Bài viết của Hà Bình, phóng viên Minh Huệ tại Stockholm

[MINH HUỆ 24-01-2023] “Các bạn thật vất vả! Ở Trung Quốc, tôi cũng làm vậy”, đó là lời của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ đến từ Trung Quốc nói với một học viên Thụy Điển trước Bảo tàng Giải thưởng Nobel ở Stockholm.

Ngày 21 tháng 1 năm 2023, các học viên ở Thụy Điển đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với công chúng và phổ biến cho họ về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên. Mọi người kinh hoàng khi biết về tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống.

5a22429ec1e50b10bd30f96eccee39b0.jpg

Các học viên tổ chức sự kiện trước Bảo tàng Giải thưởng Nobel hôm 21 tháng 1 năm 2023

2923e8ac566d26b412502e639936c7a1.jpg

36f80f146565920322443484452fe388.jpg

e63d735740cf1801b33e72a0f09c7785.jpg

e36caa1bfe1b15295605e81ed06d0c8a.jpg

Các học viên phổ biến cho người qua đường về Pháp Luân Đại Pháp

15ebe1558de783c06c7e871d94514497.jpg

b3652d47d2603c499bb5c85760a1b01f.jpg

Mọi người đọc thông tin về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại ở Trung Quốc

Học viên trẻ đến từ Trung Quốc cho biết anh sang Thụy Điển công tác và anh hạnh phúc vì ngạc nhiên khi thấy hoạt động của các học viên Thụy Điển tại Stockholm. Anh chia sẻ: “Nhiều người thân của tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong đó ba người đã bị cầm tù và bức hại.”

Ba phụ nữ trẻ đến từ Kalmar kinh hoàng trước tội ác của ĐCSTQ khi thu hoạch nội tạng từ các học viên trong khi họ vẫn còn sống. Một phụ nữ cho hay: “Tôi tin là có chuyện đó! Tôi biết ĐCSTQ bức hại người Hồi giáo như thế nào, thật thảm khốc!” Cả ba đã ký bản kiến nghị để chấm dứt cuộc bức hại. Họ thán phục trước nỗ lực của các học viên nhằm phơi bày tội ác của ĐCSTQ.

dd25017883d5b0d8f428571ba4d09111.jpg

Bà phụ nữ trẻ từ Kalmar ký bản kiến nghị

6feffc2573d6f22a8bc99d3f9a6a27cb.jpg

Một nhóm nam thanh niên học các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp

623914abe30e8024c692fd392ca485d1.jpg

Một cặp đôi trẻ từ Ba Lan bày tỏ sự đồng cảm với những người bị bức hại

Một nhóm người từ Lithuania đã đến đọc bảng trưng bày, trong đó một người biết tiếng Anh đã tìm hiểu thêm qua một học viên và dịch lại cho cả nhóm. Tất cả mọi người trong nhóm của cô đã ký bản kiến nghị.

Nhiều người tỏ ra rất quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp. Một số người đã học các bài công pháp ngay tại sự kiện.

6bbffa0bb587b006e0532e200d9e0282.jpg

Các học viên chúc mừng năm mới Sư phụ Lý

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ bức hại môn này?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 23 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/24/456017.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/26/207057.html

Đăng ngày 28-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share