Bài viết của Mục Thanh, một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 26-02-2023] “Con người từ đâu đến? Rồi sẽ đi về đâu?” Đây là câu hỏi khiến rất nhiều người trăn trở; thạc sĩ Harvard Nhậm Chiêm Thanh cũng là một trong số đó. Trong hành trình tìm kiếm, cô đã tiếp xúc với rất nhiều học thuyết, nhưng rốt cuộc đáp án lại được tìm thấy trong một cuốn sách. Dưới đây là câu chuyện của thạc sĩ Harvard Nhậm Chiêm Thanh.

“Con người từ đâu đến? Rồi sẽ đi về đâu? Vì sao lại ở chốn này?” Đây là câu hỏi từ trước đến nay luôn khiến nhân loại trăn trở. Đối với Nhậm Chiêm Thanh mà nói, đây cũng luôn là điều khiến cô suy tư.

Xuất thân từ một trường học danh giá ở trong nước, năm 1991 Nhậm Chiêm Thanh tới học tại Học viện Công nghệ California ở nước Mỹ, chuyên ngành Toán học và Điều khiển tự động. Năm 1994 cô nhập học tại trường Đại học Harvard, học vị thạc sỹ ngành Khoa học ứng dụng. Năm 1995, cơ hội giải đáp những nghi hoặc trong tâm cô cuối cùng đã tới.

Tháng 12 năm 1995, cô Nhậm Chiêm Thanh đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard. “Tôi có một người bạn học ngành vật lý, cũng là nghiên cứu sinh tại Harvard. Một lần chúng tôi cùng nhau nói chuyện phiếm, nói tới chủ đề khí công. Anh ấy nói có một cuốn sách rất hay, có thể cho tôi mượn. Tôi đã đồng ý. Đó chính là cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân‘.”

Cô lập tức bị thu hút bởi cuốn sách “Chuyển Pháp Luân.” “Sau khi đọc sách, tôi cảm thấy vô cùng hấp dẫn, càng đọc càng thích, vì vậy đọc thâu đêm tới hết cuốn sách. Bởi vì sách giảng rất hay, nội dung phong phú, nên tôi đã đọc hết cuốn sách trong một đêm. Dường như không ngừng lại được, còn muốn đọc thêm chút nữa. Đoạn này giảng rất hay, lại xem tiếp xem giảng những gì, lại giảng những gì, liên tục lật đọc từng trang sách.”

Không lâu sau, cô Nhậm Chiêm Thanh biết được phía sau cuốn “Chuyển Pháp Luân“ này cũng có một câu chuyện tương tự về một hành trình tìm kiếm.

Người bạn cho cô mượn sách đã từng theo học vị Hội trưởng Hội Võ thuật truyền thống Trung Quốc tại miền Đông nước Mỹ khi đó. Vị hội trưởng khi ấy đã 68 tuổi, từ cấp tiểu học ông đã chuyên tâm học võ thuật nội quyền, ngoại quyền. Ông mở võ quán truyền dạy võ thuật và hành nghề y, là người đức cao vọng trọng tại địa phương. Một hôm, vị hội trưởng được bạn bè tặng cuốn “Chuyển Pháp Luân” và băng ghi hình các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí. Cuốn sách này về sau đã truyền đến tay của cô Nhậm Chiêm Thanh.

Cô Nhậm Chiêm Thanh nói: “Vị tiên sinh ấy (hội trưởng) đã khai mở thiên mục, có công năng. Ông ấy vừa nhìn cuốn sách, liền cảm thấy cuốn sách này tỏa sáng, phát ra ánh sáng vàng kim. Sau này khi ông xem băng ghi hình giảng Pháp của Sư phụ Pháp Luân Công tại võ quán, ông phát hiện khi Sư phụ vung tay lên trong TV, toàn bộ tường của căn phòng đều phát ra ánh vàng kim. Sau đó ông lại nghe lại những Pháp lý mà Sư phụ giảng. Vị tiên sinh nói: Một đời tôi học võ thuật, học Thái cực quyền, một mực muốn tìm lên tầng thứ cao hơn nữa, cuối cùng tôi đã tìm được. Vì vậy ông đã bảo các môn đồ của mình học Pháp Luân Công, hơn nữa còn nói với họ rằng chúng ta cùng học, không thu học phí.”

Về sau, cô Nhậm Chiêm Thanh cũng tham gia lớp học 9 ngày tổ chức ở võ quán và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Những câu hỏi như “Con người đến từ đâu?”, “Quan hệ giữa con người với vũ trụ tự nhiên“ đã dần dần được giải đáp.

Cùng với việc học cuốn “Chuyển Pháp Luân”, dần dần mạch tư duy được mở rộng và đề cao bản thân, cô Nhậm Chiêm Thanh đã nhận ra sự trói buộc của nền giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với tư tưởng con người. Ví dụ khi còn học tập ở Trung Quốc Đại Lục, cô từng đề cập với thầy giáo rằng cái gọi là thuyết tiến hoá cho đến nay hoàn toàn vẫn chỉ là một giả thuyết, không có cách nào dùng phương pháp khoa học để chứng minh, nhưng thầy giáo lại nghiêm khắc cảnh cáo cô “không bao giờ được nhắc tới vấn đề này.” Sau này cô mới hiểu, bởi vì thuyết tiến hoá đã trở thành cơ sở khoa học cho cái gọi là “chủ nghĩa duy vật lịch sử.”

Cô Nhậm Chiêm Thanh nói: “Thuyết tiến hoá này là một mệnh đề chính trị, nó không phải là một vấn đề học thuật, không cho phép được thảo luận. Chúng ta học khoa học, tư tưởng của chúng ta không nên bị hạn chế, cần có tự do mới có được sự độc lập về nhân cách và độc lập suy xét vấn đề. Không nên nói rằng vì một hệ tư tưởng chính trị nào đó mà chúng ta đi hạn chế bản thân trước chân lý về nhân sinh cũng như những điều bí ẩn trong vũ trụ, cần độc lập suy nghĩ và theo đuổi khám phá về những phương diện này.”

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/26/一名哈佛学生的求索和收获-457149.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/5/207553.html

Đăng ngày 03-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share