Bài một học viên Đại Pháp ở Israel
[MINH HUỆ 22/10/2011] “Chỉ có thể nói một từ, Tuyệt vời!” một khách tham quan viết trong sổ phát biểu cảm tưởng về cuộc triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn được tổ chức tại Modi’in, Israel. Sổ cảm tưởng chứa đựng đầy trải nghiệm cá nhân của những cư dân trong thành phố và vùng lân cận, và nhiều trẻ em, vốn rất cảm động trước cuộc triển lãm.
Học sinh xem cuộc triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn
Hội trường triển lãm toạ lạc tại Trung tâm Thương mại của Modi’in, nơi mà nhiều người đến để mua bán, thưởng thức các món ăn, hay đi dạo. Cuộc triển lãm kéo dài trong khoảng một tháng và mở cửa cho công chúng trong suốt buổi tối. Những học viên Pháp Luân Đại Pháp từ khắp nơi trong nước đến nói chuyện với khách tham quan về những tác phẩm nghệ thuật này, về việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn tại Trung quốc. Đôi khi, lời giải thích cũng không cần thiết, vì những tác phẩm nghệ thuật này tự nó cũng nói lên được và làm cho khách tham quan rất thích thú và cảm động.
Trong suốt ngày đầu tiên của cuộc triển lãm, một bài viết được đăng trên tờ báo địa phương, The City of Modi’in. Tác giả, Amali Shneweld, viết về ấn tượng của cô: “Câu chuyện đau lòng của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp là một trong những câu chuyện hiếm gặp vì rõ như ban ngày ai là người tốt và ai là kẻ ác; hay, nói rõ hơn, ai là người tốt và ai là kẻ sát nhân”. Trên thực tế, những bức tranh, một mặt, diễn tả được hoàn cảnh vô cùng nguy khốn mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung quốc đang gánh chịu, và sự tàn bạo và ác độc mà họ đang phải đối mặt dưới bàn tay của chế độ Cộng sản Trung Quốc, và mặt khác, nó thể hiện được vẻ đẹp và sức mạnh của tinh thần nhân văn – con người không thể từ bỏ niềm tin hay tín ngưỡng vào những điều tốt đẹp và có đạo đức.
Một khách tham quan, 10 tuổi, viết “Nơi này làm cho bạn cảm thấy rằng việc bạn tin vào những tín ngưỡng của mình là đúng. Những bức tranh truyền cho chúng ta một thông điệp quan trọng và sâu sắc”. Có nhiều trẻ em tại Modi’in, và rất nhiều em đến thăm quan cuộc triển lãm tại khu thương mại. Một số trẻ em lúc đầu hơi miễn cưỡng xem những cảnh tượng mô tả trong những bức tranh, nhưng lại trở lại xem vài lần nữa sau khi được biết những sự thật và có thể thấy được vẻ đẹp mà những bức tranh thể hiện. Một số các em nói rằng các em cảm thấy rất thoải mái khi ở nơi triển lãm. Một cậu bé 11 tuổi viết trong sổ cảm tưởng “Cuộc triển lãm rất tốt, rất thú vị và vượt quá sự mong đợi. Những bức tranh rất đẹp, lời chú giải rất hay, và nghệ sĩ thật tài năng. Nó rất sâu sắc”. Có một ngày, một nhóm bé trai tuổi chừng 9 hay 10 tuổi tiến đến bức tranh “Hoà hợp” (trong đó, người nghệ sĩ vẽ một học viên đang tập thiền) và lập tức các em đều ngồi xuống nền nhà cũng trong tư thế đó! Một lát sau, hầu hết các em đều đứng lên, nhưng một bé trai vẫn tiếp tục ngồi thêm mấy phút với hai mắt nhắm lại, hai tay giang ra, tại trung tâm của phòng triển lãm.
Trong suốt cuộc triển lãm này, một vài nhóm học sinh từ các trường trung học trong thành phố cũng được mời đến “nghe nói chuyện về cuộc triển lãm”. Những học sinh này không những được tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tại Trung Quốc, mà còn học được cách dùng màu sắc, ánh sáng, và kỹ thuật vẽ tả thực, cũng như những biểu tượng lặp lại nhiều lần trong nhiều bức tranh, như là hoa sen và chữ vạn cổ xưa. Một số học sinh lớp lớn vừa mới trở về sau cuộc thăm quan những trại tập trung tại Ba lan, và biết được những nỗ lực của các học viên đang chống lại cuộc bức hại tại Trung Quốc làm họ rất cảm động. Sau khi xem xong cuộc triển lãm, các học sinh lớp 10 ngồi lặng đi, không nói lên lời. Một trong những học sinh học về nghệ thuật viết “Cuộc triển lãm rất độc đáo! Thông điệp nên được phổ truyền trên toàn thế giới”. Sau đó các em lại trở lại phòng triển lãm vào buổi tối cùng với gia đình.
Mỗi buổi tối, những khách tham quan lần đầu tiên biết về cuộc bức hại không thể hiểu được hết tại sao những việc ghê sợ như thế lại có thể xảy ra trong thế giới hiện tại, và tại sao người ta lại im lặng về vấn đề này. Một vị khách viết, “Thật khó để hiểu về việc sát hại những người vô tội, mang tín ngưỡng này. Tại sao lại phải sợ những người muốn sống hạnh phúc và tự do?… Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn và mọi người sẽ sống trong hoà bình”.
Cuộc triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn là một cơ hội tuyệt với để hiểu một cách thật sự lòng can đảm và tốt bụng của các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung quốc. Có một người viết, “Bóng tối không thể thay được bóng tối, chỉ có ánh sáng. Thù hận không thể thay đổi thù hận, chỉ có tình thương. Những bức tranh tuyệt đẹp. Cầu xin sức mạnh của vũ trụ gia trì cho các học viên”. Một vị khách khác viết những lời tương tự, “Cuộc triển lãm vừa đau lòng lại vừa mang tính khích lệ. Cuộc chiến đấu giữa những người con của Bóng tối và Ánh sáng, nhưng cuối cùng Ánh sáng sẽ thắng. Mỗi một người là một chút ánh sáng và tất cả chúng ta hợp lại sẽ là Ánh sáng mạnh”.
“Cuộc triển lãm là một trải nghiệm mạnh mẽ và mang “Chân-Thiện-Nhẫn” đến với đời sống hằng ngày của chúng ta. Xin cảm ơn đã cho tôi được dừng lại nơi này trong giây phút này,” một vị khách viết.
Nhờ cuộc triển lãm, cư dân tại thành phố đã bày tỏ niềm yêu thích với Pháp Luân Đại Pháp, một số người đến để học những bài động tác và môn tu luyện này. Một trường trung học tại thành phố đã đề nghị các học viên đến dạy những bài động tác cho học sinh. Việc này đã được đưa vào kế hoạch cho tháng tới.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/22/128913.html
Đăng ngày 29-10-2011: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản