Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-09-2011] Tôi muốn được chia sẻ suy nghĩ của tôi về một số thứ quan niệm mà tôi cảm thấy hơi khó khăn để viết ra. Tuy nhiên, tôi đã giữ những điều này trong lòng quá lâu và giờ tôi muốn nói ra hôm nay.

Tôi đã rất đỗi sửng sốt khi thấy một số học viên lấy đồ hình Pháp Luân để làm hình nền màn hình máy tính. Nhưng đồng thời tôi cũng không thấy lạ trước hành vi này bởi vì rất nhiều người đã trưởng thành ở Trung Quốc lục địa dưới nền văn hóa của Đảng cộng sản Trung Quốc; nền văn hóa mà theo nhận định của tôi là thực sự không còn biết tôn trọng là gì nữa. Quan niệm của họ là “những điều tốt đẹp nên được tận dụng”. Vậy nên họ cảm thấy rằng nên sử dụng Pháp Luân làm hình nền cho máy tính bởi vì biểu tượng Pháp Luân là tốt đẹp và đầy uy lực.

Một tình huống khác mà tôi muốn đề cập đến là một số học viên chấp trước vào điều gọi là ‘có đi có lại’. Lấy ví dụ, học viên A mua giúp cho học viên B một số thứ. Học viên B cảm thấy rằng học viên A phải đi mua đồ thật vất vả, và học viên A cũng thấy vậy. Cả hai người học viên sau đó phát triển tâm lý rằng “Vì tôi làm điều này điều kia cho bạn, nên bạn cần giúp lại tôi thay vì để tôi tự làm mọi việc.” Thế nên họ giúp đỡ lẫn nhau trong mọi vấn đề – từ những việc đời thường cho đến công tác Đại Pháp – và họ đánh mất cơ hội tu luyện chân chính và đề cao bản thân. Họ đã thực sự quên mất tu luyện là gì – đó là cơ hội giúp họ lộ ra các tâm chấp trước để tiêu diệt chúng và hướng nội.

Còn có những học viên nghe lời người khác mà không thử quan sát tư tưởng của người kia và tình huống của họ là gì. Những người học viên này có quan niệm rằng “Vì bạn là người có năng lực và thế này thế kia, vậy tôi nên làm theo và phù hợp với bạn trong việc chứng thực Pháp.” Một lần tôi đã giúp một đồng tu cài đặt một phần mềm vào máy tính của cô sáu lần trong vòng sáu tháng. Thế nhưng khi cô thấy một phiên bản khác ở máy tính của một học viên khác, cô ấy nhờ người học viên này cài đặt phiên bản đó cho cô. Khi cô nhận thấy rằng nó không thân thiện với người dùng như bản tôi đã cài cho cô, cô ấy lại tìm đến tôi. Tôi nói với cô: “Nếu bạn không thể truy cập vào website Minh Huệ, tôi sẽ cài đặt lại phần mềm cho bạn. Mặt khác, sẽ là làm khó tôi và có lẽ là tốt nhất là bạn đi nói với người học viên đã cài đặt nó cho bạn.”

Trong một thời gian dài, tôi đã nghĩ cách để từ chối làm một số việc. Đương nhiên tôi không có ý đề cập đến từ chối những việc nên làm trong Chính Pháp.

Tôi cũng từng gặp trường hợp các học viên hiểu nhau rất rõ, nhưng không đôn đốc nhau tinh tấn trong tu luyện vì họ quá chấp trước vào tình cảm. Tôi nói với những người học viên này rằng: “Sinh mệnh của các học viên là vĩ đại và chúng ta cần phải trân trọng, họ không ở đây để làm lợi cho chúng ta hay để chúng ta phát triển thêm chấp trước.” Tuy nhiên họ vẫn không cân nhắc xem ‘trân trọng’ là gì. Một học viên trả lời: “Bạn dùng Chân Thiện Nhẫn để nói khi có tranh chấp với các học viên khác.” Tôi giải thích rằng cô ấy đã không lưu tâm đến tầm quan trọng của vấn đề này. Mặc dù cô rất chăm chỉ làm ba việc nhưng cô vẫn chưa vứt bỏ được những quan niệm này.

