Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-02-2023] Bà Chu Ngọc Cần ở thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Bà Chu bị đưa tới Nhà tù Nữ Hắc Long Giang và hiện đang bị tra tấn vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Do sự kiểm duyệt thông tin gắt gao nên vẫn chưa thu thập được thông chi tiết về việc kết án và thời hạn bản án của bà.

Bị bắt vì nói về Pháp Luân Công

Ngày 8 tháng 4 năm 2020, bà Chu bị bắt sau khi bị báo cảnh sát vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Trong 15 ngày giam ở trong Trại tạm giam Thành phố Hạc Cương, bà không có gối để ngủ. Nhà vệ sinh ở góc phòng giam được đặt ở vị trí đối diện với hai camera giám sát, mà giám sát bà hầu hết là các nam lính canh.

Bà Chu lại bị bắt giữ trong khoảng thời gian từ ngày 11 tới ngày 13 tháng 12 năm 2020 và cũng bị giam ở trong trại tạm giam Thành phố Hạc Cương. Vài ngày sau, cảnh sát đưa bà và một học viên khác tới Bệnh viện Công an Hạc Cương ở gần trại tạm giam để khám sức khỏe. Họ bị kiểm tra điện tâm đồ, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, khám ngực cùng với siêu âm. Cảnh sát chỉ tiết lộ thông tin huyết áp cho hai học viên và giữ kín các kết quả xét nghiệm khác.

Trong khi giam giữ, bà Chu bị xích trong vài ngày sau khi hô lớn rằng: “Chính quyền cộng sản đã vu khống Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là chính Pháp”.

2023-2-12-203055-1.jpg

Minh họa tra tấn: Bị xích

Bắt đầu từ ngày 12 tháng 12 năm 2022, mỗi ngày trại tạm giam Thành phố Hạc Cương đều mở những video và tệp ghi âm phỉ báng Pháp Luân Công. Học viên bị cưỡng chế phải nhảy sao (một động tác nhảy thể dục). Tù nhân cùng phòng giam với học viên sẽ bị cấm mua thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày nếu học viên đó từ chối từ bỏ đức tin.

Sự tra tấn trong Nhà tù Nữ Hắc Long Giang

Sau đó, bà Chu bị kết án và bị đưa tới Tổ 17 trong Khu 8 của Nhà tù Nữ Hắc Long Giang vào khoảng tháng 6 năm 2022. Tù nhân đánh đập, cưỡng chế bà ngồi trên ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài và sỉ nhục bà.

Lính canh không bao giờ can thiệp khi tù nhân tra tấn học viên, mặc dù họ có thể nhìn thấy rõ mọi việc thông qua hệ thống camera giám sát. Ngược lại, những tù nhân bức hại các học viên lại được khen thưởng, kiếm được nhiều điểm hơn hoặc sẽ được giảm án. Họ cũng được cho nhiều thời gian và tiền hơn để gọi điện hay chi tiêu, cũng như nhiều nhu yếu phẩm hàng ngày và thức ăn hơn. Ngoài ra, họ còn được tự do đi lại ở trong phòng giam, một số thậm chí còn có thể mời người nhà vào thăm phòng giam.

Trong ngày thứ 2 bà Chu bị đưa vào nhà tù, tù nhân Đổng Tiểu Phượng yêu cầu bà tới bệnh viện nhà tù để khám sức khỏe, nhưng bà từ chối. Sau đó, Đổng và các tù nhân khác đã kéo bà Chu ra hành lang, đấm và chửi mắng bà trước mặt 20 tù nhân và một số học viên Pháp Luân Công. Đổng đẩy bà Chu ngã xuống đất và dẫm lên người bà. Trong khi bà Chu đang khó nhọc để đứng dậy, Đổng tiếp tục lăng mạ bà. Sau đó, Đổng đá bà và kéo lê bà dọc theo hàng lang tới cửa vào của khu giam giữ.

Bởi bà Chu từ chối chuyển hóa hay viết “cam kết bất luyện”, Đổng và các tù nhân khác đã đánh đập bà và ép bà ngồi trên ghế đẩu nhỏ. Bà còn bị cấm ngủ, không được phép uống nước và tước quyền sử dụng nhà vệ sinh. Đổng ép bà đi vệ sinh vào một chiếc chậu trong phòng giam, nhưng không cho phép bà đổ chất thải đi để khơi lòng căm hận của các tù nhân khác với Pháp Luân Công.

