Bài viết của Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 22-10-2011] Văn hóa thần truyền Trung Hoa kéo dài 5,000 năm là nền tảng để con người ngày nay minh bạch chân tướng và có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Nếu con người ngày nay còn hướng tới các giá trị đạo đức, ý thức hệ, và các tư tưởng chuẩn mực của văn hóa truyền thống Trung Hoa, thì họ có thể dễ dàng tiếp thu và chấp nhận sự thật về Đại Pháp.

Chúng ta phải tận dụng phương pháp này, tuy nhiên, cần minh bạch rằng chỉ Đại Pháp mới có thể cứu người, chứ không phải văn hóa thần truyền. Vì vậy chúng ta đừng nên nhầm lẫn về việc này. Mặt khác, chúng ta không cần nói quá nhiều về văn hóa thần truyền, làm vậy có thể sẽ cản trở con người biết được chân tướng về Đại Pháp.

Một số đệ tử là giáo viên đã kết hợp các nguyên lý tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp vào việc giảng dạy, và sử dụng văn hóa truyền thống Trung Hoa như là yếu tố bổ sung. Họ còn dạy học sinh các bài công pháp và tạo điều kiện mở nhóm học Đại Pháp qua các hoạt động ngoại khóa. Kết quả là các học sinh của họ có những cải biến đáng kể trong nhân cách đạo đức, và một số còn bắt đầu tu luyện Đại Pháp.

Một số học viên đã giới thiệu Cửu Bình để giúp mọi người phủ nhận văn hóa Trung Cộng. Một số người đã tham khảo nền văn hóa truyền thống Trung Hoa để chứng minh sự bất hợp lý của thuyết vô thần. Một khi chướng ngại văn hóa Trung Cộng và thuyết vô thần bị dẹp bỏ, con người sẽ dễ lĩnh hội chân tướng về Đại Pháp hơn. Trên đây là một số ví dụ mà các học viên đã xây dựng được những phương pháp rất tốt nhờ vận dụng văn hóa truyền thống Trung Quốc và trí huệ của họ.

Mặt khác, tôi cần nhấn mạnh vào một số học viên đã quá mê muội vào nền văn hóa truyền thống Trung Hoa và những câu chuyện luân hồi. Những học viên này ngộ nhận nếu người khác tiếp thụ nền văn hóa thần truyền thì họ tự nhiên sẽ phủ nhận văn hóa Trung Cộng và được cứu. Họ tưởng rằng toàn bộ xã hội Trung Quốc nhờ đó sẽ trải qua những biến đổi mạnh mẽ.

Kì thực tại thế gian con người, đôi khi ranh giới giữa chân lý và ảo tưởng là rất mong manh.

Hãy suy nghĩ một chút về điều này. Nếu chỉ cần nền văn hóa thần truyền là đã đủ để cứu người, vậy thì tại sao Sư Phụ lại phải vất vả để truyền Pháp Luân Đại Pháp hay yêu cầu chúng ta giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp hay là Cửu Bình để nhắm vào Đảng cộng sản?

Theo ý kiến của tôi, tập trung vào truyền bá văn hóa thần truyền nhiều hơn giảng chân tướng về Đại Pháp thực sự có thể dẫn tới một sự theo đuổi phương pháp “tiên phong”. Phương pháp “tiên phong” bản thân nó là một sự lệch lạc khỏi cốt lõi văn hóa thần truyền. Con người hiện đại truy cầu chủ nghĩa cá nhân và tính độc tôn. Thế nhưng đó không phải là điều thuộc về văn hóa thần truyền, mà là văn hóa biến dị. Nguyên lý “Trung dung” được tôn trọng trong văn hóa thần truyền Trung Hoa, đây là nguyên lý chỉ đạo trong đó chỉ ra rằng một người nên tránh những hành động thái quá. Thêm vào đó, mục tiêu của chúng ta trong giai đoạn Chính Pháp không phải là để khôi phục lại văn hóa thần truyền, mà là để làm rõ chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp.

Niềm tin kiểu như “Con người là một phần không thể thiếu của thiên đường”, và “Một người khi đi đến cuối cùng sẽ được khen thưởng cho những việc làm tốt và phải đối mặt với sự trừng phạt cho những hành động xấu” là những phương diện cần thiết ở một nền văn hóa chân chính. Những giá trị như sự tốt bụng, thanh liêm, lòng trung thành, thủ lễ, trọng nghĩa, niềm tin, lòng hiếu thảo, tình huynh đệ, và cảm giác hổ thẹn là yêu cầu tất yếu để một người nhận được sự kính trọng. Đó là nhờ những giá trị truyền thống đã đặt định nền tảng mà con người ngày nay có khả năng nhận ra đúng sai, thật giả, và cứu bản thân họ lại từ thế giới hiện đại với những quan niệm thoái hóa, vì vậy mà họ có thể nhận thức rõ hơn sự thật về Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi tin rằng mỗi người học viên đều quan tâm đến việc giảng chân tướng sao cho tốt, nhưng không phải tất cả các phương pháp tiếp cận đều nhất thiết phù hợp. Đó không chỉ là vấn đề tu luyện của một cá nhân, mà sâu xa hơn là văn hóa Trung Cộng và nền văn hóa biến dị đã thâm nhập vào công tác, kết hợp với một sự thiếu tôn trọng những giá trị truyền thống. Bằng cách chia sẻ thể ngộ cá nhân của tôi về đề tài này, tôi hy vọng rằng các học viên sẽ có một hiểu biết mới về văn hóa thần truyền Trung Hoa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/22/神传文化是辅助-248176.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/27/129017.html
Đăng ngày 15-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share