ ra đến đây, tôi cảm thấy không tinh tấn thì không được, không còn thời gian để giải đãi nữa.”
“Là đệ tử Đại Pháp ở Vịnh San Francisco, chúng ta là hy vọng cho chúng sinh nơi đây. Vậy thì chúng ta cần phải nỗ lực giảng chân tướng, giúp nhiều chúng sinh hơn nữa biết đến Đại Pháp và Chân-Thiện-Nhẫn, giúp thế nhân liễu giải được chân tướng của cuộc bức hại của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công. Chỉ khi khiến mọi người nhận ra Đại Pháp là tốt, thì họ mới có thái độ hữu hảo đối với Đại Pháp, vậy họ mới được cứu.”
Anh Ngũ Quân Tường tin rằng cứu độ chúng sinh là sứ mệnh và trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp: “Làm được tốt là vinh diệu của chúng ta, làm không tốt thì chính là tội nghiệp của chúng ta. Cho nên, chúng ta chỉ có dũng mãnh tinh tấn, trợ Sư cứu người, không thể chỉ ở nhà mà hưởng thụ an dật. Kỳ thực, chúng ta có thể thấy xã hội này bại hoại và trượt dốc nhanh đến thế nào, đâu đâu cũng là tội ác, hơn nữa càng ngày càng bại hoại. Nếu nhân loại cứ tiếp tục trượt xuống như vậy thì chẳng bao lâu nữa, có muốn an dật cũng chẳng có nơi nào cho mà an dật được nữa. Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau bước ra, toàn diện giảng chân tướng lượng lớn để cứu độ những thế nhân mà chúng ta cần cứu.”
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/13/464148.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/14/210802.html
Đăng ngày 23-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.