Trong suốt mùa hè, căn phòng nhỏ có 15 người phải làm công việc mi giả. Không gian chật hẹp ngột ngạt và thời tiết nóng nực đến mức mọi người thở không ra hơi. Cánh cửa của mỗi phòng được mở ra và mùi khó ngửi lan ra khắp hành lang và phòng. Những người còn chút lương tâm đều lên án hành động của Đổng.

Khi bà Chu ở trong Tổ 17, bà bị Đổng và các tù nhân khác ép ngồi trên ghế đẩu nhỏ và đánh đập mỗi ngày. Đôi khi, người ta vẫn thấy bà Chu phải ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ vào lúc 2 giờ sáng. Các học viên khác cũng bị đánh đập hoặc chửi mắng tại thời điểm đó.

2023-2-12-203055-2.jpg

Minh họa tra tấn: Đánh đập tàn nhẫn

Năm 2022, một chiếc xe chở đầy chăn mốc được đưa tới Khu 8. Mùi hôi đã khiến nhiều người đau đầu và buồn nôn. Lính canh đã đưa chăn mốc cho các học viên và tù nhân mới vào nhà tù. Sau một thời gian, sự việc này đã chấm dứt, nhưng Đổng lại lấy chăn mới được cấp cho học viên mới vào tù và đưa chúng cho các tù nhân khác. Sau đó, những chăn mốc của các tù nhân khác sử dụng được đưa lại cho những học viên này.

Học viên mới đến hoặc không từ bỏ đức tin của mình thường bị đưa vào phòng nước, nhà vệ sinh và kho để tra tấn.

Tất cả học viên ở trên tầng 6 bị ép phải xem những video phỉ báng Pháp Luân Công hay nghe những bài giảng của tôn giáo khác mỗi ngày từ sáng đến đêm. Họ bị ép ngồi trên ghế đẩu nhỏ mỗi ngày trong khi phải giữ thẳng người và sẽ bị chửi mắng nếu họ nhắm mắt.

Ngoài tra tấn thân thể, các học viên còn bị tước quyền thăm hỏi của gia đình và không được phép nói chuyện hay nhìn các học viên khác. Đôi khi, tù nhân được giao nhiệm vụ giám sát học viên cũng bị phạt nếu học viên không làm theo quy định nhà tù.

Tù nhân tham gia bức hại học viên Pháp Luân Công

Vương Mẫn, 60 tuổi, đến từ Tề Tề Cáp Nhĩ đã bị kết án 14 năm tù vì phạm tội kinh tế. Bà ta được chỉ định làm đội trưởng chịu trách nhiệm bức hại học viên từ chối chuyển hóa hay mới đến nhà tù. Thủ đoạn tra tấn của bà ta gồm cấm ngủ, cấm sử dụng nhà vệ sinh, đánh đập và làm nhục.

Nguyên Cánh Phương, 40 tuổi, bị kết án tù chung thân vì tội lừa đảo. Cô ta không được chỉ định bức hại các học viên, nhưng tự mình tích cực tham gia bức hại. Đôi khi, cô ta còn giả làm người nhà học viên để lừa người mới đến. Sau khi học viên bị tra tấn và cấm ngủ, Nguyên sẽ đưa họ tới một nơi và dối trá nói: “Bà tôi cũng tu luyện Pháp Luân Công. Bà ấy thường ra ngoài phân phát tờ rơi và thậm chí vài ngày trước còn lấy 10.000 Nhân dân tệ để giúp học viên ở đây. Tôi cũng đã đọc sách Đại Pháp và biết các vị đã sai. Tôi thấy các vị bị người khác tra tấn. Ở đây, các vị không nói lại họ đâu, vậy hà tất phải chịu đựng những điều này? Tôi thấy rằng các vị không thể chịu đựng thêm nữa, do đó tôi gọi các vị ra đây. Đừng để họ biết. Tại sao mọi người không viết cam kết bất luyện và sau khi được trả tự do thì viết nghiêm chính thanh minh để vô hiệu cam kết bất luyện? Hãy suy nghĩ kỹ điều này. Đừng nói cho người khác những gì tôi nói”. Một số học viên tin cô ta và viết cam kết bất luyện. Đôi khi, Nguyên còn chuẩn bị sẵn cam kết cho học viên ký. Sau đó, cô ta lấy cam kết đưa cho lính canh để lĩnh thưởng.

Phạm Tú Mai, 55 tuổi, bị kết án vì tội giết người. Bà ta phụ trách việc bức hại học viên, đánh đập, làm nhục và ngược đãi học viên. Thậm chí, một số tù nhân bình thường cũng sợ bà ta.

