Bài viết của Trịnh Nham

[MINH HUỆ 04-04-2023] Từ khi lệnh phong mới tỏa được áp dụng, việc người dân đại lục xuống đường thỉnh nguyện theo nhóm để bảo vệ quyền lợi của họ ngày càng trở nên phổ biến. Người Trung Quốc thường nói về nhân quả, chẳng hạn, mọi người có thể dễ dàng nhận rõ lệnh phong tỏa là nguyên nhân còn việc thỉnh nguyện là kết quả.

Tuy nhiên, quay trở lại thời điểm 24 năm trước khi điện thoại thông minh và Internet chưa phát triển, “cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4” của các học viên Pháp Luân Công đã gây chấn động xã hội Trung Quốc, đến mức không ít người cho tới nay vẫn hiểu sai rằng cuộc thỉnh nguyện của Pháp Luân Công là “nguyên nhân” và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là “kết quả”.

Tại sao nhiều người dân Trung Quốc lại bị hiểu ngược về nhân quả đối với sự việc “hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công tham gia thỉnh nguyện” đến vậy? Có ba nguyên nhân chủ yếu như sau:

1. Thỉnh nguyện = Thách thức: Thời điểm đó, mức độ cởi mở về tư tưởng ở xã hội Trung Quốc còn rất hạn chế. Việc đi thỉnh nguyện được coi là một hành vi chống đối và thách thức công khai đối với ĐCSTQ, bất kể xuất phát từ nguyên nhân gì, thỉnh nguyện là phạm pháp.

2. Tập trung đông người = bao vây tấn công: Thời đó ở Trung Quốc, trung bình cứ mười người thì có một người học Pháp Luân Công, tức là trong số một tỷ người dân Trung Quốc có 100 triệu người người học Pháp Luân Công. Vì vậy, dù chỉ một động thái tự phát và hy hữu của cá nhân cũng có thể dễ dàng trở thành động thái của hàng chục ngàn người. Đối với ĐCSTQ mà nói, chỉ cần tập trung đông người liền bị coi là “uy hiếp”, “có tổ chức”, và “bao vây tấn công”.

3. Nhẫn nhịn = Có tội: Đảng Cộng sản rất giỏi thao túng người dân, trong khi các học viên Pháp Luân Công được dạy về Nhẫn. Kể từ năm 1996, các học viên Pháp Luân Công liên tục bị bức hại chính trị, chẳng hạn như họ bị “kết tội trước, điều tra sau” trên toàn quốc, bị cấm xuất bản sách, v.v., nhưng họ luôn âm thầm chịu đựng, với niềm tin rằng thời gian sẽ nói lên sự trong sạch của họ. Tuy nhiên, trong mắt Giang Trạch Dân, khi đó là người đứng đầu ĐCSTQ, hành vi kỷ luật và tự giác của các học viên Pháp Luân Công bị coi là xem thường ông ta, trừ phi các học viên Pháp Luân Công từ bỏ Chân-Thiện-Nhẫn, chuyển sang chủ nghĩa Mác-Lênin, và quỳ gối dưới chân ông ta.

Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về một loạt các hoạt động bí mật do Giang Trạch Dân, La Cán và Tăng Khánh Hồng thực hiện từ năm 1996 đến năm 1999, trước khi cuộc bức hại bắt đầu. Lưu ý rằng các hoạt động này nhằm mục đích “bôi nhọ danh dự” Pháp Luân Công. Danh sách dưới đây mới chỉ bao gồm các hoạt động do chính phủ tổ chức thực hiện trên phạm vi toàn quốc:

(1) Ngày 17 tháng 6 năm 1996, “Nhật báo Quang Minh” đăng một bài bình luận phỉ báng Pháp Luân Công.

(2) Ngày 24 tháng 7 năm 1996, Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc đã ban hành văn bản nội bộ gửi cho các đơn vị báo chí và xuất bản của tất cả các tỉnh và thành phố trong cả nước về việc cấm xuất bản và phát hành ‘Chuyển Pháp Luân‘, ‘Pháp Luân Công’ và các sách của Pháp Luân Công .

(3) Vào tháng 1 và tháng 7 năm 1997, Bộ Công an đã tiến hành hai cuộc điều tra toàn quốc về Pháp Luân Công, với ý định quy kết cho Pháp Luân Công là “tà giáo”. Sau khi tiến hành điều tra đầy đủ, các cục công an các nơi trên toàn quốc đã có báo cáo phản ánh rằng “chưa phát hiện thấy vấn đề gì”.

(4) Vào tháng 7 năm 1998, thông qua Bộ Công an, La Cán cùng một số quan chức khác đã kết tội Pháp Luân Công là “tà giáo”, rồi mới tổ chức một chiến dịch trên toàn quốc để “thu thập tội chứng”. Mặc dù không tìm thấy bằng chứng, nhưng Cục I của Bộ Công an vẫn ban hành “Thông tri về việc Triển khai Điều tra Pháp Luân Công” số 555 năm 1998, trong đó gọi Pháp Luân Công là “tà giáo” một cách phi pháp.

(5) Ngày 21 tháng 7 năm 1998, Cục I của Bộ Công an ban hành một “Thông tri” nữa gửi các sở công an trên toàn quốc, một lần nữa kích động các sở công an ở Tân Cương, Hắc Long Giang, Hà Bắc, Phúc Kiến và các nơi khác cưỡng chế giải tán những người luyện công, lục soát nhà phi pháp, đột nhập vào nơi ở và tịch thu tài sản cá nhân.

Để biết thêm chi tiết, độc giả có thể tham khảo bài viết: “Từ 1996 đến 1999: Một cái nhìn toàn cảnh về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/4/458442.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/10/208017.html

Đăng ngày 14-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share