Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-05-2023] Một cư dân ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh đã bị kết án 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999. Ông Bạch Tuyết Tùng đã bị tước quyền thăm thân kể từ tháng 5 năm 2023 chỉ vì kiên định đức tin.
Ông Bạch bị bắt vào ngày 20 tháng 1 năm 2021 trong khi đang tới gặp một học viên Pháp Luân Công địa phương. Ngày 29 tháng 9 năm 2022, ông bị kết án sau 4 phiên xét xử vào các ngà 27 tháng 12 năm 2021, ngày 7 tháng 1, ngày 19 tháng 8 và ngày 16 tháng 9 năm 2022.
Ông Bạch bị chuyển từ Trại tạm giam Số 2 thành phố An Sơn tới Nhà tù Nam Quan Lĩnh (ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh) vào ngày 10 tháng 4 năm 2023. Mười lăm ngày sau, ông lại bị chuyển tới Nhà tù thành phố Đại Liên. Ông được phân vào Khu 2 và lính canh phụ trách giám sát ông là Dương Đức Cường (số điện thoại: +86-411-39039122).
Ngày 8 tháng 5, gia đình ông Bạch đã di chuyển hơn 75km từ An Sơn tới Đại Liên, nhưng bị trung tâm thăm thân của Nhà tù thành phố Đại Liên từ chối yêu cầu thăm nom. Một nhân viên nói rằng tù nhân thông thường được phép gặp thân nhân ngay vào ngày sau khi họ hoàn thành các phiên cải tạo, nhưng học viên Pháp Luân Công thì không.
Gia đình ông Bạch đã gọi điện cho bộ phận quản lý tù nhân của nhà tù (+86-411-39039038) và yêu cầu được gặp ông. Nữ nhân viên trả lời điện thoại nói rằng chính quyền cấp tỉnh chỉ thị rằng “không chuyển hóa, không thăm thân”. Gia đình yêu cầu được biết điều luật nào quy định rằng các học viên Pháp Luân Công phải “chuyển hóa” (tức là từ bỏ đức tin) thì mới được phép thăm thân. Nhân viên trả lời rằng họ hãy tự tìm kiếm các luật liên quan.
Ngày 10 tháng 5, ông Bạch lại bị phân vào Khu 5. Đây là khu vực đặt dưới sự quản lý nghiêm ngặt, nhằm ép các học viên Pháp Luân Công bị giam ở nơi này phải từ bỏ đức tin.
Ngày 22 tháng 5, gia đình ông đã gọi điện cho bộ phận quản lý tù nhân một lần nữa và yêu cầu được gặp ông và gửi tiền vào tài khoản trả trước của ông. Một nhân viên nói rằng nhà tù đã nhận được thư của họ viết cho ông và đã chuyển tới Khu 5. Cô ta đồng ý cho họ gửi tiền; còn liên quan tới yêu cầu thăm thân, cô ta đề nghị gia đình tới trung tâm thăm thân để giải quyết.
Gia đình ông Bạch gọi điện cho trung tâm và một nhân viên họ Lưu nói rằng ngày hôm sau (thứ 3) là ngày thăm thân ở Khu 5 theo lịch của nhà tù.
Ngày hôm sau (ngày 23 tháng 5), gia đình ông Bạch đi tới nhà tù. Sau khi đăng ký tại trung tâm thăm thân, họ được phép vào trong phòng chờ, họ nhìn thấy nhiều gia đình khác cũng đang ở đó. Sau khi đợi một hồi lâu, gia đình thấy lính canh Lưu Tiến Trí (cảnh hiệu 2121238) phụ trách việc sắp xếp thăm thân trả lời điện thoại. Sau cuộc điện thoại, anh ta nói rằng tình huống của ông Bạch rất đặc biệt và nhà tù chỉ có thể cho phép họ nhìn thấy ông ấy, chứ không cho họ nói chuyện với ông.
Sau đó, một người khác đi vào trong và nói với gia đình ông Bạch rằng trưởng lính canh ở Khu 5 nói rằng ông Bạch không chuyển hóa, do đó không được phép gặp thân nhân.
Trong khi tất cả gia đình khác được phép gặp người thân của họ thì gia đình ông Bạch bị từ chối và phải rời khỏi phòng chờ theo lệnh. Một lính canh trẻ (cảnh hiệu 2121263) bắt đầu kéo họ ra ngoài.
Gia đình quay lại trung tâm thăm thân và nhân viên một lần nữa nhắc họ rằng việc từ chối cho họ vào thăm thân là quyết định của Khu 5.
Ngày 24 tháng 5, gia đình gọi điện cho Cục Tư pháp thành phố Đại Liên (+86-411-8366687), cơ quan giám sát tất cả các nhà tù địa phương, để khiếu nại về việc tước quyền thăm thân của gia đình. Người trả lời điện thoại rất thô lỗ và viện mọi lý do để thoái thác xử lý vấn đề.
Ngày hôm sau, gia đình gọi điện cho trung tâm thăm thân của nhà tù (+86-411-39039115). Giám đốc trung tâm đã nhấc máy. Ông ta nói rằng ông Bạch bị quản lý nghiêm ngặt nên không được phép thăm thân dưới bất kỳ hình thức nào. Ông ta thách thức gia đình đệ đơn kiện lên chính quyền cấp tỉnh.
Gia đình ông Bạch gọi điện tới số đường dây nóng khiếu nại (+86-024-31967226) của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Liêu Ninh và người trả lời điện thoại hứa sẽ chuyển khiếu nại của họ tới các bên liên quan.
Theo một nguồn tin nội bộ, tại thời điểm báo cáo, có hơn 20 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các khu khác nhau của nhà tù. Họ phải tập trung vào mỗi sáng để tham gia các phiên tẩy não. Chỉ sau khi họ đồng ý từ bỏ đức tin thì họ mới được phép mua nhu yếu phẩm hàng ngày và được thăm thân. Tù nhân ở Khu 5 còn bị ép phải phân loại và đóng gói thực phẩn đông lạnh trong khu nhà xưởng rất ẩm ướt và lạnh giá.
Bài liên quan:
Người đàn ông Liêu Ninh đối mặt với phiên tòa thứ ba vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/30/461421.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/9/209809.html
Đăng ngày 20-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.