Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-08-2022]

Hai cư dân ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã bị đưa ra xét xử vào ngày 12/08/2022 vì tín ngưỡng vào Pháp Luân Công. Bất chấp việc bà Vương Kim Phong phản đối, thẩm phán vẫn sắp xếp một phiên xử trực tuyến thay vì trực tiếp và ra lệnh cho bà Vương và bà Lý Phụng Chi kết nối với phòng xét xử thông qua một điện thoại di động. Một thành viên của gia đình bà Vương đã bị cấm đại diện cho bà như là một người bảo vệ không phải là luật sư.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999.

c1618ba5c4cb51f464cd6c28890efde9.jpg

Bà Vương Kim Phong

2c7af9e1bfb78ce71847ae04545e76d4.jpg

Bà Lý Phụng Chi

Bà Vương, 64 tuổi, và bà Lý, 67 tuổi, bị bắt vào ngày 19 tháng 2 năm 2022. Việc bắt giữ họ được phê duyệt vào ngày 23 tháng 3 và họ bị truy tố vào ngày 13 tháng 6.

Bị tước đoạt quyền được đại diện pháp lý của gia đình

Một tháng sau khi hai học viên bị truy tố, người nhà bà Vương là bà Tú (biệt danh) đã xin được đại diện cho bà. Bà Tú cũng yêu cầu được xem tài liệu về trường hợp của bà Vương và được vào thăm bà.

Thẩm phán Khương Nãi không phản hồi cho bà Tú cho đến một vài ngày trước lịch xét xử vào 12 tháng 8. Ông ta đã không cho bà Tú được đại diện cho bà Vương và nói rằng bà có thể chia sẻ lập luận bào chữa của bà với ông ở ngoài lề nhưng không phải là trong phiên xét xử.

Thẩm phán này đã nhấn mạnh rằng bà Tú không được phép lý luận với ông ta là cuộc đàn áp có hợp pháp hay không. “Thật vô dụng nếu bà muốn nói về những điều đó,” ông ta nói.

Sau đó bà Tú hỏi thẩm phán, “Tôi có thể hỏi công tố viên là liệu ông ấy đã có bất cứ bằng chứng nào để chứng minh cho tuyên bố rằng Pháp Luân Công là một tà giáo không?” Thẩm phán ngừng một lát và nói, “Điều này cũng như việc nói về việc là cuộc đàn áp có hợp pháp hay không. Tôi sẽ không thảo luận điều đó với bà.” Ông ta quay đầu và sau đó bỏ đi.

Bị buộc xét xử trực tuyến

Không lâu sau khi bị truy tố, bà Vương cũng đã gửi thư cho thẩm phán nói rằng bà từ chối bị xét xử trực tuyến. Bà lập luận rằng theo luật pháp Trung Quốc, thẩm phán nên tôn trọng sự lựa chọn của bị cáo về hình thức xét xử. Nếu bị cáo không đồng ý với việc xét xử trực tuyến thì thẩm phán không nên cưỡng ép thực hiện.

Bất chấp việc phản đối của bà Vương, thẩm phán vẫn ra lệnh xét xử trực tuyến. Tòa án phải mất gần 50 phút mới thiết lập xong thiết bị. Trong khoảng thời gian đó, tại Trại tạm giam số 1 Thành phố Thẩm Dương, bà Vương và bà Lý chỉ được cấp một chiếc điện thoại di động để kết nối với phòng xét xử, và có rất nhiều vấn đề về kết nối trong khi xử.

Gia đình bà Vương sau đó được biết rằng ngoài tòa án ra thì trại tạm giam cũng đóng một vai trò trong việc bắt các học viên phải xét xử trực tuyến.

