Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-12-2022]
Tên: Tống Nại Văn
Tên tiếng Trung: 宋耐文
Giới tính: Nam
Tuổi: 58
Thành phố: Thiên An
Tỉnh: Hà Bắc
Nghề nghiệp: N/A
Ngày mất: 8 tháng 7 năm 2022
Ngày bị bắt gần đây nhất: 22/1/2017
Nơi giam giữ gần đây nhất: Phòng An ninh Quốc gia
Một cư dân ở thành phố Thiên An, tỉnh Hà Bắc, đã buộc phải sống xa nhà để tránh việc sách nhiễu thường xuyên từ chính quyền sau khi đã phải thi hành án 6 năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Sức khỏe của ông đã liên tục xấu đi qua năm tháng và ông đã qua đời ngày 8 tháng 7 năm 2022 ở tuổi 58.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999.
Ông Tống Nại Văn đã từng bị các vấn đề nghiêm trọng về dạ dày và viêm gan B. Ông đã rất yếu và không thể lao động nặng. Không lâu sau khi ông theo tập Pháp Luân Công năm 1998, các bệnh tật của ông đã biến mất và ông bắt đầu bước đi trên con đường tu luyện tinh thần theo chỉ đạo của Chân Thiện Nhẫn.
Bị bắt vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công
Khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông Tống đã không thể hiểu được tại sao chính quyền lại phải đàn áp một môn tu luyện tốt như vậy. Ông đã đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Công, nhưng đã bị bắt và bị đưa trở về đồn cảnh sát ở làng ông.
Cảnh sát trưởng đã đánh ông Tống và cố gắng sốc ông bằng dùi cui điện. Anh ta giữ ông Tống ở đồn cảnh sát trong vài ngày và ra lệnh cho ông làm vệ sinh sân và rửa các xe ô tô cho anh ta.
Một tháng sau khi ông Tống được phóng thích, cảnh sát đã ập đến nhà ông và tịch thu của ông các sách Pháp Luân Công. Vì ông không có bất cứ thứ gì đắt tiền ở nhà nên cảnh sát đã lấy đi cái đèn pin của ông.
Bị tra tấn trong trại tạm giam
Ông Tống lại bị bắt vào ngày 9 tháng 9 năm 1999 và bị đưa đến một trung tâm tẩy não vào ngày hôm sau. Ở đó, ông đã bị đánh đập và bỏ đói. Vì ông chép tay những bài giảng của Pháp Luân Công nên lính canh Bồ Vĩnh Lai đã giẫm lên người ông và quẳng ông lên không trung.
Ông Tống bị chuyển đến trại giam Thiên An. Ông và một số học viên khác đã bị đánh đập và ra lệnh phải từ bỏ Pháp Luân Công. Một tù nhân đã dùng dép tát vào mặt ông và máu của ông bắn tung tóe lên tường. Tù nhân đó tiếp tục đánh đập ông cho đến khi anh ta mệt lả.
Vì ông Tống vẫn từ chối từ bỏ Pháp Luân Công sau 2 tuần, ông đã bị đưa đến trại tạm giam Bắc Nguyên, ở đó các tù nhân cũng bị các lính canh xúi giục để đánh đập ông. Khi họ trở nên kiệt sức, họ dùng thuốc lá để làm bỏng ông Tống và bỏ đói ông. Các lính canh đã ghì ông Tống trên mặt đất và quật vào mông ông bằng thắt lưng da cho đến khi thịt của ông bị rách nát. Ông đã được phóng thích sau 4 tháng.
Ông Tống đã bị bắt giam trở lại ở trại tạm giam thành phố Thiên An vào mùa xuân năm 2000. Các lính canh đã bắt ông và 20 học viên khác bị giam ở đó phải xem các video tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công. Họ cũng bị ra lệnh phải viết các bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Tống kiên quyết rằng ông sẽ không từ bỏ tín ngưỡng của mình và bị tát vào mặt và bị đánh đập hàng ngày.
