Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Toronto

[MINH HUỆ 02-07-2023] Thứ Bảy, ngày 1 tháng 7 năm 2023, Chi nhánh Toronto của Trường Minh Huệ đã tổ chức Hội Giao lưu Tâm đắc Tu luyện (Pháp hội) đầu tiên cho các học viên trẻ tại Trung tâm Hành chính Scarborough. 14 học viên trẻ, năm giáo viên và bốn phụ huynh đã chia sẻ trải nghiệm tu luyện của họ.

Các học viên nhỏ tuổi nói về cách các em áp dụng các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp vào thực tiễn hàng ngày, bao gồm học cách kiềm chế ham muốn vui chơi, loại bỏ tâm so sánh bản thân với các bạn cùng lớp, có thể khoan dung và nhường nhịn các em nhỏ tuổi hơn, trừ bỏ phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử, v.v. Các thầy cô và bậc phụ huynh đã chia sẻ thể ngộ của họ trong quá trình giáo dục bảo ban trẻ hình thành đức tính và hành vi chính trực, cao thượng, tìm cách giao tiếp hiệu quả với trẻ và làm tấm gương tốt cho trẻ cũng như vượt qua những khó khăn và bế tắc trong quá trình đó.

Chân chính tu luyện bản thân

Em Diệu Diệu, tám tuổi, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi mới sinh ra. Thông qua việc đọc các bài giảng, em đã học được cách quan tâm đến người khác.

Một lần, cha mẹ của Diệu Diệu đưa hai anh em cô đến một cửa hàng nổi tiếng. Ở đó có một hoạt động dành cho trẻ em, trong đó một người đàn ông thổi bóng bay rồi xoắn thành những hình dạng khác nhau và tặng chúng cho các em nhỏ. Khi chỉ còn lại vài quả bóng cuối cùng, một trong những người tổ chức thấy Diệu Diệu lặng lẽ quan sát bèn bảo người đàn ông làm cho em một quả. Nhưng Diệu Diệu đã từ chối, dù người tổ chức đã hỏi đi hỏi lại em hai lần.

Cha mẹ em rất ngạc nhiên bởi Diệu Diệu đã xem hoạt động này rất lâu và có vẻ thích bóng bay. Em nói: “Con rất thích hoạt động này nhưng con muốn nhường bóng bay cho bạn khác, nếu con lấy thì bạn khác sẽ không được nữa.” Khi họ rời đi, Diệu Diệu nhìn thấy một bạn nhỏ đến muộn nhận được một quả bóng bay.

Diệu Diệu cho biết em đã tham gia các cuộc diễu hành và đi bộ cùng người lớn khi mới 5 tuổi. Tuy nhiên, sau đó em đã không thể hoàn thành toàn bộ tuyến đường. Khi em trở nên mệt mỏi, cha mẹ đã phải cõng em.

Khi lên sáu tuổi, cô bé đã có thể tham gia diễu hành từ đầu đến cuối và cầm một biểu ngữ. Em thường mang biểu ngữ cùng với anh trai và một số học viên trẻ. Hai anh em cô bé không trò chuyện nhiều trong khi đi bộ trên đường. Diệu Diệu nói: “Bởi vì chúng cháu ở đây không phải để chơi, mà là để giảng chân tướng. Đôi khi, một số cuộc diễu hành thời tiết rất nóng, mặt trời chói chang nhưng cháu hiếm khi dừng lại để uống nước vì cháu muốn mọi người thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp hành xử tốt như thế nào. Đôi khi khán giả la hét hoặc chửi rủa chúng cháu. Tôi hơi sợ hồi còn nhỏ nhưng bây giờ cháu không còn sợ nữa vì cháu biết những người này đã bị những sinh mệnh xấu ở không gian khác thao túng.”

Sau đó, Diệu Diệu gia nhập đội tiên nữ. Các tiên nữ không được nói chuyện, uống nước hay nghỉ ngơi trong suốt cuộc diễu hành. Em nói: “Cháu đã có thể làm điều này trước khi cháu được mời làm tiên nữ. Khi mẹ hỏi cháu: ‘Con có muốn nói với mọi người rằng con có một bộ trang phục tiên nữ rất đẹp không?’ Cháu nói rằng con không cần vì như vậy là tâm hiển thị.”

Hiện tại, Diệu Diệu đang học lớp 3 tại một trường công lập. Các bạn cùng lớp của em không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Em đã nói với các bạn về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại ở Trung Quốc. “Cháu nói với các bạn rằng thuyết tiến hóa là sai, con người không tiến hóa từ loài vượn và Thần có tồn tại. Các bạn đồng ý với cháu. Cháu cũng nói với các bạn ấy rằng Shen Yun là một buổi biểu diễn tuyệt vời và các bạn nên đi xem.”

