Bài viết của Anh Văn, phóng viên Minh Huệ tại Cologne, Đức

[MINH HUỆ 24-04-2023] Ngày 22 tháng 4 năm 2023, các học viên Pháp Luân Công ở vùng North Rhine-Westphalia, Đức, đã tổ chức các hoạt động trước Nhà thờ lớn Cologne để kỷ niệm 24 năm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4. Công chúng bày tỏ sự ủng hộ trước nỗ lực nâng cao nhận thức của các học viên và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với môn tu luyện.

Nhà thờ Cologne tọa lạc trên phố đi bộ ở trung tâm thành phố, bên cạnh nhà ga xe lửa Cologne, một trạm trung chuyển lớn ở Châu Âu. Hôm đó là thứ Bảy, quảng trường trước nhà thờ có nhiều người qua lại và rất đông du khách. Các học viên đã dựng bàn, căng các biểu ngữ lớn, biểu diễn các bài công pháp và thu thập chữ ký.

Họ cũng kêu gọi mọi người giơ tấm áp phích có nội dung “Hãy chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc” và “Kỷ niệm ngày 25 tháng 4” để chụp ảnh. Khi mọi người biết rằng những bức ảnh này sẽ xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội để giúp các học viên Pháp Luân Công phổ biến thông tin, nhiều người đã sẵn sàng giơ các tấm biển và xin được chụp ảnh.

ebb39afc38baf9113afd10558940ea89.jpg

Các học viên biểu diễn các bài công pháp phía trước Nhà thờ lớn Cologne vào ngày 22 tháng 4

e17cfd816161228eb0627bddecfd69bd.jpg

Mọi người đọc các bảng trưng bày

6a9da01629d1c4c7010bc6d46ab8d700.jpg

024133a3816760ec204bf8b2bd258d02.jpg

4306857951138e20a91a408d577b5d97.jpg

Lắng nghe lời giải thích của người học viên

Các học viên cũng chuẩn bị một bảng chữ ký để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Sau khi mọi người ký tên thỉnh nguyện, họ có thể sử dụng bút màu để ký vào chữ ký này. Những chữ ký đầy màu sắc trên bảng trưng bày đã thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường. Nhiều người đã dừng lại để tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công.

2023-4-23-cologne-425_06.jpg

Người dân ký tên vào bảng trưng bày để ghi dấu kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4.

Mọi người ký vào bảng trưng bày

534ea98b42c4f8727b72800bc1d578e5.jpg

Sau khi ký tên, cô Aslan chụp ảnh bên bảng trưng bày chữ ký

Khi cô Aslan trông thấy sự kiện này, cô đã ký tên thỉnh nguyện. Cô nói: “Tôi thường thấy các hoạt động của Pháp Luân Công, chẳng hạn như ở Dortmund, Bochum và Frankfurt. Tôi đã thấy họ thiền định, vậy nên tôi biết đôi điều về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.”

Cô Gudrun đã dừng xe đạp lại và treo ba bông hoa sen nhỏ với dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” lên tay lái xe của cô. Khi một học viên hỏi liệu cô có muốn chụp ảnh bên tấm bảng có nội dung “Hãy chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công” không, cô đã sẵn sàng đồng ý. Một học viên giải thích cho cô rằng các học viên sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, cô Gudrun liền nói: “Tôi nghĩ nguyên lý này rất tốt. Tôi hy vọng tôi cũng có thể thực hành chúng.”

Sau khi biết về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, ba phụ nữ trẻ từ Duisburg đến thăm Cologne đã giơ một tấm áp phích để chụp ảnh. Một người trong số họ nói: “Khi biết một điều tàn ác như vậy đang xảy ra, tất nhiên chúng tôi sẽ làm điều gì đó [để giúp đỡ].”

408e28346810d486a5aac543ad0e80dd.jpg

Anh Timo với tấm áp phích có nội dung “Hãy chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”

Trời đổ mưa khi anh Timo ghé qua, vì vậy các học viên đã mời anh vào lều và nói chuyện với anh về cuộc bức hại. Anh cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy các bạn vẫn luyện công một cách rất bình tĩnh dưới trời mưa, vì vậy tôi đã nán lại để xem.” Sau khi biết về cuộc bức hại của ĐCSTQ, anh nói: “Những gì đang xảy ra ở Trung Quốc thật khủng khiếp. Nếu tôi có thể làm gì đó [để giúp đỡ], tất nhiên tôi sẽ làm.”