Không chịu nổi áp lực, vợ ông Tống đã ly dị ông. Ông đã được phóng thích sau 9 tháng.
Bị tra tấn đến nguy kịch tại trung tâm tẩy não
Không lâu sau khi ông Tống trở về nhà, ông lại bị bắt vào tháng 12 năm 2000 và bị đưa đến một trung tâm tẩy não khác. Ông bị bắt phải tập luyện thể dục nặng, bao gồm việc chạy nhiều vòng trong khi phải cõng một túi đựng cát ở trên lưng. Ông cũng bị bắt phải làm những động tác gây sỉ nhục và rửa xe ô tô cho các lính canh. Ông đã xỉu đi vì bị đói, mệt và do trời lạnh.
Do hậu quả của việc bị tra tấn không ngớt, bệnh viêm gan B của ông đã tái phát. Da và mắt của ông trở nên vàng và ông khó có thể giữ thăng bằng trong khi đi lại. Sợ rằng ông có thể chết ở trung tâm tẩy não, các lính canh đã đưa ông đến bệnh viện, và bác sĩ đã từ chối điều trị cho ông vì bệnh của ông quá nặng và ông không có nhiều tiền. Cảnh sát vì thế đã phóng thích ông.
Khi trở về nhà, ông Tống lại tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công và ông đã hồi phục trong vòng 1 tháng mà không phải uống bất cứ thuốc gì.
Sau khi cảnh sát biết về việc hồi phục của ông, họ đã liên tục đến sách nhiễu ông và bắt giam ông một số lần nữa, bao gồm cả một lần tạm giam dài 3 tháng.
Bị sốc bằng dùi cui điện vào vùng kín
Trong khi việc sách nhiễu đã giảm đi sau năm 2003, ông Tống lại bị bắt vào ngày 13 tháng 12 năm 2005 sau khi bị tố cáo vì đi phát các tư liệu về Pháp Luân Công.
Cảnh sát đã ập đến nhà ông và hỏi cung ông về việc các tờ rơi được in ở đâu. Ông giữ im lặng. Để trả thù, cảnh sát đã lột quần của ông ra và sốc vùng kín của ông bằng 2 cái dùi cui điện đồng thời trong nửa giờ đồng hồ. Họ không dừng lại cho đến khi vùng kín bị sưng nặng.
Sau khi ông Tống bị đưa đến trại tạm giam thành phố Thiên An, các tù nhân ở đó đã đánh đập ông hàng ngày, bao gồm cả việc đánh cùi chỏ vào lưng ông, tát vào mặt ông và dùng thắt lưng da quật vào mông ông.
Bị kết án 7 năm tù
Ông Tống đã bị kết án 7 năm tù và bị đưa đến Trại tù Ký Đông vào tháng 10 năm 2006. Lính canh Trịnh Á Quân đã bắt ông phải xem các video bôi nhọ Pháp Luân Công. Vì ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, các lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân không cho ông ngủ và đánh đập ông. Khi họ trở nên mệt vì đánh ông, họ bắt ông phải ngồi xổm hoặc đứng trong nhiều giờ đồng hồ. Không thể chịu đựng được việc bị tra tấn nữa, ông đã buộc phải viết một bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công trái với ý mình. Ông đã bị bắt phải lao động không công trong mấy năm tiếp theo. Ông đã được phóng thích vào ngày 13 tháng 12 năm 2011.
Tiếp tục bị sách nhiễu
Bất chấp những nỗi khổ mà ông Tống đã trải qua, cảnh sát vẫn không để cho ông sống một cuộc sống bình thường. Họ liên tục sách nhiễu ông và đánh đập ông khi ông kiên quyết tu luyện Pháp Luân Công. Ông cũng đã bị ra lệnh phải đến đồn cảnh sát trình diện mỗi tháng một lần.
