Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-10-2022] Hiện nay đã tiếp cận bước cuối cùng của tu luyện Chính Pháp, việc giúp thế nhân thức tỉnh minh bạch chân tướng ngày càng trở nên cấp bách. Nhưng điều này cũng đòi hỏi cơ sở tu luyện vững chắc mới có thể tiếp tục tiến về phía trước, nếu không thì sẽ tuột lại phía sau.

Tôi tu luyện tâm tính không thiết thực, và đó là một trở ngại ngăn tôi tiến về phía trước. Dưới đây tôi nêu ra một vài ví dụ bản thân khắc phục chướng ngại này như thế nào.

1. Tu tâm: Không được tiêu cực khi bị phê bình

Khi phát hiện bản thân có nhiều chỗ thiếu sót, tôi đã nản lòng và phủ nhận chính mình. Đồng tu chỉ ra cho tôi đây là biểu hiện từ cực đoan này chạy sang cực đoan khác. Sau đó, tôi nhận ra, kỳ thực nền tảng của tu luyện là tích lũy từng chút từng chút, trong quá trình đó cần suy xét thật nhiều, cần làm theo yêu cầu của Đại Pháp mới có thể đề cao tâm tính về thực chất, chứ không phải đề cao dựa trên đúng-sai. Khi gặp mâu thuẫn, bản thân chỗ nào làm chưa đủ và bị người khác phê bình, trước hết không được động tâm, cần bảo trì thiện đãi người khác, quy chính chỗ thiếu sót là được rồi.

Nhiều khi người phê bình là đứng tại quan niệm của bản thân mà đo lường tốt xấu. Ví dụ, vì một số lý do nên tôi đã đến giúp việc ở nhà họ hàng ở bên hải ngoại. Ban đầu, do tôi không biết phơi quần áo nên đã bị người ta phê bình. Sau đó, tôi giải thích rằng địa phương tôi sống không có phơi quần áo, người ta đều dùng máy sấy, người họ hàng mới hiểu ra và tôi cũng học được cách phơi quần áo. Trong đoạn thời gian đó, nhiều chỗ thiếu sót về cách sống của tôi cũng được phơi bày và tôi đã bị phê bình rất nhiều. Mới đầu, tôi còn thấy chán nản, vì hầu như người tu luyện không giống với người thường; nhưng khi tôi giữ vững tâm tính, quy chính thiếu sót của mình, thì quan này cũng qua. Quá trình này cũng khiến họ hàng tôi nhận ra bản thân họ cũng có quan niệm, đồng thời đặt nền tảng chính diện để tôi giảng chân tướng Đại Pháp và chân tướng về cuộc bức hại cho họ. Trong tu luyện cũng thể hiện ra đúng-sai không quan trọng, mà điều quan trọng là người tu luyện làm thế nào giữ vững tâm tính, làm thế nào khoan dung và buông bỏ tự ngã, quy chính chỗ thiếu sót của bản thân, tiến về phía trước.

2. Tu tâm: “Buông lỏng trong cuộc sống” chính là “buông lỏng đối với tu luyện”

Sư phụ giảng:

”Trên thực tế, cuộc sống của đệ tử Đại Pháp và sự tu luyện là tựa như một mắt xích cùng với một mắt xích gắn chặt với nhau; mọi người buông lỏng với tự mình, trên thực tế chính là buông lỏng tu luyện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

“Buông lỏng trong cuộc sống” chính là “buông lỏng đối với tu luyện”, tôi ngộ ra đây là mấu chốt cần đột phá trong tu luyện của mình. Tôi luôn giữ niệm đầu là “mình bận rộn cả ngày rồi, muốn nghỉ ngơi sớm chút”, cuối tuần cũng muốn buông lỏng một chút. Xem ra không sao, nhưng kỳ thực là một người tu luyện, nếu có thể vứt bỏ niệm đầu “buông lỏng” này đi, nếu có thể tranh thủ học hỏi kỹ năng mới, làm thêm một số việc thường ngày không có thời gian để làm, nhằm để nâng cao hiệu suất hàng ngày của công tác Đại Pháp, thì chẳng phải chúng ta sẽ tận dụng thời gian tốt hơn nữa sao?

Càng đến cuối cùng, tôi nghĩ thách thức của tu luyện chuyển từ “mâu thuẫn giữa người và người” sang phương diện làm thế nào để phó xuất nhiều hơn, nâng cao hiệu suất, đề cao năng lực; bởi vì còn có rất nhiều việc cần làm, nó cũng yêu cầu học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới. Do đó, vứt bỏ niệm đầu “buông lỏng” kỳ thực chính là trừ bỏ tâm an dật. Tâm an dật là thứ cần phải khắc phục.

