Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-01-2023]

Tên: Lữ Kiến Kiệt (吕建杰)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 53
Thành phố: Thông Hóa
Tỉnh: Cát Lâm
Nghề nghiệp: Nhân viên Xưởng thuốc Đông y
Ngày mất: Ngày 31 tháng 10 năm 2017
Ngày của vụ bắt giữ cuối cùng: Ngày 11 tháng 7 năm 2011
Nơi giam giữ cuối cùng: Trung tâm Tẩy não Thành phố Thông Hóa

Gần đây Minh Huệ Net đã xác nhận một cư dân huyện Liễu Hà, thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm đã qua đời vào ngày 31 tháng 10 năm 2017 ở tuổi 53 do áp lực tinh thần to lớn từ cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Vì bà Lữ Kiến Kiệt là một điều phối viên tình nguyện tại một điểm luyện công Pháp Luân Công địa phương, nên bà đã bị liệt vào danh sách mục tiêu bức hại chính và thường xuyên bị sách nhiễu, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh tiêu diệt Pháp Luân Công khỏi Trung Quốc vào năm 1999.

Ngày 25 tháng 10 năm 1999, bà Lữ cùng với hai học viên địa phương khác là bà Hác Chí Phương và ông Bàng Khôn đi tới Văn phòng Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh để có gắng bác bỏ chiến dịch bôi nhọ Pháp Luân Công do chính quyền cộng sản tung ra. Kết quả là, họ bị bắt đưa trở lại huyện Liễu Hà và bị giam trong 3 tháng. Ngoài ra, bà Lữ cũng bị Xưởng thuốc Đông y ở huyện Liễu Hà sa thải.

Bà Lữ lại đến Bắc Kinh vào tháng 1 năm 2001 để kháng nghị cho Pháp Luân Công và bị bắt lần thứ hai. Sau 2 tháng ở trong Trại tạm giam Huyện Liễu Hà, bà bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Ẩm Mã Hà ở thành phố Cửu Đài và bị giam ở đó trong 2 năm. Cơ sở này được chỉ định để giam giữ các học viên Pháp Luân Công chuyển từ các trại lao động cưỡng bức ở Trường Xuân (thủ phủ tỉnh Cát Lâm) tới khi các trại này quá tải.

Ngay khi vừa tới trại lao động, bà Lữ bị yêu cầu viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, nếu không bà sẽ không được phép ngủ. Vì từ chối, bà bị phạt đứng ở hành lang trong hơn 20 ngày.

Bà Lữ và 34 học viên khác bị chuyển đến Trại Lao cộng Cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân vào ngày 7 tháng 11 năm 2001. Họ bị tẩy não tăng cường, chỉ được ngủ 3 tiếng mỗi ngày (từ 2 giờ sáng đến 5 giờ sáng).

Bởi kiên định đức tin, họ bị sốc điện bằng dui cui và đôi khi còn cưỡng ép ký tên vào các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công đã soạn sẵn, trái với ý muốn của họ. Bà Lữ đả phản kháng và bị còng tay vào một chiếc giường kim loại. Bà được trả tự do vào tháng 1 năm 2003.

Bà Lữ lại bị bắt vào tối ngày 13 tháng 4 năm 2009 và bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức bức Hắc Chủy Tử vào ngày 8 tháng 5 năm đó để thụ án thêm 2 năm nữa. Do bị huyết áp cao, nên bà bị từ chối nhập trại.

Cảnh sát cho phép bà thụ án tại nhà sau khi buộc gia đình bà phải trả một khoản tiền bảo lãnh (không rõ số tiền).

Trong hai năm bà Lữu thụ án tại gia, chính quyền liên tục sách nhiễu và đe dọa sẽ bắt giữ bà bất cứ lúc nào.

Khi các đặc vụ Phòng 610 Huyện Liễu Hà đến nhà vào ngày 10 tháng 9 năm 2010, họ tiết lộ đang lên kế hoạch bắt bà đến một khóa tẩy não 12 ngày. Để tránh bị bức hại, bà Lữ buộc phải sống xa nhà.

Bà Lữ đã bị bắt trong một lần khác vào khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2011. Bà đã tuyệt thực tại trại tạm giam và trở nên tiều tụy khi được trả tự do 1 tháng sau đó.

Bà Lữ lại bị bắt lại vào ngày 12 tháng 5 năm 2011 và bị giam trong một trại tẩy não. Sau lần bắt giữ tiếp theo vào ngày 6 tháng 7 năm 2011 tại một trung tâm mua sắm, cảnh sát đã đưa bà đến trại tạm giam Huyện Liễu Hà và đe dọa sẽ giam bà vào trại lao động thêm 2 năm nữa. Năm ngày sau, vào ngày 11 tháng 7, họ đưa bà đến một phiên tẩy não kéo dài 5 ngày.

Kể từ thời điểm đó, bà Lữ không dám ở nhà vào những ngày kỷ niệm liên quan đến Pháp Luân Công hoặc khi cảnh sát đe dọa tiếp tục bắt giữ bà. Những áp lực về tinh thần đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bà. Ngày 30 tháng 10 năm 2017, ngay sau khi trở về sau một thời gian xa nhà, bà bị đau đầu và nhanh chóng mất khả năng di chuyển. Con của bà đã vội đưa bà đến bệnh viện và bà đã qua đời vào ngày hôm sau.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/4/459489.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/6/208392.html

Đăng ngày 11-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share