Để tránh bị sách nhiễu thêm nữa, ông Tống đã phải sống xa nhà và di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Ông lại bị bắt ngày 28 tháng 7 năm 2013 sau khi bị tố cáo là nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Chiếc xe đạp điện mà ông mới mua với giá 2.000 tệ đã bị tịch thu và ông không được cấp giấy biên nhận nào cả.
Ông đã cố gắng giải thích sự thật về Pháp Luân Công nhưng cảnh sát không nghe. Ông bị đưa đến một trại giam, nơi ông đã tuyệt thực để phản đối. Mười lăm ngày sau đó, ông bị chuyển đến một trung tâm tẩy não và bị giam ở đó trong 2 tháng.
Ông Tống bị bắt lần tiếp theo vào ngày 11 tháng 4 năm 2014 trong khi đang ở chỗ làm việc. Cảnh sát đã tát vào mặt ông 6 lần ở trước đám đông. Họ lục soát phòng trọ của ông và lấy đi của ông các quyển sách Pháp Luân Công, 200 tệ tiền mặt, và các tư liệu thông tin. Lần đó ông đã bị giam trong 15 ngày.
Ông Tống lại bị bắt một lần nữa vào tháng 4 năm 2015 sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công tại một khu chợ nông sản địa phương. Nhà ông lại bị lục soát và các quyển sách Pháp Luân Công và ảnh của người sáng lập Pháp Luân Công của ông đã bị tịch thu. Do ông bị huyết áp cao, ông đã được phóng thích không lâu sau đó.
Hai tháng sau đó, vào ngày 12 tháng 6 năm 2015, ông Tống đã gặp phải một cảnh sát mặc thường phục khi ông đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công cũng ở khu chợ nông sản đó. Cảnh sát ập đến nhà ông và lấy đi một bức ảnh của người sáng lập Pháp Luân Công. Vì ông vẫn bị huyết áp cao nên ông được miễn giam giữ.
Vào ngày 18 tháng 6 năm 2015, ông Tống đã nộp một đơn kiện hình sự đối với Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Ông viết trong đơn kiện, “Tội ác của Giang đã làm hại gia đình tôi và tôi. Để bảo vệ quyền hợp hiến của tôi về tự do tín ngưỡng, để nhiều người hơn nữa biết về sự thật của cuộc đàn áp, và để ngăn đất nước Trung Quốc lao xuống vực thẳm về đạo đức, tôi kiện Giang Trạch Dân và yêu cầu rằng ông ta phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà ông ta đã gây ra.”
Để trả thù đối với đơn kiện hình sự của ông Tống, cảnh sát đã bắt ông 3 lần từ tháng 7 đến tháng 8 năm đó và giam giữ ông một vài tiếng mỗi lần.
Ông Tống bị bắt lần cuối cùng vào ngày 22 tháng 1 năm 2017. Cảnh sát đã giữ ông, tuyên bố rằng ông cần phải khám sức khỏe. Trái với ý ông, họ đã chụp ảnh ông trong khi giữ một tấm biển với tên ông ở trên đó và lấy dấu vân tay của ông. Cảnh sát đã cố gắng lấy mẫu máu của ông nhưng ông không cho họ làm. Do ông bị huyết áp cao, trại tạm giam đã từ chối tiếp nhận ông và ông được phóng thích vào buổi tối.
Việc bức hại không ngừng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của ông Tống. Ông đã bị đột quỵ và bắt đầu bị các vấn đề về vận động. Ông đã bị ngã vào năm 2020 và sau đó trở nên bị mất năng lực. Sau khi bị nằm liệt giường trong 2 năm, ông đã qua đời vào ngày 18 tháng 7 năm 2022.
Báo cáo liên quan:
Practitioners and Family Members in Qian’an City Pressured for Suing Jiang Zemin
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/5/452736.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/9/205101.html
Đăng ngày 13-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.