Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 04-10-2022] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!

Đã 17 năm kể từ khi tôi bắt đầu công việc dịch bài, và có nhiều điều tôi muốn chia sẻ cùng các bạn, mặc dù tôi không biết phần lớn mọi người, mặc dù có thể chúng ta vẫn học Pháp cùng nhau hàng ngày trong các buổi học online. Do yêu cầu của hạng mục, chúng ta luôn phải bảo mật và không bao giờ chia sẻ về những điều chúng tôi làm được với mọi người. Con vô cùng cảm tạ Sư phụ đã an bài hạng mục này cho chúng con. Thông qua làm hạng mục độc nhất vô nhị này, tôi có thể tôi luyện tâm tính của mình, không phải qua các mâu thuẫn, mà là thông qua học hỏi từ những người khác (tác giả của các bài viết, những người điều phối và những người biên tập). Đặc biệt, khi tôi dịch những bài viết mà tác giả nói về việc hướng nội của họ, tôi nhận thấy mình cũng đang hướng nội: như thể khi một ngọn nến được thắp lên, bóng tối sẽ lùi xa, và tôi biết nơi tôi cần đến, việc tôi cần làm và lý do vì sao tôi sai.

Một học viên phương Tây gửi cho tôi một bức ảnh của Sư phụ

Một học viên người phương Tây, tôi chưa bao giờ gặp, nhưng chúng tôi đã từng làm cùng nhóm trong một thời gian, đã gửi cho tôi một bức tranh vẽ Sư phụ. Trong bức tranh, Sư phụ đang hạ thế với rất nhiều ánh sáng chiếu rọi muôn phương. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ nhất chính là từ “thệ ước” bằng tiếng Trung. Tôi nhận ra rằng chúng tôi đều có cùng chung trách nhiệm: làm tốt hạng mục này.

Tôi kiểm tra tất cả các tài liệu mà tôi đã dịch trong máy tính của mình. Tôi suy nghĩ: “Trách nhiệm của mình là dịch bài nhưng mình đã làm như thế nào? Mình có làm việc chăm chỉ và đặt tâm vào đó không? Hay mình chỉ đơn giản là làm công tác, chỉ đơn thuần kiểm tra mình đã hoàn thành nhiệm vụ và đạt được chỉ tiêu tối thiểu hàng tháng?” Tôi nhìn các thư mục và tệp mà tôi đã tạo. Việc dịch bài của tôi khá tệ, vì tôi nghĩ rằng để bản dịch trở nên tốt hơn là công việc của riêng người biên tập. Tuy nhiên, làm tốt công việc của bản thân rất quan trọng đối với tất cả chúng ta.

Tôi vừa mới đọc một bài viết trên Minh Huệ về “tính nghiêm trọng khi phá vỡ thệ ước.” Tôi biết thệ ước của chúng tôi là làm việc cho Minh Huệ và tôi nên hoàn thành sứ mệnh của mình.

Tôi thích/Tôi không thích

Một người điều phối hạng mục ở địa phương chúng tôi thường hay bao biện cho lý do tại sao cô ấy không thể tham gia nhóm học Pháp. Tôi đã cố gắng hết sức để khích lệ cô ấy tham gia nhóm học của chúng tôi, vì cô ấy rất ít khi tham gia trừ khi có việc gì đó cô ấy muốn nói với chúng tôi, vì thế những học viên tham gia hạng mục mà cô ấy dẫn dắt cảm thấy khó khăn. Bây giờ cô ấy đang gặp nghiệp bệnh. Khi tôi nghe được điều đó, suy nghĩ đầu tiên của tôi là: “Tại sao chị lại không bao giờ nghe lời tôi? Chị có nghĩ chị đã quá chấp trước vào thoải mái không?” Sau đó tôi nhận ra rằng niệm đầu tiên đó của tôi thật tệ, và là chủng tâm mà một học viên không nên có. Chúng ta cần luôn ôm giữ thiện niệm đối với đồng tu.

Trước đó cô ấy đã từng nói: “Tôi không thích….” và khi cô ấy hỏi một bạn đồng tu tham gia hạng mục của cô ấy, bạn đồng tu kia đã trả lời: “Tôi không thích làm hạng mục này hoặc không thích chồng của tôi…..”

Tôi tình cờ nghe được cuộc đối thoại, tôi nghĩ: “Sao một học viên lại có thể lựa chọn hạng mục như thế? Không phải những hạng mục này được Sư phụ an bài hay sao?

Sư phụ giảng:

“Các đệ tử chuyên tu tu luyện tại các chùa trong tương lai cũng phải vân du nơi người thường.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Vân du rất khó – bạn có nghĩ rằng họ sẽ có cơ hội để lựa chọn cái họ thích hoặc cái họ không thích không?

Sau khi tôi dịch bài, một số bài viết của các bạn đồng tu đã giúp tôi hướng nội. Sư phụ giảng:

“Tôi thường nói với mọi người một tình huống như thế này, chính là khi hai người phát sinh mâu thuẫn, đôi bên tự tìm nguyên nhân xem: Chỗ tôi có vấn đề gì? Bản thân hãy thử tìm xem bản thân mình có vấn đề gì. Nếu người thứ ba nhìn thấy mâu thuẫn giữa hai người họ, thì tôi nói rằng người thứ ba cũng đều không phải là ngẫu nhiên để chư vị nhìn thấy, ngay cả chư vị cũng cần phải nghĩ xem: Vì sao để tôi nhìn thấy mâu thuẫn giữa họ? Có phải bản thân tôi còn có chỗ thiếu sót không? Như vậy mới được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

Do đó khi tôi nghe mọi người nói điều gì đó không dựa trên Pháp, đó là thời điểm tốt để tôi xem xét liệu tôi có chấp trước nào hay không. Liệu tôi có luôn nghĩ đến việc “thích” hay “không thích” hay không? Tôi đã nghĩ về một trải nghiệm trước đây.

