Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-09-2022] Con kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các đồng tu!

Năm nay, khi nhận được thông báo Pháp hội Minh Huệ sẽ được tổ chức ở địa phương trong bốn tuần tới, ý niệm đầu tiên của tôi chính là muốn được đóng góp mặc dù không biết phải bắt đầu như thế nào. Đó là mặt tích cực, nhưng đồng thời tôi cũng thấy xuất hiện những ý niệm tiêu cực như do dự và nổi tâm phàn nàn, lo không biết các đồng tu trong nhóm tôi sẽ phản ứng như thế nào khi biết thời gian chuẩn bị gấp gáp như vậy và nhiều suy nghĩ khác nữa. Nhưng tôi chợt nhớ đến Pháp của Sư phụ:

“Chư vị về nhà cũng lấy bút viết mấy chữ, chữ dù đẹp hay xấu, [đều] có công!” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Bỗng nhiên, trong đầu tôi xuất ra một niệm khác, bảo tôi tĩnh tâm ngồi xuống và bắt đầu viết, đừng chấp trước vào kết quả, cứ cố gắng hết sức để viết tốt là được, cố gắng viên dung, lặng lẽ hoàn thiện yêu cầu của người điều phối của tổng bộ, dùng tâm chân thành để viết bài chia sẻ.

Dưới đây là chia sẻ về quá trình tu luyện của bản thân tôi khi điều phối hạng mục Minh Huệ.

Nâng cao nhận thức về hạng mục Minh Huệ

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2000 và bắt đầu tham gia hạng mục Minh Huệ địa phương tầm năm 2003 với vai trò biên dịch. Hồi mới tham gia, tôi chưa hoàn toàn hiểu rõ sứ mệnh thần thánh của hạng mục Minh Huệ, nhưng tôi rất vui vì được tham gia, một chút cảm giác nhàm chán cũng không có, tôi cũng không nghĩ gì nhiều tại sao ngày nào cũng làm việc này, mà chỉ cảm thấy dịch bài Minh Huệ giúp tâm tôi được tịnh hóa rất nhiều, khiến nội tâm tôi tĩnh lặng. Hơn nữa, trong quá trình đó, tôi đã bắt đầu học cách hướng nội.

Dần dần, tôi càng ngày càng hiểu rõ hạng mục Minh Huệ là để giảng thanh chân tướng, kiềm chế và chấm dứt cuộc bức hại, đồng thời khởi tác dụng cứu độ nhiều chúng sinh. Ngoài ra, Minh Huệ còn là cửa sổ giao lưu chính giữa các học viên trong và ngoài Trung Quốc đại lục. Xem các bài đăng trên Minh Huệ có thể giúp các đồng tu “tỉ học tỉ tu” (Thực tu, Hồng Ngâm), có tác dụng giúp các đồng tu hỗ trợ, khích lệ nhau vượt qua khó nạn, từ đó càng thêm tinh tấn.

Sư phụ giảng:

“Nhất là trong tình huống khó khăn nhất của đệ tử Đại Pháp, cần nghe thấy âm thanh nhất, (Sư phụ cảm động ra mặt) thì có một Minh Huệ Net này thôi, mọi người nghĩ xem, việc ấy thật xuất sắc nhường nào? Nhất định phải trân quý!” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Tôi lập tức ngộ ra rằng có thể tham gia hạng mục này thật vinh hạnh nhường nào, cho dù những việc tôi làm nhiều ít thế nào, hết thảy đều là hồng ân hạo đãng của Sư phụ cấp cơ duyên tu luyện cho đệ tử Đại Pháp.

Vì mục tiêu cần đạt được rất lớn và cao cả, thông qua học Pháp, tôi ngày càng minh bạch tầm quan trọng của việc tu tốt bản thân, bởi như vậy mới có thể thực hiện tốt sứ mệnh cứu độ chúng sinh thông qua hạng mục Minh Huệ.

