Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 23-05-2023] Chúng ta đều biết cần nắm chắc thời gian tối hậu này để làm tốt ba việc. Dựa trên nhận thức ở tầng thứ sở tại của bản thân, tôi muốn bàn về một số vấn đề nhỏ mà tôi thấy được trong tu luyện của các đồng tu xung quanh.

1. Phát chính niệm

Hiện nay vẫn có người đổ tay khi phát chính niệm. Có người nói do công việc nhiều nên ngủ ít; có người nói do trạng thái hôm nay kém; có người thì phủ nhận việc bản thân bị đổ tay; có người nói bản thân đã cố hết sức rồi mà không cải biến được; có người nói không biết phát chính niệm thế nào. Hầu như mỗi đệ tử Đại Pháp đều từng trải qua những khảo nghiệm này, có người dụng tâm khắc phục và quy chính được rồi. Người tu luyện chẳng phải tu cái tâm kiên định đó sao? Nếu liên tục kiên trì khắc phục, thì nhất định có thể cải biến được trạng thái đổ tay, bởi Pháp thân của Sư phụ luôn ở bên cạnh chúng ta. “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Chuyển Pháp Luân), chẳng phải cũng liên quan tới việc tín Sư tín Pháp hay sao?! Trong ba việc, nếu xét từ góc độ con người thì phát chính niệm là việc ít tốn công sức nhất, đơn giản nhất, nhưng lại là vũ khí lợi hại để đệ tử Đại Pháp trảm yêu trừ ma, sao có thể không coi trọng được!

Sau khi chúng ta tập trung tinh thần phát chính niệm xong, sẽ cảm thấy tinh thần hết sức tốt, thân thể vô cùng thoải mái, đó là phản ứng tốt nhất của phát chính niệm.

2. Học Pháp

Không học Pháp tốt sẽ ảnh hưởng đến ngộ tính. Chính Pháp đã đến tối hậu rồi, nhưng một số đồng tu, về thể ngộ, vẫn luôn dừng lại ở nhận thức cảm tính. Không cảm thụ được tính nghiêm túc của tiêu chuẩn và yêu cầu của Pháp đối với người tu luyện thì sẽ mãi dừng lại ở một tầng thứ, có thể sẽ không vượt quan được tốt. Học Pháp không nhập tâm thì cũng giống như phát chính niệm vậy, sẽ không tập trung tinh thần học Pháp. Khi rất khó tập trung chuyên chú tinh lực, thì cần thanh trừ can nhiễu, học bằng các phương thức khác nhau, ví dụ như học thuộc Pháp, chép Pháp. Đương nhiên, một số đồng tu sẽ nói: “Thật phiền phức quá, tôi không kiên nhẫn đến vậy được.” Đó chẳng phải cũng chính là nhân tâm mà người tu luyện cần bỏ sao? Tu luyện có thể nào thoải mái mà tu không?

3. Luyện công

“Đại viên mãn Pháp” đã giảng rõ trạng thái đạt được của mỗi bài công pháp, cũng là điều chúng ta nhất định cần coi trọng, không thể hoạt động gân cốt như tập thể dục là xong. Đương nhiên, làm thế nào để luyện đến nơi đến chốn thì khó nói rõ ra được, nhưng “chuyên tâm luyện công” là trọng yếu nhất, là dễ hiểu và dễ làm được. Chỉ cần chuyên tâm, thì sẽ cảm nhận được Pháp thân của Sư phụ đang giúp chúng ta điều chỉnh động tác. Nhưng một số người vừa làm động tác, vừa nhìn Đông ngó Tây quan sát động tĩnh xung quanh. Đó chẳng phải là bị can nhiễu rồi mà không tự biết, lại còn theo đó mà làm sao? Luyện công không thể hàm hồ như thế, nếu không sẽ khởi được tác dụng lớn.

4. Giảng chân tướng

Càng về cuối, tôi thấy mọi người càng tích cực tham gia các loại hạng mục cứu người, tựa như sợ mình sẽ bị rớt lại vây. Cũng không buồn cân nhắc xem mình có phù hợp hay không, có thể cân bằng tốt mọi việc hay không, thấy người khác nói việc này trọng yếu liền đi làm, bảo việc kia trọng yếu cũng lại đi làm, đó chẳng phải là phóng đại quá lên sao?! Mỗi một hạng mục cứu người đều quan trọng, lẽ nào hạng mục nào cũng tham gia sao? Nhưng tôi nhận thức rằng “mở miệng giảng chân tướng” là việc mà mỗi người đều nên cố gắng làm! Tôi cũng thường nghe các đồng tu nói: Nếu không tham gia hạng mục này, thì sẽ không theo kịp tiến trình Chính Pháp. Ý là mỗi người đều cần phải tham gia hạng mục này, cách nói như vậy chẳng phải là quá tuyệt đối ư? Là một người tu luyện, làm bất kể sự việc gì, chỉ cần dụng tâm thì lực độ cứu người sẽ lớn. Việc gì cũng muốn làm, hay làm việc này lại lỡ việc kia, thì ngược lại là tu luyện của bản thân còn thiếu sót.

Những điều tôi đề cập bên trên tuy nhỏ, nhưng chính vì là việc nhỏ nên mới khiến bản thân không coi trọng, mới cảm giác tựa như tu không được vững chắc. Vậy nên, bình thường trong tu luyện, cần phải chú trọng mức độ vững chắc, thì khi gặp những khảo nghiệm lớn mới có thể chính niệm vượt quan.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/23/450579.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/10/210720.html

Đăng ngày 20-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share