Bài viết của Hứa Như
[MINH HUỆ 27-10-2011] Tôi đọc một mẩu tin gần đây và thấy hơi buồn: Ông Tôn Trường Quân, người từng tham gia vào việc chèn phát sóng vào truyền hình cáp ở thành phố Trường Xuân, Trung Quốc một vài năm trước đây, đã bị tống giam hơn chín năm, và có lúc sự tra tấn tàn bạo đã gần như cướp đi mạng sống của ông. Hiện giờ ông cần được giải cứu lập tức để ra khỏi nhà giam. Khi tôi nghĩ về việc tôi có thể làm thế nào để giúp đỡ với tư cách một cá nhân, tim tôi thấy đầy ngưỡng mộ những người đã quả cảm và có dũng khí mạo hiểm cả tính mạng để phát sóng sự thật cho công chúng. Họ đã thay chương trình cáp thường ngày với những tư liệu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại mà nó phải đối mặt ở Trung Quốc; những thông tin mà nhân dân ở nước Trung Hoa Cộng sản có thể chưa từng có cơ hội được biết tới.
Tôi nhớ từng đọc được một câu chuyện nổi tiếng về một người anh trai và em gái đã hy sinh cả mạng sống để phản kháng Chủ nghĩa Phát xít Đức. Tên của họ là Hans Scholl và Shophie Scholl. Hơn sáu mươi năm trước, Hans và Shophie, đã cùng với bốn thanh niên khác, lập nên một hội chống Chủ nghĩa Phát xít Đức mang tên “Hoa hồng trắng”. Họ đã phản đối cuộc chiến tranh và sự cai trị của Chủ nghĩa Phát xít Đức bằng cách phát những tờ rơi chống Chủ nghĩa Phát xít Đức. Tuy nhiên, Hans và Shophie đã bị phát hiện, bị trình báo và kết quả là bị bắt giữ. Bốn ngày sau đó, vào ngày 22 tháng Hai năm 1943, Hans và Sophie bị kết án tử hình và bị chặt đầu ở tuổi còn rất trẻ 25 và 22. Khi họ bước tới máy chém, họ đã hô to: “Tự do muôn năm!” Hành động can đảm của họ đã khiến cho vô số người Đức cảm thấy thẹn thùng và hành động của họ đã làm thức tỉnh nhiều tâm hồn vô cảm.
Một vài tờ rơi mà hội phân phát đã đặt câu hỏi về sự cai trị của Chủ nghĩa Phát xít Đức, một số tờ phơi bày những lời dối trá của Chủ nghĩa Phát xít Đức, một số phơi bày sự thật đáng hổ thẹn về việc tàn sát người Do Thái. Đây cũng là những thông điệp kêu gọi sự thức tỉnh lương tâm của những người Đức đang hành xử một cách vô cảm: “Qua hành xử vô đạm của mình, anh ta đã cho những kẻ tàn ác này cơ hội hành động như những gì họ đang làm…”. Họ khuyến khích người đọc tờ rơi đấu tranh cho “tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và bảo vệ các công dân khỏi hành động độc tài của chính phủ chuyên quyền tội ác”.
Chẳng phải Hans và Sophie không biết về mối nguy hiểm mà họ đang phải đối diện? Tất nhiên, họ có biết. Nếu họ lựa chọn im lặng như nhiều người Đức khác, họ có thể tiếp tục học xong đại học, và sau đó có lẽ sẽ trở thành bác sỹ hoặc giáo sư. Tuy nhiên, vì tự do, họ đã đấu tranh chống lại sự bạo ngược của Chủ nghĩa Phát xít Đức. Sophie đã có lần nói với các bạn cô: “Nhiều người đã bỏ mạng do sự cai trị bạo ngược này, và giờ đây cần phải có những người hy sinh mạng sống để đấu tranh chống lại sự bạo ngược đó.” Họ thật quả cảm không phải vì họ ngây thơ, mà là vì họ biết chính xác họ đang đấu tranh cho cái gì.