Làm được “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”

Thánh Duyên năm nay 12 tuổi và đã học Pháp, luyện công cùng gia đình từ khi còn nhỏ. Em chia sẻ về quá trình phóng hạ tâm bất mãn và oán giận với em gái thông qua học Pháp và học cách nhẫn nhịn. Vì sống với em gái nên hàng ngày giữa hai anh em thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Em nói: “Những mâu thuẫn giữa cháu và em gái luôn khiến bố mẹ cháu mệt mỏi. Nhưng mỗi khi muốn thay đổi, cháu lại gặp phải những mâu thuẫn mới gay gắt hơn. Khi mâu thuẫn mới ập đến, cháu không giữ được tâm tính lại lao vào cãi nhau với em gái cháu.”

Một lần, Thánh Duyên đọc một bài thơ trong Hồng Ngâm III có tựa đề “Ai Đúng Ai Sai”. “Lúc đó, cháu ngay lập tức buông bỏ tâm bất mãn và oán hận. Cháu quyết định học thuộc bài thơ để sau này khi mâu thuẫn xảy đến, cháu sẽ có thể nhẫn chịu và giữ vững tâm tính. Sau khi học thuộc lòng bài thơ, cháu dần dần học được cách nhẫn nhịn trong các cuộc xung đột. Khi em cháu trách mắng cháu, cháu dần dần không nói lại nữa. Khi em ấy đánh cháu, cháu cũng không đánh lại. Cháu phát hiện ra mình có thể nhẫn chịu được việc bị đối xử bất công.”

Thánh Duyên cũng ý thức được rằng em không chỉ nên khoan dung với em gái mà còn trong mối quan hệ với những người khác. Em nói: “Bây giờ, cháu muốn mở rộng khả năng chịu đựng của mình đến từng khoảnh khắc thay vì có thể chịu đựng vào những thời điểm nhất định. Cháu hy vọng sẽ thể hiện được lòng bao dung với các bạn và thầy cô giáo trong trường.”

Học cách tự giác luyện công với tâm trí tập trung

Em Cư Chính, tám tuổi, là học sinh lớp hai của Trường Minh Huệ. Năm 2021, em tham gia trại hè do trường tổ chức và cảm thấy mãn nguyện vì mọi người đều luyện công và đọc Pháp hàng ngày. Sau kỳ nghỉ hè, em nói với bố mẹ rằng em muốn tiếp tục học tại Trường Minh Huệ. Dù gia đình sống xa trường nhưng bố mẹ em đã ủng hộ và tôn trọng sự lựa chọn của em.

Trường Minh Huệ có truyền thống ngồi thiền trong một giờ vào mỗi thứ Sáu. Cư Chính chia sẻ: “Cháu thường mở mắt khi luyện công. Cháu không thể ngồi yên và cứ suy nghĩ miên man, thậm chí cháu còn làm phiền bạn khác. Khi cô giáo phát hiện ra vấn đề của cháu, cô đã đưa ra giải pháp là cô nhờ một lớp trưởng lớp trên để ý cháu khi cháu luyện công.” Cư Chính biết ý định của cô giáo là giúp em tĩnh tâm luyện công cho tốt nên đã đồng ý.

Em cho biết: “Anh lớp trưởng ngồi sau lưng cháu khi cháu luyện công. Có một tấm gương bên cạnh chúng cháu. Anh ấy có thể nhìn thấy mọi động tác của cháu và mỗi khi động tác của cháu không chuẩn, anh ấy lại chỉnh sửa cho cháu. Anh ấy cũng nhắc nhở cháu khi cháu mở mắt.”

Phương pháp có hiệu quả rất rõ. Dần dần, Cư Chính đã có thể tĩnh lại và bắt đầu thích luyện công hơn. “Bây giờ, cháu cảm thấy rất thoải mái khi ngồi thiền. Cháu còn cảm thấy khi xung quán tay cháu được nâng lên. Càng cảm thấy thoải mái, cháu càng muốn luyện công.”

Tuy nhiên, khi anh lớp trưởng có giờ học không thể luyện công với Cư Chính, em đã không khống chế được bản thân. Em lại bắt đầu mở mắt và thậm chí gãi mặt. Em nói: “Cháu biết đối với người luyện công thì làm như vậy là không đúng. Khi anh lớp trưởng giúp cháu, cháu đã làm được tốt. Nhưng khi anh ấy không ở bên, cháu lại buông lơi. Cháu đã không làm được Chân. Cháu không nên làm tốt trước mặt người khác để mọi người khen ngợi cháu. Luyện công là việc mà bản thân cháu cần làm tốt. Nó không liên quan gì đến việc liệu mọi người có đang để ý cháu hay không. Đây là điều mà cháu cần nỗ lực làm cho tốt.”

Kết thúc bài chia sẻ, em nói: “Cháu hy vọng mình có thể càng ngày càng làm tốt hơn. Khi cháu học Pháp hay luyện công, cháu cần tĩnh tâm.”

Dùng Pháp lý dạy trẻ vị tha

Ngay từ đầu năm 2003, cô Vương Văn đã đưa con trai hai tuổi của mình đến Trường Minh Huệ. Năm 2006, nhóm giáo viên đầu tiên của trường nghỉ việc vì lý do cá nhân. Cô Vương Văn nghĩ, nếu không có môi trường tu luyện như ở Trường Minh Huệ, làm sao những đứa trẻ sẽ bước đi tốt trên con đường tu luyện? Kể từ năm đó, cô đảm nhận trách nhiệm trông nom và chỉ bảo các học viên nhỏ tuổi tại nhóm học Pháp ở Toronto vào thứ Sáu hàng tuần.