Khi bắt đầu phiên xử, công tố viên Phác Vân Tĩnh đọc bản cáo trạng, nhưng cả hai học viên đều không thể nghe thấy rõ ràng. Thẩm phán đề nghị Phác đọc lại. Phác đọc lại một vài đoạn và hỏi là các học viên lần này có nghe thấy không. Cả hai vẫn trả lời là không. Phác quát họ, “Các bà giả vờ không nghe thấy à?”

Luật sư do thẩm phán chỉ định

Sau khi thẩm phán từ chối cho bà Tú bảo vệ bà Vương tại tòa, bà đã nhiều lần truyền đạt đến thẩm phán là bà không muốn được đại diện bởi luật sư do tòa chỉ định, vốn đã được chỉ đạo thay mặt bà nhận tội.

Khi gia đình bà Vương gọi cho Cát Lập Đan, trưởng ban hình sự của tòa, để hỏi về việc đại diên pháp luật của bà, Cát trả lời: “Chúng tôi đã sắp xếp một luật sư cho các vị. Chẳng phải tốt hơn và chuyên nghiệp hơn việc các vị tự bào chữa hay sao?” Sau đó bà ta cúp máy với cái cớ là bà ta phải tham dự một cuộc họp.

Trước khi phiên xử trực tuyến bắt đầu vào ngày 12 tháng 8, bà Vương lại nói với thẩm phán Khương rằng bà không muốn luật sư do tòa chỉ định. Bà cũng hỏi thẩm phán rằng người bào chữa của gia đình bà là bà Tú đang ở đâu. Thẩm phán không trực tiếp trả lời câu hỏi của bà, nhưng nói rằng ông ta sẽ cho phép bà ấy nói sau.

Luật sư do tòa chỉ định, Ngọc Kiều, vẫn có mặt để đại diện cho bà Vương, trong khi bà Tú chỉ có thể ngồi ở dãy cho người tham dự phiên tòa. Ngọc vẫn im lặng trong hầu hết thời gian xét xử và chỉ nói một câu rằng bà ta không có bất cứ phản đối nào đối với cáo buộc mà cảnh sát và công tố viên đề nghị.

Trong giai đoạn đối chiếu, không có nhân chứng nào có mặt ở tòa, và công tố viên cũng không đưa ra được bất cứ bằng chứng thực sự nào. Ông ta chỉ đọc số lượng tư liệu về Pháp Luân Công mà họ tịch thu của các học viên và những tư liệu đó là gì, và sau đó hỏi các học viên xác nhận là những tư liệu đó có phải là của họ không.

Bà Vương đã chất vấn về lượng tư liệu được dùng như bằng chứng truy tố và yêu cầu rằng công tố viên kiểm tra ngay tại tòa. Thẩm phán đã phớt lờ yêu cầu của bà và chỉ nói, “Tôi biết rằng bà đã có các câu hỏi về số lượng bằng chứng.”

Khi bà Vương điều trần để tự bào chữa, bà nói rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện coi trọng đức hạnh và dạy mọi người làm người tốt bằng cách sống theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Bà nói rằng bà có quyền tự do tín ngưỡng tu luyện Pháp Luân Công và rằng không có luật nào coi Pháp Luân Công là phạm pháp ở Trung Quốc. Bà hối thúc thẩm phán không tuân theo chính quyền cộng sản Trung Quốc trong việc bức hại những người tốt và đưa ra một quyết định đúng đắn.

Thông tin liên hệ của những thủ phạm bức hại:

Tôn Hạo, chánh án Tòa án quận Ngọc Hồng: +86-24-85839996

Khương Nãi, thẩm phán Tòa án quận Ngọc Hồng: +86-24-85839801

Phác Vân Tĩnh, công tố viên Viện kiểm sát quận Ngọc Hồng: +86-24-85837622

Trương Vĩnh Hàng, phó bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp thành phố Thẩm Dương: +86-24-22829716

(Thông tin liên hệ của những thủ phạm khác có trong bài gốc tiếng Trung).

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/21/447916.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/25/202947.html

Đăng ngày 09-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share