Bài viết của đệ tử Đại Pháp Bắc Kinh

[MINH HUỆ 16-02-2023] Bà Lưu Tú Vân, ngoài 60 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở khu Phong Đài, Bắc Kinh. Vào ngày 18 tháng 11 năm 2021, bà đã bị Trung Cộng bắt cóc, một tháng sau bị giam giữ hình sự phi pháp. Gần đây đã có tin tức của bà, con gái của bà Lưu thuê luật sư là một người thường chưa minh bạch chân tướng, và mỗi giai đoạn bà Lưu đều viết “tam thư”, cuối cùng bà đã bị kết án phi pháp bốn năm.

Con gái của bà lại lên mạng tìm được một vị luật sư minh bạch chân tướng, tuy nhiên đơn kết án phi pháp đã lập xong, kháng cáo để thay đổi quyết định kết án phi pháp quả thực rất khó. Vị luật sư này giải thích, lùi lại một bước mà nói, bà ấy đã viết “tam thư” đáng lẽ đây là một yếu tố để giảm nhẹ hình phạt, nhưng vị luật sư kia lại không trình bày việc này ở trước tòa, thật quá buồn cười.

Từ đây, chúng ta nhìn thấy rõ một vấn đề: trong quá trình trung gian không có đồng tu tham gia, không có đồng tu tiếp cận người thân của bà Lưu để dẫn dắt họ. Không có đồng tu đi xác nhận xem luật sư biện hộ nhận thức như thế nào về Đại Pháp, để giảng chân tướng và cung cấp cho luật sư bằng chứng tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp và vô tội. Nói cách khác, mỗi ngày chúng ta đều mong rằng người khác sẽ minh bạch chân tướng và được cứu, nhưng khi xảy ra sự việc quan trọng như thế này, chúng ta lại không coi trọng việc giảng chân tướng cứu người. Mặc dù đã tiêu tốn nhường ấy tiền mời luật sư, nhưng luật sư không những không khởi tác dụng chính diện, mà ngược lại còn hiểu nhầm bất kính với Đại Pháp, phạm tội với Đại Pháp, các nhân viên ở các ban ngành công an, viện kiểm sát và tòa án có liên quan cũng giống như vậy.

Trước đó, có đồng tu đã cật lực khuyên tôi cùng đi giải cứu đồng tu, nhưng tôi cũng thấy rất mâu thuẫn và vướng mắc. Bởi vì bản thân tôi đã cảm thấy mãn nguyện về số lượng người mình giảng chân tướng cũng như số lượng người đọc tài liệu chân tướng hàng ngày. Tuy nhiên, về phương diện giải cứu đồng tu, tôi cảm thấy giống như trèo qua ngàn vạn ngọn núi, nào là phải tìm kiếm thông tin trước, phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi; phải nghĩ cách tiếp cận với gia quyến của đồng tu, luật sư, tìm thông tin của các nhân viên làm trong ban ngành công an, viện kiểm sát và tòa án có liên quan đến vụ án. Những việc này không hề dễ dàng, mỗi nơi đều có chướng ngại và cản trở nhất định.

Để đột phá những chướng ngại này, trước tiên cần đột phá tự ngã, nếu không đột phá tự ngã thì vụ án sẽ như nước loãng. Nếu ôm giữ tâm thái có trách nhiệm đối với Pháp, thì phải nỗ lực rất nhiều, phải có lực độ cỡ như dùng chiếc rìu khổng lồ để xẻ núi, phải có yêu cầu cao đối với bản thân. Do đó, giải cứu đồng tu không dễ nắm bắt và quen thuộc giống như tự mình đi giảng chân tướng trực diện hay phát tài liệu. Việc giải cứu đồng tu thường là phí công sức cả nửa ngày mà không có kết quả, cảm giác giống như nhiều khi tay không đi về.

Tuy nhiên, bởi vì đồng tu vẫn khăng khăng kiên trì, và tôi cũng thấy lo lắng cho đồng tu ở trong ngục, cho nên tôi đã cật lực đi làm. Đối với tôi mà nói, việc này thực sự là đối mặt với thử thách, dũng cảm trèo lên đỉnh núi. Trong quá trình này, nhờ sự khích lệ của Sư phụ, trong khốn cảnh mà thấy liễu ám hoa minh, triển hiện rất nhiều ví dụ xoay chuyển càn khôn cũng như rất nhiều thần tích.