Đổng Tiểu Phượng, 61 tuổi, bị kết án tử hình vì tội lừa đảo. Bà ta tích cực tham gia bức hại học viên, đánh đập, làm nhục và ngược đãi học viên. Bà ta còn ép học viên tham gia các phiên tẩy não.

Trương Diễm Kiệt, 62 tuổi, ở Cáp Nhĩ Tân đã bị kết án trung thân vì tội lừa đảo. Bà ta từng tích cực tham gia bức hại học viên. Bà ta phụ trách việc dọn dẹp nhà vệ sinh vài năm trước và không cho phép học viên được tự do sử dụng nhà vệ sinh. Để ngăn các học viên nói chuyện với nhau, tù nhân còn sắp xếp để học viên sử dụng nhà vệ sinh vào những thời điểm khác nhau.

Đặc biệt là các học viên cao tuổi cần sử dụng nhà vệ sinh vào buổi sáng, nhưng Trương cố tình cọ rửa nhà vệ sinh một cách chậm rãi để ngăn không cho họ sử dụng. Bà ta còn bắt lỗi họ với cáo buộc có bùn trên giày của họ, làm vương vãi nước ra sàn nhà hoặc sử dụng nhà vệ sinh quá lâu. Đôi khi, bà ta còn trình báo điều này cho đội trưởng để đội trưởng phạt các học viên.

Lý Miểu, ngoài 40 tuổi, bị kết án 5 năm tù vì buôn bán thuốc lá. Cô ta trở thành trưởng phòng giam 510 sau khi chuyển từ Đội 19 tới tầng 5 của tòa nhà.

Tề Hâm, ngoài 30 tuổi, bị kết án 13 năm tù vì tội lừa đảo. Ban đầu, cô ta ở Tổ 10, nhưng được chuyển tới Tổ 15 vào năm 2021 và trở thành đội trưởng. Tề luôn tham gia vào việc bức hại các học viên. Khi cô ta ở Tổ 10, cô ta thường trình báo học viên để họ bị phạt. Cô ta từng nhìn thấy hai học viên chào nhau ở sảnh và hét lớn rằng hai học viên đã nói chuyện. Hai học viên bị chửi mắng trước mặt mọi người và tiếp tục bị trưởng phòng của họ la mắng khi về phòng.

Thiệu Tú Bình, 55 tuổi, bị kết án tù trung thân vì tội giết người. Bà ta trở thành trưởng phòng 612 sau khi nhà tù chuyển tới tòa nhà mới.

Bức hại trước đây của bà Chu

Bà Chu sống ở thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bà đã cố gắng sống thực hành theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn và đã thay đổi thói quen la mắng người khác của mình. Tuy nhiên, bà nhiều lần bị bắt và giam giữ vì không từ bỏ đức tin của mình.

Ngày 15 tháng 8 năm 2011, cảnh sát bắt giữ bà Chu tại nhà riêng và đưa bà tới trung tâm tẩy não. Phó giám đốc Trương Tử Long đã ngồi lên người bà, đánh đập bà dã man, sử dụng dùi cui điện để sốc điện vào mắt, vào trong đùi và vào vùng kín của bà, trong khi một cảnh sát khác đá bà từ phía sau. Ông ta nói rằng nếu bà Chu từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, ông ta sẽ lệnh cho những người đàn ông lột quần áo của bà.

2023-2-12-203055-0.jpg

Minh họa tra tấn: Sốc điện bằng nhiều dùi cui một lúc

Học viên bị giam giữ tại Trung tâm Tẩy não Thành phố Hạc Cương bị cưỡng ép xem những video phỉ báng Pháp Luân Công ba lần một ngày và sau đó phải viết báo cáo tư tưởng. Nếu báo cáo không đạt yêu cầu của lính canh, họ sẽ tát vào mặt, sốc điện và tra tấn học viên. Lính canh đã nói với học viên một cách vô lương tâm rằng không có nhân quyền trong trung tâm tẩy não. Lính canh còn ghi hình các học viên đồng ý từ bỏ Pháp Luân Công và sau đó sử dụng video đó để tẩy não các học viên khác.

Ngày 20 tháng 10 năm 2016, bà Chu bị trình báo trong khi đang phân phát lịch có chứa thông tin Pháp Luân Công và sau đó bị bắt giữ. Bà bị giam giữ 15 ngày tại Đồn Công an Đường Giải Phóng.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/13/456748.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/14/207667.html

Đăng ngày 12-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share