Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-02-2023] Không lâu sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1999, chúng tôi được biết một số học viên đến Quảng trường Thiên An Môn để giương biểu ngữ. Sau khi nghe tin nhiều học viên bị giết hại trong cuộc bức hại, tôi quyết định đi thỉnh nguyện.

“Tôi thật sự ngưỡng mộ học viên Pháp Luân Công các vị”

Tôi cùng hai thành viên trong gia đình đến Văn phòng Kháng cáo của Bộ Ngoại giao. Chúng tôi đi ngang qua các viên chức chính phủ đứng bên ngoài và tiến vào phòng kháng cáo. Chúng tôi điền vào đơn với tên thật, địa chỉ và đính kèm một bức thư với tiêu đề “Những người vô tội bị giết hại”. Không viên chức nào nói chuyện với chúng tôi, và chúng tôi bị đưa thẳng vào trại tạm giam.

Tôi được cho xem “Nội quy trại tạm giam Hình sự” khi hai cảnh sát thẩm vấn tôi. Có lẽ họ từng thẩm vấn nhiều học viên Pháp Luân Công rồi nên trông họ khá thư thả. Tôi nói với họ những điều tuyệt vời của Pháp Luân Công và cách mà pháp môn này dạy người ta làm người tốt và biết cân nhắc đến người khác. Họ yêu cầu tôi nêu một ví dụ chứng minh.

Tôi kể với họ về việc anh trai tôi bị xe tải đâm khi đi xe đạp. Anh bị chảy máu và quần áo rách tả tơi. Người tài xế xe tải muốn đưa anh đi bệnh viện nhưng anh tôi kiên quyết bảo là mình ổn và từ chối. Người tài xế đề nghị đưa anh một ít tiền để mua quần áo mới cũng như sửa xe đạp, thì anh tôi nói không cần và từ chối một lần nữa.

Tôi hỏi: “Sư phụ chúng tôi dạy trong tình huống này phải đối đãi bằng thiện tâm và cân nhắc đến người khác. Chúng tôi là những người tốt, đúng không?” Một cảnh sát trả lời: “Không phải là tốt hay xấu. Các vị chỉ đơn giản là đồ ngốc mới không nhận tiền.”

Tôi mỉm cười và nói họ có thể nghĩ chúng tôi ngốc, nhưng người tài xế xe tải lại nghĩ khác. Anh ấy đâm phải một người mà không yêu cầu bồi thường gì cả, nên chắc chắn anh ấy biết đã gặp được một người tốt.

Họ ngẫm nghĩ về điều này và gật đầu tán thành. Họ hỏi nghề nghiệp của tôi, nên tôi nói cho họ. Họ có vẻ ngạc nhiên. Một người hỏi: “Thế anh sẽ làm gì nếu bị mất đi một công việc tốt như thế?” Tôi nói sẽ tìm việc khác mà làm. “Lỡ chính phủ không cho phép anh đi làm nữa thì sao?”, anh ta hỏi. Tôi nói sẽ đi nhặt sắt vụn từ bãi rác để bán. “Lỡ chính phủ không cho phép anh làm vậy?”, anh ta hỏi tiếp. “Thì tôi sẽ bới tìm thức ăn trong thùng rác vậy”, tôi trả lời.

Người cảnh sát vừa hỏi bỗng thốt lên: “Tôi thật sự ngưỡng mộ học viên Pháp Luân Công các vị!”

Tôi được thả sau một tuần bị giam giữ. Tôi biết những cảnh sát này đã minh bạch chân tướng về Pháp Luân Công và có lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình.

Cảnh sát ở Quảng trường Thiên An Môn âm thầm thả chúng tôi

Năm 2000, tôi giương cao một biểu ngữ có in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp” ở Quảng trường Thiên An Môn, nhưng nhanh chóng bị bắt vào Đồn Công an Quảng trường Thiên An Môn. Đây là lần thứ hai tôi bị giam ở đây. Lần trước, khi tôi nói tên và địa chỉ nhà cho cảnh sát, họ làm ảnh hưởng đến gia đình và người thân của tôi, vì vậy lần này tôi không nói cho họ danh tính của mình. Nhiều học viên khác bị giam giữ cũng làm tương tự. Để ép chúng tôi nói ra danh tính, cảnh sát tát vào tai, còng tay một vài học viên và dùng thắt lưng quất vào người chúng tôi.

Chập tối, từng nhóm học viên nói ra danh tính lần lượt bị đưa đi bằng xe chở hàng. Những học viên không nói danh tính, bao gồm cả tôi, vẫn bị giam ở trong một xà lim cửa kim loại. Tôi yêu cầu được nói chuyện với cảnh sát.

Tôi bị đưa đến phòng thẩm vấn, bên trong chỉ có một cảnh sát. Anh ta muốn biết tại sao tôi từ chối nói ra tên và địa chỉ nhà. Tôi nói với anh về vẻ đẹp của Pháp Luân Công và những việc xảy ra vào lần trước, khi tôi thỉnh nguyện lên chính quyền.

Tôi nói rằng đã nhìn thấy anh ta đánh đập một cụ bà trông còn lớn tuổi hơn cha mẹ anh ta. Tôi hỏi: “Mẹ của anh sẽ nghĩ gì nếu thấy anh làm như thế?”. Anh ta không nói một lời.

Tôi nói anh ta nên báo cáo lại với cấp trên rằng các học viên Pháp Luân Công là những người tốt. Anh ta nói họ đã làm vậy rất nhiều lần, nhưng lần nào cũng đều bị quở trách.

“Cảnh sát có nghĩa vụ duy hộ công lý. Tôi hiểu anh đã cố gắng hết sức. Anh có từng nghe nói một vài cảnh sát đã đưa những học viên Pháp Luân Công không rõ danh tính ra ngoại ô thành phố và thả họ đi chưa?”, tôi gợi ý với anh ta.

Gần nửa đêm hôm đó, một mình tôi được thả ra. Sau này tôi mới biết tất cả học viên từ chối cung cấp danh tính cũng được thả vào đêm hôm ấy.

Những cảnh sát minh bạch chân tướng một lần nữa lại làm điều đúng đắn. Tôi về đến nhà lúc quá nửa đêm, và sáng hôm sau đi làm bình thường. Lúc đầu, tôi nghĩ mình không bao giờ có thể sống sót trở về nhà. Nhưng nhờ sự bảo hộ của Sư phụ, tôi rời khỏi Đồn Công an Thiên An Môn trong vài tiếng đồng hồ.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/24/457036.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/9/207607.html

Đăng ngày 03-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share