Bài viết của Thường Phi
[MINH HUỆ 14-10-2011] Tôi đã học các bài giảng gần đây của Sư Phụ và tôi muốn chia sẻ những hiểu biết còn nông cạn của mình về “Chính ngộ” ” (nhận thức chân chính).
Một ngày nọ, tôi ghé thăm một đồng tu và chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ những hiểu biết của mình. Tôi đã nói với học viên đó rằng có một hiện tượng phổ biến tại điểm tập luyện của tôi, đó là bất cứ khi nào phát sinh mâu thuẫn hay nghiệp bệnh xảy đến đối với các học viên, họ không thể hiểu được phải tu luyện và đề cao như thế nào theo tiêu chuẩn tâm tính của Đại Pháp. Họ thường mang những vấn đề của mình đến điểm tập luyện của chúng tôi và tìm sự giúp đỡ từ những người được coi là có sự thấu hiểu về Pháp tốt hơn. Nhờ đó họ có thể thấy được những vấn đề của bản thân mình khi quay trở lại tu luyện trong môi trường tu luyện của riêng họ. Đồng tu đó đã để tôi nói hết và sau đó đã hỏi, “Tại sao mọi người không học Pháp khi những vấn đề phát sinh?” Tôi đã không vui khi nghe điều đó, bởi vì tôi nghĩ điểm tập luyện là một môi trường đặc biệt mà Sư Phụ đã để lại cho chúng ta, vậy có gì sai khi tìm sự giúp từ những người khác tại đó?
Khi trở về nhà cùng với câu hỏi của anh ấy trong đầu, tôi đã bình tĩnh lại và đọc kinh văn của Sư Phụ “Thế nào là đệ tử Đại Pháp” và “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp“. Tôi đã hiểu ra rằng suy nghĩ của tôi về vấn đề này đã không phù hợp với các nguyên lý của Pháp. Tôi đã chia sẻ những hiểu biết của mình với các đồng tu tại điểm tập luyện của chúng tôi, và tất cả bọn họ đều hướng nội. Chúng tôi đã hiểu rằng Sư Phụ đang dùng lời của học viên đó để nói với chúng tôi những vấn đề tồn tại trong việc học Pháp của chúng tôi: một số học viên thì thiếu thời gian học Pháp bởi vì họ còn bận tâm vào quá nhiều thứ, một số thì lịch làm việc dày đặc còn một số đã buông lơi không học Pháp. Tất cả những việc này đã dẫn đến tình trạng của chúng tôi: không theo sự chỉ đạo của Pháp do học Pháp không đủ, khi vấn đề phát sinh, một số trong chúng tôi đã không hướng nội, mà thay vào đó cố gắng tìm đường tắt và giải quyết vấn đề bằng cách hỏi ý kiến của những học viên khác.
Qua việc này tôi thấy rằng chúng ta phải hướng nội bất cứ khi nào có vấn đề xảy ra đối với chúng ta và đối chiếu mọi thứ với những nguyên lý Pháp chân chính của Sư Phụ. Đây chính là phương thức tu luyện mà Sư Phụ đã ban cho chúng ta để đề cao tâm tính và từ bỏ các chấp trước của mình. Khi chúng ta gặp khổ nạn hay những việc không như ý, chúng ta nên nhìn nhận chúng một cách chính diện, và coi chúng như những cơ hội được cấp cho chúng ta để thực hành tu luyện và đề cao tầng thứ của chúng ta. Chân ngã của chúng ta bị bao phủ bởi những nguyên lý phản đảo trong Tam Giới. Để trở về với chân ngã của mình, chúng ta phải thực hành tu luyện và tịnh hóa bản thân bằng cách bỏ đi những tư tưởng xấu. Chư Thần đã tạo ra môi trường trong Tam Giới là để dành cho tu luyện, tuy nhiên các nguyên lý ở đây đều đảo ngược lại. Pháp vĩ đại mà Sư Phụ ban cho chúng ta như một sự chỉ đạo trong tu luyện là chân chính nhất. Do đó, bất kể chúng ta gặp phải việc tốt hay việc xấu trong khi tu luyện, chúng ta đều phải hướng nội. Sư Phụ đã ban cho chúng ta điều tốt nhất, chỉ bảo chúng ta biết hướng nội. Đây chính là Pháp bảo cho phép chúng ta đề cao một cách nhanh chóng. Theo sự hiểu biết của tôi, đây chính là sự giác ngộ đối với Đại Pháp, hay nói cách khác, đó là chính ngộ.
Đây chỉ là sự hiểu biết nông cạn của tôi tại tầng thứ của mình. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/14/交流–对“正悟”的一点认识-247847.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/30/129091.html
Đăng ngày 16-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.