Nhiều người thân của đồng tu chưa tu luyện cũng khích lệ tôi rất nhiều. Có người thân còn khen ngợi: “Các cô thực sự là vô tư! Sóng gió hiểm ác thế này mà cũng đến đây!” Còn có người nói: “Các cô thực sự là Bồ Tát sống! Các cô đều chu đáo thế này, gia quyến như chúng tôi không quản sao được?” Còn có chồng của một đồng tu, anh đã chiểu theo bản thảo mà chúng tôi viết, gọi điện giảng chân tướng gần 10 phút đồng hồ, và cuộc gọi đã rất thành công. Anh ấy rất tự hào nói: “Làm và không làm thực sự là khác hẳn! Cô xem, làm xong phần này, toàn bộ đều khác hẳn, đã trực tiếp cải biến những người làm trong ngành công an, viện kiểm sát và tòa án này.” Anh ấy còn nói: “Các học viên ở địa phương chúng tôi chưa từng làm việc này trong những năm qua.”

Giải cứu đồng tu chính là như vậy, trông như là một vụ án cá nhân, nhưng nó liên quan đến rất nhiều người. Từng bước từng bước làm tới, điều cải biến là nhận thức của toàn bộ nhân viên trong ngành công an, viện kiểm sát và tòa án đối với Đại Pháp, tất nhiên mức độ chuyển biến nhận thức có lẽ khác nhau, nhưng làm hay không làm thực sự là khác hẳn. Có địa khu rõ ràng đã giảm mức độ bức hại, trong vài năm hoặc thời gian lâu hơn nữa, hình thế bức hại đã giảm xuống. Đến những ngày nhạy cảm, cảnh sát gõ cửa nhắc nhở nói: “Đừng mở cửa, đi thôi!” Có địa khu thể hiện sự tôn kính dành cho đệ tử Đại Pháp, ngưỡng mộ tố chất của đệ tử Đại Pháp.

Nhờ sự gia trì của Sư phụ, trong quá trình này đã có rất nhiều ví dụ đáng mừng. Tại đây, tôi nêu ra một ví dụ không khác mấy so với tình huống của bà Lưu Tú Vân.

Có một đồng tu ở khu Thông Châu, thành phố Bắc Kinh đã mất liên lạc, chúng tôi đã viết thư mấy lần nhưng không thấy hồi đáp. Anh ấy là một đồng tu rất đáng tin, chúng tôi cảm thấy khả năng lớn nhất là anh đã gặp chuyện. Nhưng chúng tôi tìm đâu ra người nhà và địa chỉ của anh ấy? Nó giống như mò kim đáy biển vậy. Tuy nhiên, chúng tôi đã đi hỏi từng đồng tu một để tìm manh mối. Cuối cùng biết được anh sống ở nhà của một đồng tu. Dựa vào manh mối mơ hồ này, chúng tôi tìm đến chủ nhà, biết được đồng tu này có một người chị gái sống ở khu chợ A, cách đó rất xa.

Chúng tôi đã tốn rất nhiều công sức mới tìm được chị gái của đồng tu, chị ấy đã thuê luật sư, chị hứa rằng sẽ cho chúng tôi số điện thoại của luật sư, nhưng rốt cuộc chị không gửi số cho chúng tôi. Mỗi lần liên lạc với chị ấy, chị không nhấc máy, điều này nói rõ chị gái của đồng tu vẫn còn băn khoăn. Chúng tôi lại đến nhà chị lần nữa, trò chuyện trực tiếp, tháo gỡ nút thắt trong tâm chị ấy. Mùa hè rất nóng nực, một nữ đồng tu đi cùng tôi đầu tóc ướt sũng. Khi biết con tôi đang thi đại học, chị gái của đồng tu này đã rất cảm động. Chúng tôi nói chuyện với chị: “Chị chớ lo, chúng tôi đến đây là để cố gắng làm tốt mọi việc, sao có thể càng làm càng tệ hơn được!”

Trước khi gặp luật sư, chúng tôi đã in bằng chứng cho thấy tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp và vô tội, hơn nữa chúng tôi còn in những lời biện hộ vô tội của một số luật sư nổi tiếng, và chép video chân tướng vào USB.