Đề cao tâm tính trong quá trình thực thi trách nhiệm điều phối

Trong quá trình tham gia hạng mục Minh Huệ, dần dần, tôi được giao trách nhiệm lớn hơn. Bắt đầu từ vị trí dịch giả, đến biên tập viên. Từ năm 2010, tôi trở thành đầu mối giữa Minh Huệ địa phương với Minh Huệ Đa ngữ. Sau đó, tôi trở thành người điều phối địa phương, tiếp quản vị trí của người điều phối mới từ chức lúc đó.

Nhìn bề mặt, có rất nhiều tình huống thúc đẩy tôi đảm nhận trách nhiệm này một cách tự nhiên như đồng tu khác đều không nguyện ý làm, thiếu nguồn lực, hoặc áp lực từ đồng tu trong nhóm. Từ khi được giao trách nhiệm lớn hơn, quá trình làm việc trên thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ, tôi thường thấy miễn cưỡng, thậm chí cự tuyệt hoặc chuyển trách nhiệm sang cho người khác. Tuy nhiên, sau một thời gian, trách nhiệm đã thoái thác ấy lại quay về chỗ tôi. Khi đó, tôi mới nhận ra tôi được giao phó trách nhiệm lớn hơn không phải vì tôi có năng lực hơn các đồng tu khác trong nhóm, mà vì đó chính là thệ ước tiền sử của tôi.

Trước khi tu luyện, tôi thuộc diện có ngộ tính kém. Tu luyện bao nhiêu năm như vậy, mà tự ngã của tôi vẫn chiếm thế chủ đạo. Sư phụ muốn dẫn dắt chúng ta tiến lên phía trước, chúng ta lại muốn an dật, giậm chân tại chỗ.

Tóm lại, cái tâm tự tư này là chướng ngại cực lớn can nhiễu việc tôi đảm nhận trách nhiệm điều phối, là chấp trước tôi phải thanh trừ. Tâm tự tư này chính là nguyên nhân khiến tôi không ngừng tìm cầu sự thoải mái. Sau một thời gian cố gắng, tôi lại thường xuyên xuất hiện tâm tự mãn, không muốn chịu khổ, quên mất rằng thời gian và cơ hội cứu độ chúng sinh và đề cao tâm tính không còn nhiều nữa.

Sư phụ giảng:

“Điểm yêu cầu chủ yếu mà tôi đề xuất là: mong rằng mọi người từ nay trở đi trong quá trình tu luyện, hãy thật sự coi mình là người luyện công, tiếp tục tu luyện một cách chân chính. Tôi mong rằng các học viên mới và cũ đều có thể tu luyện trong Đại Pháp, đều có thể công thành viên mãn! Mong rằng mọi người về nhà hãy tranh thủ thời gian để thực tu.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Đoạn Pháp này của Sư phụ nhắc nhở tôi không được tự mãn, không được buông lơi trong những cám dỗ của xã hội người thường. Đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn, theo Sư phụ trở về nhà, đó mới là điều Sư phụ muốn, đó chẳng phải cũng là nguyện vọng đương sơ của chúng ta khi hạ thế sao?

Chúng ta ngồi tại Pháp hội này, đều là trong hạng mục Minh Huệ, cùng kết thánh duyên, thực hiện sứ mệnh mà Sư phụ giao phó cho chúng ta. Một hạng mục cần sự phối hợp tập thể như vậy chỉ có thể thành công khi mỗi từng học viên tham dự đều làm tốt trách nhiệm của mình và không buông lơi. Đoạn Pháp trên của Sư phụ khiến tôi nhận ra mình đã không tận lực chiểu theo yêu cầu của Sư phụ, lại còn ôm giữ nhân tâm này.

Sau khi nhận ra, tôi bắt đầu thanh trừ tâm tự tư này. Sau này, tôi nhận thấy dung lượng tâm tôi tự động khuếch đại không ngừng. Điều này có quan hệ trực tiếp với từng tầng từng tầng chấp trước buông bỏ được. Năng lực nâng cao là điều quan trọng để có thể đảm nhận trách nhiệm lớn hơn. Tôi cần phải dung nhẫn hơn và có thể nghe chỉ trích, đề xuất, cũng như những ý kiến khác từ cả thành viên trong nhóm cũng như đồng tu bên ngoài nhóm.