Khi đó tôi vừa mới được mời tham gia một hạng mục truyền thông. Tôi đề xuất rằng họ nên viết một bài báo về việc “lạm dụng điện thoại di động ở trẻ em,” nhưng vì một số lý do, bài viết lại không đi theo chiều hướng đó, ngay cả sau khi tôi đã chờ đợi một thời gian dài. Tôi không vui về điều ấy. Sau đó họ mời tôi xem lại một bài báo về bức xạ và điện thoại, tôi nói: “Nội dung không khớp với tiêu đề. Xét về mặt cấu trúc và mạch của bài viết, có rất nhiều chỗ cần sửa. Là một độc giả, tôi cảm thấy tức giận.” Sau đó tôi bắt đầu tự hỏi cơn giận của tôi từ đâu đến.

Lúc đó là trước sáu giờ tối và tôi thấy người biên tập gửi tin nhắn cho tôi để xem tôi đã kiểm tra lại bài viết chưa. Trước đó tôi phát chính niệm, tôi mệt mỏi với suy nghĩ vì sao tôi lại được mời chỉnh sửa bài viết mà tôi không thích. Sau khi phát chính niệm, tôi nhận ra rằng tôi chỉ là một người phê bình/cố vấn, tôi cần phải phối hợp. Tôi vẫn chưa nghiên cứu về độc giả và chưa có một bức tranh tổng thể; sẽ tốt hơn nếu tôi có thể phối hợp một cách vô điều kiện và đưa ra lời khuyên mà không mang theo bất kỳ quan niệm nào. Tôi xem xét lại bài viết lần nữa, thay đổi tiêu đề, bổ sung thêm nội dung và bài viết đã tốt hơn.

Khi một bạn đồng tu gặp nghiệp bệnh

Như tôi đã đề cập bên trên, vị học viên xuất hiện nghiệp bệnh và phản ứng đầu tiên của tôi là: “Tại sao cô ấy không nghe tôi?” Tôi càng dịch thêm nhiều bài viết, tôi lại càng cảm thấy tôi không nên có những suy nghĩ này.

Tôi nên có những suy nghĩ tích cực. Một lần tôi nhìn thấy một học viên đang cầm thứ gì đó và ông phải đưa nó ra xa thì mới đọc được. Tôi cười ông: “Sao ông phải làm như thế?” Ông nói rằng một vài năm trước, ông cũng cười một bạn đồng tu khác khi thấy họ làm như vậy. Sau đó ông nói thêm: “Nếu một người cần đeo kính để đọc, việc đó sẽ biểu hiện ra khi họ 48 tuổi, đó là độ tuổi then chốt.” Năm tôi 48 tuổi, tôi cũng phải để các thứ ra xa và bắt đầu sử dụng kính. Tôi nhận ra rằng đó là vấn đề của tôi: Cười trên nỗi đau của người khác.

Một học viên đã chia sẻ trải nghiệm của cô ấy với tôi. Cô nhìn thấy một học viên bị thứ gì đó giống như chàm ở trên cổ và cô ấy bắt đầu có suy nghĩ tiêu cực về bạn đồng tu đó. Sau đó cô cũng xuất hiện thứ gì đó tương tự ở trên da. Phải mất một thời gian dài thì thứ xuất hiện trên da đó mới biến mất. Nó rất khó chịu và ngứa ngáy, cô ấy đã phải hết sức nhẫn. Vì thế, nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề gì, việc rất quan trọng đối với chúng ta đó là xem tư tưởng của bản thân mình có chính hay không.

Tu luyện là nghiêm túc, và khi một học viên có nghiệp bệnh, chúng ta càng nên hỗ trợ thay vì chỉ trích hay cười nhạo họ. Chúng ta không được có những tư tưởng tiêu cực. Gần đây tôi cũng nhận ra một vấn đề khác: Nếu một học viên hoặc gia đình họ được coi là gia đình kiểu mẫu, hoặc những học viên khác dựa dẫm vào họ quá nhiều, cựu thế lực có thể coi đó như một cái cớ để bức hại họ, bởi vì, trong tu luyện, chúng ta không nên có bất kỳ hình mẫu nào. Tôi cũng chứng kiến những bạn đồng tu rất thân thiết với nhau, nhưng sau đó một trong số họ qua đời. Đó là có chấp trước vào tình.

Điều này cũng giúp tôi có thể hội sâu hơn về tình mà chúng ta có thể nảy sinh trong khi làm các hạng mục Đại Pháp. Chúng ta nên hết sức hỗ trợ, hòa ái để cùng hoàn thành thệ ước nhưng chúng ta nên vứt bỏ tình. Nhiều người mắc sai lầm và thậm chí đi sai đường trong quá trình tu luyện chỉ vì tình, do đó chúng ta cần luôn cảnh giác. Đối với hạng mục này, chúng ta không giống như các nhóm khác có thể gặp mặt nhau. Phần lớn thời gian tôi phải tự tìm hiểu nhiều thứ mà không một ai trong nhóm có thể giúp tôi. Tôi muốn tương tác với mọi người, vì vậy hạng mục này đã giúp tôi tu luyện, vứt bỏ tâm hiển thị của mình.

(Bài chia sẻ tại Pháp hội Minh Huệ 2022)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/4/450223.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/8/204207.html

Đăng ngày 05-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share