Sau khi gặp luật sư, chúng tôi đã hỏi cậu ấy tình trạng vụ án. Luật sư nói: “Anh ấy phải nhận tội, làm vậy sẽ giảm nhẹ án. Hơn nữa, anh ấy đã phạm tội nhiều lần.” Trong đầu tôi thấy sững sờ, bèn hỏi luật sư: “Lúc cậu đi gặp anh ấy, cậu có nói cho anh ấy biết chuyện này chưa?” Mới đầu, luật sư im lặng, sau đó nói rằng đồng tu đã chấp nhận lời biện hộ có tội. Tôi bèn nói: “Đây tuyệt không phải là bổn ý của anh ấy, tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp. Nếu thừa nhận có tội, thì làm sao có thể giảm nhẹ án?”

Vị luật sư hơn 30 tuổi này sau khi nghe tôi nói xong, cậu ấy vô cùng tức giận, cảm thấy như tôi nói chuyện ngàn lẻ một đêm, ở thế giới này mà còn nói Pháp Luân Công vô tội là sao? Cậu ấy đi tới đi lui thật nhanh, tức giận đến nỗi mặt mày tím tái, cậu ấy nói: “Cô cần biết cô đang nói chuyện với ai. Tôi là luật sư, lẽ nào cần cô dạy bảo sao!” Về việc có tội hay vô tội, cậu ấy không muốn thảo luận với chúng tôi dù chỉ một câu.

Luật sư nói: “Các người có phải là gia quyến của anh ấy không? Nếu là người nhà, thì các người nên ngăn cản anh ấy, trong nhà cất nhiều những thứ này để làm gì?! Anh ấy đã từng bị kết án. Các người sao không để ý đến anh ấy? Lần này nếu anh ấy nhận tội, thì ít nhất cũng phải chịu án ba năm rưỡi.”

Nhờ Sư phụ gia trì, mặc dù chúng tôi cũng thấy lo lắng khi đối diện việc này, nhưng chúng tôi vẫn bình tĩnh ngồi xuống và kiếm cơ hội để nói chuyện: “Cũng có nhiều luật sư biện hộ vô tội, không màng nguy hiểm.” Cậu ấy liền nói: “Nếu có chuyện này, thì tôi đưa cho các cô 50 nghìn Nhân dân tệ!” Tôi bèn nói: “Tôi có mang chứng cớ cho cậu xem, đây là lời biện hộ của họ, là luật sư nhân quyền nổi tiếng, họ đều biện hộ vô tội.” Tôi đặt tài liệu lên bàn, vị luật sư đang nổi giận vẫn không thể chấp nhận nổi việc này. Nữ đồng tu trẻ bèn nói: “Nếu thừa nhận có tội, thì bản thân chúng tôi nói là được rồi, còn thuê luật sư làm chi nữa?”

Tôi cũng minh bạch, về việc thừa nhận có tội, chắc chắn luật sư đã ép đồng tu ở trong cuộc, tuy nhiên đồng tu không chịu, do đó luật sư mới hành xử thế này. May mà chúng tôi đã đến đây, nếu không thì đồng tu ở trong cuộc phải đối diện với áp lực lớn ngần nào. Thời gian gặp luật sư chỉ có chút xíu, đồng tu bị giam giữ làm sao có thời gian để nói rõ chân tướng? Vả lại, người nhà của đồng tu đã trả 50 nghìn Nhân dân tệ để thuê luật sư, nếu trực tiếp từ chối, thì xem như mất trắng số tiền này.

Tôi ôn tồn nói chuyện với luật sư: “Cậu xem cậu mới hơn 30 tuổi mà đã làm giám đốc công ty luật, tuổi trẻ đầy triển vọng, sau khi cậu làm tốt vụ này, nhất định sẽ có tương lai đầy hứa hẹn. Những lời biện hộ vô tội này là do giáo sư Trương của trường Đại học Đông Nam viết, ông ấy được đào tạo rất bài bản về luật. Chúng tôi cũng từng học về luật, cũng có một chút nhận thức về pháp luật, cho nên cậu chớ xem chúng tôi không biết gì về luật pháp nhé, có một số vấn đề chúng ta có thể cùng nhau thảo luận. Hãy từ từ nói chuyện, cậu chớ nóng vội. Em gái này cũng tốt nghiệp từ một trường đại học danh tiếng đó.” Cậu luật sư này đã nghe lời của tôi. Nữ đồng tu trẻ liền nói: “Nếu như vô tội, thì mấy lần kết án đều là án oan, không phải là phạm tội nhiều lần.” Câu nói này đã điểm trúng chỗ trọng yếu. Cậu luật sư lập tức không nổi nóng nữa.