Thực ra, tôi nhận ra rằng, rất nhiều đề xuất để cải thiện đều do các đồng tu trong nhóm đưa ra, chứ không phải do tôi với vai trò điều phối. Chẳng hạn, gần đây, chúng tôi có cải thiện quy trình làm việc của nhóm địa phương. Với quy trình làm việc mới, số bài hoàn thành mỗi ngày của chúng tôi đã tăng lên rõ rệt. Ở vai trò người điều phối, tôi chỉ cần khuyến khích không khí cởi mở giữa các thành viên, đồng thời tiếp nhận các đề xuất. Đôi lúc, chấp trước là người phụ trách của tôi lại nổi lên. Nhưng thông qua học Pháp hoặc khi Sư phụ điểm hóa qua miệng của đồng tu, tôi mới nhớ ra rằng đó không phải là điều Sư phụ muốn, mà là biểu hiện cho thấy tự ngã của tôi còn rất mạnh. Là người điều phối, tôi cần tạo cơ hội cho mỗi thành viên tự bước đi trên con đường của riêng mình. Tôi hiểu rằng điều phối không phải là áp đặt lý giải hoặc ý muốn cá nhân. Các đồng tu khi hiểu sâu sắc hơn vai trò then chốt của Minh Huệ thì họ sẽ phó xuất nhiều hơn.

Sau vài năm ở vị trí điều phối, tôi nhận ra rằng, mỗi khi chúng ta hình thành được một chỉnh thể, có thể phối hợp tốt, hơn nữa dụng tâm phó xuất một cách vô tư vì hạng mục, thì những ý tưởng hay và đột phá cũng theo đó mà xuất hiện.

Mấy năm gần đây, nhờ sự an bài từ bi của Sư phụ, tôi thấy các đồng tu trẻ cũng tham gia hạng mục Minh Huệ ở địa phương chúng tôi và phát huy tác dụng tích cực, chủ động gánh vác nhiều trách nhiệm trong nhóm dịch bài, truyền thông xã hội, nhóm biên tập và các nhóm khác. Trước kia, cũng có nhiều đồng tu trẻ tham gia, nhưng đáng tiếc đã rời đi. Tôi cảm thấy điều này cũng phản ánh thiếu sót của tôi, vì ở vai trò người điều phối, lúc đó tôi đã không quan tâm nhiều đến nhu cầu hay tình huống của họ.

Khi trả lời câu hỏi của một đệ tử về hạng mục Minh Huệ, Sư phụ giảng:

“Nhất là các đệ tử Đại Pháp trẻ, cần họ nhất, nhưng họ khó trụ lại nhất; cho nên khó lắm. Tu luyện mà, nếu thật sự minh bạch [điều ấy] thì chư vị sẽ tranh nhau vào đó, nhưng mà, không ai nhìn thấy uy đức của họ, không ai nhìn thấy, âm thầm lặng lẽ.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Tôi thực sự thấy cảm kích đối với những đồng tu đã tham gia và kiên trì trụ vững trong hạng mục, bởi đó là điều Sư phụ muốn. Trong quá trình này, tôi cũng nhận ra mình còn chưa tinh tấn bằng những đồng tu trẻ này. Bất tri bất giác, quan niệm “tuổi già” lại xuất hiện trong đầu tôi. Chính vì thế, sự tham gia của các đồng tu trẻ kỳ thực cũng là động lực giúp tôi đốc thúc chính mình không ngừng học hỏi và cải thiện kỹ năng chuyên môn! Tôi cũng phải quy chính bản thân – vì khi trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, không hề có quan niệm “tuổi già” này.