Chính vì điều này, Sophie Scholl và anh trai cô đã được người Đức ngày nay kính trọng và xem như những bậc anh hùng. Một vài người từng ngưỡng mộ nhận xét rằng: “Họ đã xây cây cầu dẫn tới một thế giới không có Chủ nghĩa Phát xít Đức.”
Hơn sáu mươi năm sau, vào ngày 05 tháng Ba năm 2002, hãy xem lại những gì đã diễn ra ở Trung Quốc dưới sự cai trị đẫm máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chế độ đã dùng bạo lực tàn bạo trên khắp lãnh thổ Trung Quốc, gần đây nhất là cuộc đàn áp vô liêm sỷ của nó với những người tốt tin vào các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, các học viên Pháp Luân Công.
Một nhóm những học viên Pháp Luân Công tốt bụng ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã bước ra và chèn bộ phim “Vụ tự thiêu hay một vở kịch” và “Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới” vào chương trình truyền hình cáp địa phương. Để xua tan những lời nói dối của chế độ và mang sự thật tới người dân Trung Quốc lục địa, các học viên đã chọn cách chèn phát sóng vào một chương trình truyền hình cáp của chính quyền. Các chương trình giảng chân tướng này đã kéo dài gần năm mươi phút và cho 100.000 người dân ở Trường Xuân biết sự thật về “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” giả dối và những sự thật về Pháp Luân Công. Tín hiệu truyền hình cáp gián đoạn được nhiều hãng truyền thông trên toàn thế giới như BBC, Reuters và AFP tường thuật. Reuters gọi sự kiện đó là “một trong những chống đối cứng cỏi nhất của các thành viên Pháp Luân Công.”
Việc gọi đó là “chống đối cứng cỏi nhất” đã làm cho Giang Trạch Dân, Chủ tịch ĐCSTQ tức giận. Ông ta ra lệnh tất cả những người tham gia “phải bị giết ngay tại chỗ”. Theo báo cáo, khoảng 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt ở Trường Xuân. Trong cuộc công kích đám đông này, ít nhất bảy học viên đã bị sát hại. 15 học viên khác bị kết án tù từ 4 tới 20 năm. Bốn người trong số họ bị tra tấn tới chết và một người bị suy sụp tinh thần do bị tẩy não. Cho tới nay, ông Tôn Trường Quân đã bị cầm tù chín năm. Làm thế nào mà chúng ta có thể không lo lắng cho ông ấy?
Liệu tất cả những người dũng cảm này có biết về sự nguy hiểm mà họ gặp phải không? Tất nhiên họ biết. Họ biết rất rõ về sự nguy hiểm lớn có thể gặp phải khi chèn sóng vào chương trình truyền hình của chính phủ, nhưng họ cảm thấy mình cần phải làm điều đó để nhiều người hơn nữa biết sự thật. Họ biết rằng một khi nhân dân biết sự thật, họ có thể có được lựa chọn đúng đắn giữa thiện và ác, và một lựa chọn như vậy có thể mang lại hy vọng cho tương lai của họ.
Sự hy sinh và những nỗ lực bất khuất của các học viên Pháp Luân Công trong những năm qua đã dựng lên một cây cầu dẫn tới sự thật và hy vọng và giúp cho nhân dân Trung Quốc và toàn thế giới có thể hiểu rõ Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công. Giống như Hans và Shophie Scholl, những người được các thế hệ sau này của Đức kính trọng sâu sắc, tên tuổi của những học viên Pháp Luân Công dũng cảm này sẽ mãi mãi được lưu lại trong lịch sử Trung Quốc và được mọi người kính trọng.
Chúng ta hãy cùng hồi tưởng lại tên của họ: Lương Chấn Hưng, Lưu Thành Quân, Chu Nhuận Quân, Lôi Minh, Tôn Trường Quân, Lưu Hải Ba, và những người khác. Họ đã hy sinh cả mạng sống và bị tống giam vì chúng ta. Chúng ta hãy cùng tiếp sức cho họ và ngừng lãnh đạm; thay vì vậy, hãy đưa cuộc đàn áp của ĐCSTQ tới hồi kết vì công lý.
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/27/他们搭起了通往真相与希望的桥梁-248396.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/1/129144.html
Đăng ngày: 12-11-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên gốc.