Trước khi ra về, chúng tôi đã nói với luật sư rằng chúng tôi tin tưởng năng lực đọc hiểu của cậu ấy, những tài liệu này không phải là vấn đề đối với cậu ấy, chúng tôi bảo cậu ấy đọc nội dung tài liệu sẽ biết rõ điều gì đúng và điều gì sai. Nghe chúng tôi nói chuyện có đạo lý, toàn bộ người nhà của đồng tu khi này đều đứng về phía của chúng tôi, mấy lần họ còn bàn bạc về chuyện đổi luật sư, chủ yếu là vì lo lắng cho sự an toàn của chúng tôi, họ còn nói mất trắng 50 nghìn Nhân dân tệ cũng chịu. Chúng tôi vô cùng biết ơn người nhà của đồng tu đã suy nghĩ cho chúng tôi, nhưng sau khi suy xét kỹ càng, chúng tôi đã quyết định cho cậu luật sư này một cơ hội, không thể dễ dàng từ bỏ, cần cho luật sư cơ hội ra tòa, để cho sinh mệnh này một lần được canh tân.

Vài tháng sau, vụ án này ra tòa, ở trung gian chúng tôi cũng có trao đổi thông tin qua lại. Quả nhiên, cậu luật sư này đã có chính khí ra tòa, cậu ấy kiên định lời biện hộ vô tội. Kết quả phán quyết đã giảm bớt thời gian một năm rưỡi. Cậu luật sư này rất vui, vội vàng liên lạc với chúng tôi. Cảm giác vui mừng của cậu ấy không phải là vì vụ án, mà là niềm vui của một sinh mệnh chờ đợi hằng xa xưa!

Trong hai năm nay, ở Bắc Kinh đã liên tục xảy ra bức hại đệ tử Đại Pháp trên diện rộng. Dịch bệnh kéo dài mấy năm cũng không khiến những kẻ bức hại thanh tỉnh, họ vẫn chấp mê bất ngộ, bước vào ngõ cụt không có đường lui. Dưới tình huống này, đồng tu trong một phạm vi nhất định ở Bắc Kinh phủ định việc giải cứu, nói rằng “bảo tồn lực lượng còn sống”, “chỉ vì một cá nhân …” (ý nghĩa là mạo hiểm, bỏ lỡ các việc khác), còn có người nói kiểu như “có Sư phụ mà”, để từ bỏ việc giải cứu đồng tu.

Lối suy nghĩ này đã giới hạn năng lực của bản thân chúng ta, làm sao trở thành phòng hộ được? Là nhân tố chính diện, nên phải chủ động thanh trừ nhân tố phụ diện, chỉ có thanh trừ chúng, thì mới là an toàn thực sự. Giải cứu đồng tu là quá trình thanh trừ tà ác ở địa phương, mỗi lời nói, mỗi cuộc điện thoại và mỗi lần gặp gỡ với nhân viên thụ án, người nhà của đồng tu và luật sư đều là mang đến cho họ các thông tin chính diện và thanh trừ nhân tố tà ác ở phía sau. Mỗi lần làm được một chút, tức là đã thanh trừ tà ác một chút.

Mặc dù việc giải cứu trên bề mặt chỉ nhắm thẳng vào một cá nhân, nhưng nó lại liên quan đến chỉnh thể bộ máy của ngành công an, viện kiểm sát và tòa án, ngoài ra cũng liên quan đến tầng diện xã hội như người nhà của đồng tu và luật sư, đó là một nhóm rất nhiều người. Chẳng hạn như người tiếp cận là trợ lý, người trợ lý này còn có cấp trên, ở phía trên cấp trên này còn có lãnh đạo lớn hơn, những người này đều đang truyền đạt tin tức. Còn có luật sư, sự thay đổi của cá nhân anh ta có thể cải biến thái độ của toàn bộ văn phòng luật sư. Và người nhà của đồng tu, mỗi lần đến dịp lễ đều có họ hàng bạn bè hỏi thăm, nếu người nhà của đồng tu nói một câu chính diện, thì có thể giải khai nhận thức cho nhiều người khác. Do đó, mặc dù đồng tu chúng ta bận rộn tiến về trước cứu người, nhưng cũng chớ bỏ rơi hậu phương.