3. Tu tâm: Trút bỏ hết “kinh nghiệm” của bản thân mới có thể học hỏi những điều mới mẻ

Khi tôi làm việc cùng đồng tu, thường xuyên thể hiện ra bản thân ôm giữ rất nhiều quan niệm tư tưởng của con người. Ví như, khi muốn làm thành một việc gì đó, niệm đầu tiên thường là bài xích ý kiến của người khác (bản thân tôi không nhận ra điểm này). Hiện tại, tôi đã học được cách nghe nhiều nói ít khi làm việc cùng đồng tu, không nên có tâm thái tự cho mình là đúng; nếu có khác biệt về ý kiến thì tôi cần vứt bỏ “kinh nghiệm” của bản thân.

Chúng ta đều đến từ những thiên thể khác nhau, có suy nghĩ khác nhau là điều rất bình thường. Kỳ thực, đây chẳng phải là vấn đề về phương pháp sao? Sử dụng phương pháp của ai đều giống nhau cả thôi. Chỉ cần chúng ta cố gắng nhất trí về phương hướng và kết quả nhất trí là được. Vứt bỏ “kinh nghiệm” của bản thân không khiến bản thân chúng ta mất đi giá trị, mà đó là một quá trình mở rộng dung lượng. Đổ bỏ những thứ dơ bẩn trong chiếc bình, tư tưởng trái ngược sẽ ít hơn, như vậy mới có thể học hỏi những điều mới mẻ, phối hợp sẽ càng tốt hơn.

4. Giảng chân tướng: Không thể lơi là giảng chân tướng cơ bản

Tôi không biết nhiều về tình huống ở Trung Quốc Đại lục, vả lại ĐCSTQ giở nhiều chiêu trò trên bề mặt, nó khiến tôi cảm thấy khó khăn khi vạch trần lời nói dối của ĐCSTQ. Gần đây, thực tiễn đã chứng minh, chân tướng cơ bản (ví như “dàn dựng tự thiêu”, “dàn dựng 1.400 cái chết”) là vũ khí lợi hại để vạch trần ĐCSTQ.

Tôi không thường xuyên ở cạnh cha mẹ, không có cơ hội trò chuyện hàng ngày với họ. Nhưng tôi biết, cha tôi thường xuyên nghe bình luận thời sự, hàng ngày hễ có thời gian rảnh, thì ông sẽ lên máy tính bảng đọc tin tức và nghe đài bình luận. Những bình luận đó thật ra có đủ loại, nào là xách động Hoa kiều hải ngoại nhiệt tình “yêu nước”, Trung Quốc đều tốt, nước Mỹ không tốt v.v. Tôi nên làm sao để vạch trần những giả tướng và dối trá này?

Tôi nhớ lại thời kỳ bức hại, chân tướng về “dàn dựng tự thiêu” đã khiến tôi bị sốc. Vì tôi không lớn lên trong hoàn cảnh xã hội của ĐCSTQ, không thể nghĩ ra chính phủ của một quốc gia lại có thể hao tâm tổn sức bố trí một màn lừa đảo to lớn để lừa gạt người dân, do đó “dàn dựng tự thiêu” đã mở đầu nhận thức của tôi về bản chất lừa đảo của ĐCSTQ. Tôi cũng quyết định dùng nó làm chỗ đột phá để giảng chân tướng cho cha mẹ. Kết quả là, hiệu quả giảng chân tướng cơ bản cho cha mẹ rất chính diện, cho nên tôi có nhận thức minh xác rằng cần phải tiếp tục giảng chân tướng cơ bản. Thời kỳ đầu của bức hại, ĐCSTQ ngụy tạo trăm chỗ sơ hở, trong nhiều năm qua, tài liệu chân tướng của chúng ta cũng rất toàn diện và phong phú. Chúng ta nên bỏ công phu vạch trần một đặc điểm trọng yếu là “giả” trong “giả, ác, đấu” của ĐCSTQ, hoán tỉnh thiện tính của con người.

Thời gian hữu hạn, tạm thời tôi chia sẻ đến đây. Nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong quý đồng tu từ bi chỉ chính. Hợp thập.

(Bài chia sẻ tại Pháp hội Minh Huệ)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/10/6/【法會交流】對錯不重要-重在糾正自己-450241.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/15/204311.html

Đăng ngày 07-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share