Khi mới bắt đầu, cô không có kinh nghiệm làm giáo viên và bọn trẻ cũng không nghe lời cô. Sự kiên nhẫn và tình yêu thương của cô giảm dần theo thời gian. Bởi vì phải chăm nom bọn trẻ trong thời gian học Pháp nhóm suốt một thời gian dài, cô Vương Văn đã bỏ lỡ việc nghe các học viên khác chia sẻ trải nghiệm tu luyện của họ. Cô mất đi môi trường tu luyện nhóm và cảm thấy kiệt sức.

Ngay khi cô sắp bỏ cuộc, một học viên từng là giáo viên ở Trung Quốc đã chuyển đến Toronto. Cô ấy đến làm việc tại Trường Minh Huệ và cô Vương Văn có thể tham gia học Pháp nhóm. Sau đó, khi ngày càng có nhiều giáo viên cũng như phụ huynh tham gia Trường Minh Huệ, môi trường cho các học viên nhỏ tuổi đã được cải thiện. Vào các ngày thứ Sáu, các giáo viên thay phiên nhau tham gia học Pháp nhóm. Nhiều trẻ em cũng đến học Pháp vào thứ Sáu.

Cô Vương Văn chia sẻ về cách cô dạy bọn trẻ vị tha và biết chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày. “Một lần, trong một buổi dã ngoại, tôi làm món bánh xèo hành lá mà lũ trẻ rất thích. Tôi bảo con trai tôi là Trình Trình chia cho mỗi bạn một cái. Khi chia xong không còn gì cho con trai tôi. Cháu buồn bã nói với tôi: ‘Mẹ ơi, con không có đồ ăn trưa.’ Tôi bảo cháu: ‘Con có nhớ điều mẹ đã dạy con không, càng chia sẻ nhiều bao nhiêu, con càng nhận được nhiều bấy nhiêu?’ Tôi nói với những đứa trẻ khác, Trình Trình đã chia bánh cho các con, các con có gì để chia sẻ với bạn ấy không?’ Bọn trẻ liền lấy thức ăn mang theo và đưa cho con trai tôi.”

Trong quá trình trông nom các học viên nhỏ tuổi, cô Vương Văn thường gặp phải những vấn đề tương tự: “Lúc đầu, tôi không biết nên giải quyết như thế nào. Dần dần, Sư phụ Lý đã ban trí huệ cho tôi và tôi biết cách hướng dẫn các em giải quyết các vấn đề bằng các nguyên lý của Đại Pháp. Tôi coi bọn trẻ ở đó như những đồng tu.”

Có động lực để tinh tấn hơn trong tu luyện

Pháp hội đã kết thúc tốt đẹp với những tràng pháo tay nồng nhiệt. Những học viên tham dự Pháp hội cũng ngập tràn cảm xúc.

Học viên Linker cho biết: “Những học viên nhỏ tuổi này khiến tôi cảm thấy tôi có thể học hỏi từ các cháu. Chẳng hạn, có cháu đề cập đến chấp trước vào một số loại thực phẩm. Người lớn chúng ta thường coi những chấp trước như vậy là nhỏ và bỏ qua chúng. Tôi thích ăn BBQ nhưng khi chấp trước này bén rễ trong tâm thì thật khó để từ bỏ nó.”

Jonathan nói: “Khi các học viên nhỏ tuổi chia sẻ về những chấp trước của họ, rõ ràng là họ biết họ có những chấp trước gì, như: tật đố, hoan hỉ, hay hiển thị. Các em chủ động trừ bỏ những chấp trước này. Tôi cảm thấy điều đó thật cảm động.”

Còn Kate cho biết: “Tôi rất xúc động và không ngừng rơi lệ vì những chia sẻ rất thuần tịnh của các em học sinh cũng như của các thầy cô Trường Minh Huệ. Mặc dù giọng của các cháu còn rất trẻ con, nhưng niềm tin của các cháu đối với Đại Pháp rất kiên tín.”

Hiểu Sách cho biết: “Sau khi nghe những bài chia sẻ thuần tịnh của các tiểu đệ tử, tôi cảm thấy những em nhỏ được Trường Minh Huệ đào tạo rất kiền tịnh. Đây là một tấm gương cho những học viên trưởng thành chúng ta. Nếu tất cả trẻ em nhỏ đều đến Trường Minh Huệ, thì nhân loại sẽ có hy vọng.”

Jillian bày tỏ: “Các giáo viên Trường Minh Huệ chia sẻ rằng, với tư cách là nhà giáo dục, trong khi đối xử với trẻ em, họ không ngừng suy ngẫm về việc tu luyện của mình và đột phá nhiều quan niệm người thường. Những phương pháp giáo dục như vậy không thể có trong xã hội người thường bởi các giáo viên Trường Minh Huệ là người tu luyện, không ngừng hướng nội để đề cao nhân cách bản thân trong khi dạy dỗ bọn trẻ.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/2/462567.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/5/210185.html

Đăng ngày 09-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share