Một số đồng tu nói: “Nếu họ đều không minh bạch Pháp lý, …” Ý nghĩa là còn có thể làm gì được. Chúng ta biết rõ, trong hoàn cảnh đầy tà ác này, áp lực mà một đồng tu đối diện rất lớn, nhân tâm chấp trước sẽ nhảy ra, có thể hồ đồ làm ra những việc không nên làm, đây là việc đau lòng nhất. Nếu chúng ta mang đến cho đồng tu ở trong ngục niềm hy vọng và chính niệm, thì họ sẽ hồi phục chính niệm. Mặc dù chịu khổ, nhưng cũng cần chính niệm chính hành.

Tôi đã từng tiếp xúc với vài đồng tu, sau khi viết “đơn ly khai (tu luyện)” ở trại tạm giam, nhưng nhờ gặp đồng tu mời luật sư, hoặc khi gặp người thân mang đến lời thăm hỏi, từ đó mà viết lời thanh minh, xóa bỏ vết nhơ. Đây là bổn phận mà đệ tử Đại Pháp chúng ta cần làm. Nếu như qua việc giải cứu, giảm bớt bức hại cho đồng tu, đồng tu được thả về, dung nhập vào hồng lưu Chính Pháp, như vậy sẽ giảm bớt biết bao tổn thất? Và cứu độ biết bao nhiêu người? Ngược lại, nếu chẳng ai quan tâm, thì con đường trở về của đồng tu sẽ kéo dài nhường nào!

Còn có đồng tu nói: “Tôi rất bận, không có thời gian.” Đồng tu tinh tấn xác thực đều rất bận, nhưng chúng ta cần dành chút thời gian cho đồng tu ở cạnh mình, chớ để lỗ hổng khiến tà ác dùi vào. Kỳ thực, giải cứu đồng tu không phải ngày nào cũng đi, mấy lần quan trọng nhường ấy đã đặt định cơ sở. Mỗi giai đoạn đều có giới hạn thời gian, hễ bỏ lỡ thì sẽ đánh mất thời cơ. Giải cứu đồng tu cũng không phải một hai người có “năng lực” đến làm, mà là mọi người đều cần giúp một tay, làm hết sức mình, như vậy sẽ có tác dụng.

Trong hai năm qua, Bắc Kinh vẫn luôn xem hành vi phạm tội bức hại học viên Pháp Luân Công như là báo cáo kết quả “công tác”, tiến hành bắt cóc trên diện rộng. Dịch bệnh nghiêm trọng đến thế mà vẫn chấp mê bất ngộ, nhân viên trong ngành công an, viện kiểm sát và tòa án ở một số nơi không hề minh bạch chân tướng, bức hại học viên Pháp Luân Công vô cùng tàn khốc, hại người hại mình.

Có đồng tu phát chính niệm, nhưng giải thể tà ác không chỉ là ngồi ở nhà phát chính niệm, mà là thực sự cần khiến cho nhân viên của các ban ngành công an, viện kiểm sát và tòa án minh bạch Pháp Luân Công là tốt, thực sự giải thể nhân tố tà ác thao túng họ qua việc minh bạch chân tướng, để họ không chấp hành hoặc là dùng mọi cách để từ chối tiến hành bức hại, lựa chọn chính nghĩa. Mong rằng các đồng tu Bắc Kinh có thể đột phá tầng tầng phong tỏa, mang đến cho những người này cơ hội được biết chân tướng, cũng như thiện đãi họ.

Hiện nay ở Bắc Kinh vẫn còn những ví dụ giống như vụ án của bà Lưu Tú Vân. Là do chúng ta chưa làm tốt, nên mới tạo thành tổn thất như vậy. Tôi viết ra bài chia sẻ này, mong rằng chúng ta hãy gánh vác trách nhiệm giải cứu đồng tu.

Bên trên là chia sẻ cá nhân, tầng thứ hữu hạn, mong quý đồng tu từ bi chỉ chính.

[Ghi chú của ban biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu” (Hồng Ngâm)]

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/2/16/就北京同修劉秀雲被迫害談營救同修-456829.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/10/208013.html

Đăng ngày 01-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share