Ký tên vào bảng trưng bày để ủng hộ Pháp Luân Công

Một người phụ nữ đã vẽ một trái tim lớn ở giữa bảng chữ ký kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 và nói: “Khi tôi nghe nói những người đang bị bức hại là những người tốt tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, tôi cảm thấy rất đau lòng. Tôi nghĩ, việc vẽ một trái tim lên bảng trưng bày là một cách hay để bày tỏ sự cảm thông đối với những học viên đó. Tuy xa xôi nhưng trái tim của chúng ta vẫn kết nối với nhau.”

Một người đàn ông Trung Quốc đến từ Việt Nam đã ký vào bảng với tên Trung Quốc của anh là Minh và nói: “Tôi đã nghe nói về nhiều thảm kịch dưới sự cai trị của ĐCSTQ, vì vậy, mặc dù tôi có thể nói tiếng Quảng Đông, nhưng tôi hiếm khi đến Trung Quốc. Tôi nghĩ các bạn đã làm một việc ý nghĩa. Tôi hy vọng chữ ký của tôi có thể giúp các bạn.”

Một bà mẹ trẻ đẩy xe nôi nói với một học viên: “Khi tôi nghĩ đến cuộc bức hại của ĐCSTQ, nhiều bậc cha mẹ mất con và nhiều gia đình hạnh phúc bị tan nát, tôi cảm thấy rất buồn. Nhiều người hơn nên đến để ký vào đây.”

Nhiều người hơn nên biết đến cuộc bức hại

c4b8f727a9cb3492a9ec450778f085da.jpg

Anh Michel chụp ảnh sự kiện.

Anh Michel đã nán lại sự kiện hơn nửa giờ và chụp nhiều bức ảnh từ các góc độ khác nhau.

Anh chia sẻ với một học viên rằng ước mơ của anh là trở thành một phóng viên ảnh: “Tôi muốn học chuyên ngành đó tại một trường đại học ở Cologne, và hôm nay tôi đã đến thăm trường. Sau khi tham quan trường xong, tôi muốn thăm Nhà thờ lớn Cologne. Tôi thấy nhạc luyện công của các bạn rất hay nên tôi đã đến xem.”

Anh nói với người học viên rằng, mặc dù anh chưa bao giờ nghe nói về khí công, nhưng anh có thể cảm nhận được sự tĩnh lặng khi các học viên luyện công, vậy nên anh ấy đã chụp rất nhiều ảnh.

Anh Michel giải thích lý do tại sao anh ký tên thỉnh nguyện: “Tôi đã nghe nói về loại vi phạm nhân quyền này và tôi nghĩ mình nên ký tên để bày tỏ quan điểm.” Trước khi rời đi, anh nói: “Tôi sẽ xây dựng trang web của riêng mình và đưa những bức ảnh ngày hôm nay lên trang web để nhiều người hơn biết đến điều này”.

“Tôi hiểu rõ cuộc sống dưới chế độ độc tài là như thế nào”

cd30a5786deff08fac8f915f7fd4d486.jpg

Bà Llona với tấm áp phích

Sau khi bà Llona, ​​sống ở Đông Đức cũ, tìm hiểu một chút về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, bà ngay lập tức bày tỏ sự sẵn lòng giơ tấm áp phích để chụp ảnh. Bà cho biết: “Tôi có người họ hàng ở Đài Loan, vì vậy tôi lo lắng về những gì xảy ra ở Trung Quốc. Tôi đã xem thông tin về Pháp Luân Công và cuộc bức hại trên Internet.”

Khi biết sự kiện này là để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4, bà nói: “Tôi đến từ Đông Đức cũ, và tôi hiểu rõ cuộc sống dưới chế độ độc tài là như thế nào.”

Bà cho hay điều quan trọng là phải lên tiếng cho những người đang bị bức hại, “Một số người sẽ nhắm mắt làm ngơ trước sự đau khổ của người khác và nghĩ rằng họ đang làm tốt, nhưng một ngày nào đó họ có thể trở thành nạn nhân.”

Bà bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cách mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã ôn hòa phản bức hại và cố gắng giảng chân tướng trong suốt 24 năm qua: “Tôi biết cần rất nhiều dũng khí mới có thể chống lại chế độ độc tài. Khi chúng tôi tham gia tuần hành [ở Đông Đức cũ], tôi thậm chí không dám nói với người thân của mình, vì sợ rằng họ sẽ bị liên lụy. Tôi hy vọng bức ảnh của mình có thể giúp [chấm dứt cuộc bức hại]. Tôi sẵn sàng chụp ảnh để trợ giúp các bạn.

Các học viên cho biết họ cảm thấy được khích lệ khi có nhiều người tốt bụng tích cực hợp tác để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và hy vọng rằng nhiều người hơn nữa có thể nhìn thấy sức mạnh của Chân-Thiện-Nhẫn trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/24/459149.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/26/208224.html

Đăng ngày 29-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share