Mặt khác, trong nhóm Phát thanh Minh Huệ, hầu hết các đồng tu tham gia đều là từ các hạng mục khác, đã cần mẫn phối hợp dưới sự khích lệ của người điều phối Phát thanh Minh Huệ. Lúc đó, tôi cũng hiểu được vai trò của những đồng tu này là rất then chốt. Việc này cũng nhắc nhở tôi càng cần phải khiêm tốn, cởi mở, không được coi mình quan trọng hơn người khác. Sư phụ đã an bài những đồng tu có năng lực này đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Tôi hiểu rằng một vai trò của người điều phối chính là thúc đẩy và duy trì ổn định việc giao lưu học Pháp nhóm. Môi trường chung của nhóm rất quan trọng bởi chúng tôi sống tản mát ở các thành hố khác nhau nên hiếm khi gặp mặt nhau. Đây cũng là môi trường để chia sẻ thể hội tu luyện cũng như phối hợp nhóm. Đối với tôi, ở vai trò người điều phối, đó cũng là cơ hội để hiểu rõ hơn từng thành viên trong nhóm, hoàn cảnh của họ và những vấn đề họ có thể gặp phải.

Tôi nhận ra rằng tôi đã thiếu từ bi với những thành viên mà tôi cho rằng họ không hợp tác hoặc làm không tốt. Tôi thậm chí còn nghĩ đến việc để họ rời đi. Tôi nhớ một đồng tu trong nhóm từng nhắc nhở rôi rằng, cho dù thế nào, họ đều là tài nguyên của Đại Pháp, do vậy tôi không nên dễ dàng buông bỏ họ như vậy. Chỉ cần họ vẫn còn muốn tham gia hạng mục và có thể duy trì một mức độ cam kết nhất định thì tôi nên viên dung và tìm cách sắp xếp những công việc phù hợp hơn với họ. Khi hướng nội, tôi thấy mình có tâm phán xét và kiêu ngạo.

Sự khích lệ của Sư phụ

Sư phụ giảng, khi thiền định cần:

“… tâm sinh từ bi, mang theo ý an hoà” (Đại viên Mãn Pháp)

Đọc đến đây, tôi lập tức nhận ra thiếu sót của mình. Cách đây không lâu, khi cùng các đồng tu địa phương luyện bài công pháp thứ năm, vừa ngồi xuống niệm khẩu quyết của Sư phụ, tôi liền cảm nhận được một luồng nhiệt bao phủ toàn thân. Đó chính là sự khích lệ của Sư phụ, là trường năng lượng từ bi mà Sư phụ truyền cho đệ tử. Nhưng vì bị nhân tâm phong bế nên tôi không triển hiện ra được. Những đồng tu mà tôi cho rằng làm tốt hay không tốt ấy, kỳ thực cũng là vì hạng mục mà cống hiến, chỉ là họ không phải là trụ cột trong hạng mục này, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thực hiện tốt trong các hạng mục khác. Mỗi đệ tử Đại Pháp đều đang làm tròn vai trò của mình.

Lời kết

Tôi nhận ra rằng, nhất định cần phải học Pháp tốt, khi mâu thuẫn hay suy nghĩ phụ diện xuất hiện thì phải tu bản thân, đề cao tâm tính, như vậy mới có thể điều phối tốt hạng mục. Các đồng tu đã nỗ lực và phó xuất đều giữ vai trò then chốt để hạng mục có thể thành công. Những va chạm giữa chúng tôi cũng là sự nhắc nhở và khích lệ tôi không được buông lơi trong thời kỳ quá độ sang Pháp Chính Nhân Gian này.

Vì tầng thứ có hạn, mong các đồng tu từ bi chỉ ra nếu có bất cứ điều gì không phù hợp với Pháp.

Cảm tạ Sư tôn luôn tận tụy dẫn dắt con trong suốt chặng đường. Cảm ơn sự phối hợp và hợp tác của chỉnh thể các đồng tu.

(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Minh Huệ Đa ngữ 2022)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/28/450119.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/2/204110.html

Đăng ngày 26-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share