Tôi rất ấn tượng về bài chia sẻ kinh nghiệm đề cập đến mối quan hệ vợ chồng thời xưa: “tôn trọng nhau như thể người kia là khách”. Họ thực sự tôn trọng nhau, từ trong tư tưởng đến lời nói và hành động, và điều đó khác với kiểu lịch sự hời hợt hay lối nói chuyện phiếm trong thời đại ngày nay. Các sinh mệnh trong vũ trụ là khác nhau, độc lập với nhau và hành động tự chủ, nhưng tất cả phải phù hợp với Pháp tại tầng đó. Có rất nhiều ví dụ sâu sắc về mối quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình từ thời xưa. Tuy nhiên đến ngày nay, rất nhiều người trong chúng ta chỉ xem đó là những chuyện cổ lỗ và không còn coi đó là hành vi chuẩn mực của con người. Trên thực tế, những mối quan hệ đó đã được truyền lại và do Thần sắp đặt cho con người. Ngoài ra, theo sự hiểu biết của tôi từ Pháp của Sư Phụ, mối quan hệ vợ chồng là cách thức để con người duy trì nòi giống. Tuy nhiên, đời sống của các cặp vợ chồng thời hiện đại chỉ là để lấp đầy ham muốn bản thân.

Làm thế nào để có thể hoàn toàn đồng hóa với Đại Pháp, thay vì làm tổn hại bản thân chúng ta một cách bừa bãi bởi lối văn hóa của Đảng cộng sản. Các học viên nên phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp từ tầng vi quan nhất cho đến tầng bề mặt nhất. Mặc dù vậy, rất nhiều người không tin vào Thần và có tham vọng mạnh mẽ vào lợi ích và quyền lực, luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu. Họ tận dụng mọi lý do để thỏa mãn bản thân và hành động theo ham muốn của họ, thay vì tương hợp với xã hội dựa trên con đường được an bài sẵn bởi các vị thần. Đó là lý do tại sao con người ngày nay có thể hành động kỳ quặc trước mặt người khác và sau lưng họ, cũng như nói những lời khiếm nhã với các thành viên gia đình hoặc những người mà họ kiểm soát được. Họ cảm thấy thật khó khăn để có thể nghĩ cho người khác. Điều ích kỷ đó lớn dần đến cực điểm – miễn là tôi có thể, mọi thứ đều phải thông qua tôi và do tôi kiểm soát, và tôi là trung tâm của sự chú ý. Tính ích kỷ của con người hiện đại ngày nay và mọi biểu hiện của tình cảm đã trở nên quá khích, nên họ (đặc biệt những người ở Trung Quốc đại lục) không còn hiểu thế nào là trân trọng cuộc sống và Pháp.

Sau nhiều năm tu luyện đến nay, tôi nhận ra rằng những cặp mắt ở khắp mọi nơi và đó cũng là một loại cảm giác sợ hãi vô thức. Vì vậy ở bất cứ nơi nào tôi cũng ăn mặc, nói chuyện và hành động như nhau. Tôi nhớ lại một lần đang ngồi đả tọa, tôi đã nghĩ làm thế nào để gìn giữ mối quan hệ của tôi với gia đình và các vấn đề tình cảm khác. Đột nhiên một giọng nói xuất hiện trong đầu tôi: ”Bạn là một vị Thần!” Tôi ngay lập tức thôi bị quấy rầy trong suốt bài công pháp và tĩnh chỉ lại. Cùng với việc đề cao toàn diện, tôi cảm thấy trạng thái tôn trọng lẫn nhau giữa các sinh mệnh thực sự cải biến và trở nên thoải mái. Những quan niệm khác biệt và sai lệch kia là một gánh nặng và thật là mệt mỏi khi phải kéo theo bên mình!

Qua tự kiểm định lại bản thân, tôi nhận ra một số quan niệm trong vấn đề tu luyện của tôi, tôi đã ức chế và dần dần loại bỏ chúng dựa trên nguyên lý của Pháp. Các học viên hôm nay đang hoàn thiện bản thân và cứu độ chúng sinh trong một xã hội vô cùng phức tạp do cựu thế lực tạo ra. Vì vậy, chúng ta hãy thức tỉnh và sửa chữa bản thân bằng Pháp, và không trôi theo dòng chảy của xã hội ngày nay. Điều này quả thật rất khó khăn, nhưng đó là sự lựa chọn của chúng ta, cũng là vinh dự và hạnh phúc lớn nhất của cuộc sống vì chúng ta có Sư Phụ!

Nếu tôi có bất cứ điều gì không phù hợp, xin vui lòng chính lại. Cảm ơn các bạn!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/28/交流–尊重生命-247240.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/20/128875.html
Đăng ngày 12-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share